Các nhà khoa học Trung Quốc đă phát triển một loại robot được cung cấp năng lượng bởi năo người nuôi cấy trong pḥng thí nghiệm.
Robot được gắn năo nhân tạo và chip thần kinh do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển. Ảnh: Đại học Thiên Tân
Theo trang Daily Mail, robot trên do các nhà khoa học tại Đại học Thiên Tân phát triển, hoạt động bằng cách sử dụng một cơ quan năo được nuôi cấy trong pḥng thí nghiệm, một khối tế bào và một con chip máy tính tương tác với hệ thần kinh của năo.
Robot được mô tả là một “bộ năo gắn trên một con chip” hoạt động giống như năo người, sử dụng các cảm biến và thuật toán hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) dạy robot di chuyển, cầm nắm đồ vật và tránh chướng ngại vật.
Nhóm nhà khoa học khẳng định bộ năo này có những dấu hiệu của trí thông minh tương tự năo người, giúp robot tự chuyển động các chi. Nghiên cứu có thể dẫn đến các phương pháp phục hồi tổn thương ở vỏ năo của con người và tạo ra các kỹ thuật khác để chữa lành các rối loạn thần kinh.
Nhóm nhà khoa đă sử dụng tế bào gốc của người – một loại tế bào h́nh thành mô năo trong cơ thể – để phát triển bộ năo này. Họ ghép bộ năo vào một con chip máy tính truyền lệnh đến cơ thể của robot. Đây là kết hợp giữa tế bào người và chip máy tính hoạt động giống như năo người.
Robot sử dụng giao diện năo-máy tính (BCI) kết hợp các tín hiệu điện phát ra từ năo với chip máy tính. Giao diện này là hệ thống tương tự được sử dụng để tạo ra chip Neuralink của tỷ phú Elon Musk, từng được cấy ghép vào năo của một bệnh nhân, cho phép người này điều khiển máy tính bằng suy nghĩ.
Thiết bị của Neuralink được cung cấp năng lượng bởi một con chip tùy chỉnh bên trong bộ phận cấy ghép, xử lư tín hiệu và truyền chúng đến máy tính thông qua kết nối Bluetooth tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc chưa chia sẻ cách robot của họ truyền tín hiệu.
Ông Ming Dong, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ rằng để tạo ra “cỗ máy sống” này, nhóm nghiên cứu đă sử dụng tế bào gốc đa năng - một loại tế bào tồn tại trong quá tŕnh phát triển phôi sớm - để h́nh thành organoid phân chia thành các loại tế bào khác nhau được t́m thấy trong năo, bao gồm cả mô. Organoid là các cấu trúc giống với cơ quan ba chiều được nuôi cấy trong pḥng thí nghiệm, tự tổ chức được tạo ra từ tế bào gốc.
Các nhà khoa học đă nuôi cấy tế bào gốc này trong khoảng một tháng cho đến khi chúng h́nh thành các đặc điểm như tế bào thần kinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ cách huấn luyện organoid để robot biết khi nào nên thực hiện các nhiệm vụ.
Nhóm nghiên cứu cho biết công nghệ này vẫn phải đối mặt với “những nút thắt” như sự phát triển chậm và nguồn cung chất dinh dưỡng không đủ, bao gồm chất chống ôxy hóa, chất xơ và khoáng chất.
Khi các organoid được cấy ghép vào năo, chúng được kết nối chức năng xử lư bằng siêu âm cường độ thấp. Kích thích siêu âm cường độ thấp sẽ tái tạo các mô của người để tạo thành các tế bào thần kinh gửi thông điệp từ năo, cho phép robot di chuyển tự động.
Các nhà nghiên cứu giải thích robot không có mắt và chỉ phản ứng thông qua các tín hiệu điện và cảm biến do các tế bào thần kinh gửi đi.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, cấy ghép tế bào gốc của người được coi là một chiến lược đầy hứa hẹn trong phục hồi chức năng năo, thông qua việc thay thế các tế bào thần kinh đă mất và tái tạo các mạch thần kinh mới.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển và vẫn chưa rơ liệu các cơ quan dạng này có thể được sử dụng để sửa chữa hoặc tái tạo các mô năo bị tổn thương hay không.
Nghiên cứu mới được công bố vài ngày sau khi các nhà khoa học Nhật Bản ghép mô da người và cấu trúc dây chằng da lên mặt một con robot để thể hiện cảm xúc giống con người.
Các chuyên gia đă tạo ra những lỗ thủng đặc biệt trên khuôn mặt của robot, giúp lớp da bám chặt. Ảnh: Daily Mail
Các nhà khoa học tại Đại học Tokyo đă công bố đoạn video cho thấy khuôn mặt cười của robot được tạo ra từ da người nuôi cấy trong pḥng thí nghiệm. Theo nhóm nghiên cứu, robot có da thật không chỉ có ngoại h́nh ngày càng giống người thật, mà c̣n có thể tự chữa lành nếu bị hư hại.