Theo như loại tên lửa tầm xa được sử dụng là ATACMS do Mỹ sản xuất, có tầm bắn lên tới 300 km được Tổng thống Joe Biden đă dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn này công sâu vào lănh thổ Nga, đây là lần đầu tiên ông Biden cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa vào bên trong lănh thổ Nga, song chỉ giới hạn ở khu vực Kursk.
Giới quan sát nhận định việc Nhà Trắng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa là một cách Mỹ phản ứng trước động thái Triều Tiên gửi quân tới Nga.
Truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Tổng thống Joe Biden đă dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lănh thổ Nga. Loại tên lửa được sử dụng là ATACMS do Mỹ sản xuất, có tầm bắn lên tới 300 km.
Theo truyền thông Mỹ, đây là lần đầu tiên ông Biden cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa vào bên trong lănh thổ Nga, song chỉ giới hạn ở khu vực Kursk.
Guardian nhận định quyết định này nhằm đáp trả động thái lính Triều Tiên hiện diện tại đất Nga. Các quan chức Mỹ cho biết vũ khí này như một thông điệp gửi tới Triều Tiên và ông Biden có thể “bật đèn xanh” cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp ở cả những nơi khác ngoài Kursk trong 2 tháng tại nhiệm c̣n lại.
ATACMS - hệ thống tên lửa chiến thuật của quân đội Mỹ. Ảnh: South Korea’s Joint Chiefs of Staff.
Các đợt chiến đấu đầu tiên có tên lửa ATACMS có thể diễn ra trong vài ngày tới. Quyết định này được cho là không áp dụng với tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp. Kiev chỉ ra họ muốn dùng Storm Shadow nhắm tới các căn cứ không quân được sử dụng để tấn công Ukraine, thay v́ ở Kursk. Nhà Trắng và Phố Downing đă từ chối b́nh luận.
Không rơ liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump, người trước đây chỉ trích quy mô viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine, có t́m cách đảo ngược quyết định mới nhất của ông Biden hay không.
Mặc dù Nhà Trắng chưa xác nhận thông tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đă ngầm ám chỉ những đồn đoán là thật. Ông cho hay mọi thay đổi trong chính sách sẽ hiện rơ trên chiến trường, thay v́ tuyên bố công khai.
Về phần ḿnh, ông Vladimir Dzhabarov - Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Các vấn đề Quốc tế thuộc Thượng viện Nga - cảnh báo Moscow sẽ phản ứng ngay lập tức. "Đây là một bước tiến lớn hướng tới leo thang xung đột" - tờ TASS dẫn lời ông Dzhabarov.
Hồi tháng 10, có thông tin Triều Tiên gửi khoảng 10.000 quân đến Nga tham gia xung đột với Ukraine. Kể từ đó, lính Triều Tiên được cho là đă bố trí tại Kursk và chuẩn bị cùng quân Nga phản công giành lại khu vực này, với tổng số binh sĩ lên tới 50.000 người. Một số báo cáo tiết lộ Triều Tiên sẵn sàng gửi tới 100.000 quân nếu liên minh giữa hai nước được củng cố.
Trước đó, hôm 17-11, Kiev cho biết Nga đă điều khoảng 120 tên lửa và 90 máy bay không người lái nhắm vào nhiều khu vực khắp Ukraine. Đây là đợt tấn công bằng tên lửa - máy bay không người lái lớn nhất kể từ tháng 8 và đợt tấn công lớn đầu tiên kể từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5-11.