Các chiến lược gia của JPMorgan cho biết các nhà đầu tư có thể đă nhầm nếu nghĩ rằng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lăi suất sẽ tạo động lực mới thúc đẩy cổ phiếu.
Trong một nghiên cứu gần đây, các chiến lược gia của JPMorgan do Mislav Matejka đứng đầu cho biết, việc Fed chịu cắt giảm lăi suất một phần là để ứng phó với nền kinh tế đang chậm lại. Điều này có thể làm vô hiệu hoá những tác động tích cực đối với cổ phiếu.
“Fed sẽ bắt đầu nới lỏng, như một phản ứng với tăng trưởng suy yếu. Điều này có thể không đủ để thúc đẩy mức tăng giá tiếp theo (của chứng khoán)”, các chiến lược gia viết.
Ngoài ra, JPMorgan cho biết: "Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, tháng 9 thường là một giai đoạn đầy thách thức đối với cổ phiếu".
Quan điểm của JPMorgan trái ngược với các dự báo lạc quan cho rằng thị trường chứng khoán sẽ tăng sau khi Fed cắt giảm lăi suất. Chẳng hạn, nhà phân tích của Wells Fargo gần đây đă chỉ ra rằng cổ phiếu sẽ có một đợt tăng giá chưa từng thấy trong 30 năm sau khi Fed nới lỏng chính sách.
Theo Giám đốc chiến lược đầu tư toàn cầu Paul Christopher, thị trường hiện tại có nhiều điểm tương đồng với giai đoạn năm 1995. Với việc Fed chủ động cắt giảm trong bối cảnh GDP ổn định, khả năng chứng khoán tăng giá có vẻ khả thi.
Trong khi đó, chiến lược gia kỳ cựu Jim Paulson cho rằng động thái xoay trục của Fed sẽ mở cánh cửa cho một "thị trường tăng giá chưa từng có". V́ sau khi Fed cắt giảm lăi suất, tăng trưởng tiền tệ nhanh hơn, lợi suất trái phiếu giảm, thúc đẩy sự tự tin của lĩnh vực tư.
Báo cáo việc làm phi nông nghiệp vào ngày 6/9 tới sẽ là thông tin đầu vào quan trọng tiếp theo cho Fed. Hiện Fed đang được dự đoán sẽ cắt giảm lăi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách vào cuối tháng 9.
Nếu báo cáo việc làm tháng 8 đặc biệt yếu, dư luận sẽ lại xuất hiện những lời kêu gọi cắt giảm lăi suất sâu hơn vào tháng 9 và tốc độ cắt giảm nhanh hơn trong hai cuộc họp c̣n lại trong năm nay.
VietBF@ Sưu tập