Việc SMIC sản xuất được chip 7nm có thể làm nguồn cung ứng cho thị trường chip cao cấp trở nên đa dạng hơn và ổn định hơn so với việc phụ thuộc vào TSMC và Samsung.
Trong khi các nhà lập pháp Mỹ có thể lo lắng về việc Trung Quốc đang tăng tốc khả năng tự chủ sản xuất chip, người tiêu dùng Mỹ lại có thể là người hưởng lợi từ điều này khi nó có thể giúp hạ giá thành cũng như cắt giảm chi phí.
Mới đây, hăng Huawei Technologies cùng với đối tác là hăng đúc chip Trung Quốc SMIC đă khiến các chuyên gia trong ngành công nghệ kinh ngạc khi họ có thể tự sản xuất được các bộ xử lư 7nm cho smartphone flagship mới nhất của hăng, Mate 60 Pro.
Yogesh Choudhary, CEO của công ty phần mềm FieldCircle, cho biết: "Nước Mỹ phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài để có được nguồn cung chip. Trong bối cảnh đó, nếu Trung Quốc có thể tự sản xuất được, chuỗi cung ứng sẽ được ổn định và giảm thiểu khả năng gián đoạn. Kết quả là giá cả sẽ ít biến động hơn và người dùng Mỹ sẽ liên tục có được các sản phẩm công nghệ với mức giá dễ chấp nhận hơn."
Một người dùng trên tay Huawei Mate 60 Pro
Sự bất ngờ của ngành chip
Điều làm các chuyên gia trong ngành bất ngờ là cả Huawei và SMIC đều đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Các biện pháp hạn chế xuất khẩu công nghệ của Mỹ khiến cả hai công ty không được tiếp cận với các thiết bị và công nghệ sản xuất chip mới nhất. Chính v́ vậy, việc ra mắt Huawei Mate 60 Pro cùng với bộ xử lư Kirin 9000s – con chip 7nm đầu tiên của Huawei được sản xuất tại Trung Quốc – là một dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc giảm phụ thuộc vào các công nghệ Mỹ.
Hiện tại các công nghệ sản xuất chip mới nhất trên thị trường đang đạt tới tiến tŕnh 3nm và được sản xuất bởi hăng đúc chip lớn nhất thế giới TSMC. Tuy nhiên, khả năng sản xuất của TSMC cũng có giới hạn và một ḿnh Apple gần như đă đặt hàng toàn bộ năng lực sản xuất chip 3nm của TSMC.
Bất chấp lệnh cấm vận từ Mỹ, SMIC mất 2 năm để đạt tới tiến tŕnh 7nm. Trong khi đó, theo Long Le, chuyên gia về kinh doanh quốc tế của trường kinh doanh Leavey tại Đại học Santa Clara cho biết, hăng TSMC mất 3 năm c̣n hăng Samsung mất 5 năm để đạt tới tiến tŕnh tương tự.
Ông cho biết thêm: "Tôi cho rằng sự tiến bộ này sẽ giúp cho ngành công nghiệp bán dẫn tiên tiến của Mỹ nếu như SMIC quyết định bán các chip 7nm đó cho các công ty công nghệ Mỹ, những người cần các con chip như vậy cho sản phẩm của họ."
Thậm chí nếu nước Mỹ muốn phát triển năng lực sản xuất để tạo ra các con chip như vậy với sự giúp đỡ của TSMC, họ cũng không thể cạnh tranh nổi với năng lực sản xuất công nghệ của Trung Quốc. Ông Le cũng cho biết, ḿnh sẽ không ngạc nhiên nếu SMIC xây dựng các con chip trên công nghệ 7nm hiện tại và một phiên bản 7nm tốt hơn cho các công ty nội địa và đối tác công nghệ phương Tây.
Các rủi ro tiềm ẩn
Các chip Trung Quốc có thể giúp hạ giá thành sản phẩm, nhưng đánh đổi với điều đó lại là một rủi ro tiềm ẩn khác. CEO Captiur và là nhà phân tích công nghệ Bob Bilbruck cho biết, nếu các chip Trung Quốc t́m cách hiện diện tại thị trường Mỹ, nó có thể gây ra các rủi ro về ṛ rỉ thông tin và an ninh quốc gia cho Mỹ.
Trong khi các chuyên gia dự báo rằng Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trong lĩnh vực sản xuất chip truyền thống, vốn vẫn có chỗ đứng không nhỏ trên thị trường, bộ xử lư Kirin 9000s cho thấy SMIC có thể sao chép và bắt chước các con chip tiên tiến hơn. Theo ông Le, một phần thành công của Trung Quốc đến từ tuyển dụng các cựu lănh đạo cấp cao từ những công ty của Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất chip.
Ông cho biết thêm: "Sẽ không có ǵ ngạc nhiên khi SMIC có thể cung cấp số lượng lớn các chip tiên tiến với tỷ suất lợi nhuận thấp hơn cho các công ty công nghệ Mỹ cũng đang cần và mong muốn có các sản phẩm này."
"Ví dụ SMIC có thể thiết lập xưởng đúc chip, cung cấp công nghệ thiết kế và các giải pháp sản xuất số lượng lớn với mức giá cạnh tranh cho các công ty Mỹ, những người cần nguồn cung ổn định các chip tiên tiến." Ông Lê nhấn mạnh.
VietBF@ Sưu tập