Đập Tam Hiệp là con dập mà suốt trong thời gian vừa qua mọi người quan tâm v́ lũ lụt lich sử. Mới phát hiện gây kinh ngạc ở khu vực đập Tam Hiệp.
Phát hiện gần đây của các nhà khảo cổ cho thấy, khu vực đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc có những hóa thạch của những sinh vật vốn sống ở... dưới đáy đại dương.
Dạng sống cổ xưa ở dưới đại dương có h́nh dạng giống chiếc lá.
Các nhà khảo cổ gần đây phát hiện hóa thạch sinh vật biển tuyệt chủng có niên đại cách đây 550 triệu năm ở khu vực đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, đây là phát hiện của nhóm nghiên cứu của Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh, Viện Khoa học Trung Quốc (NIGPAS), phối hợp cùng các chuyên gia Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đă t́m thấy hóa thạch của 4 loài sinh vật từng sống dưới đáy đại dương cách đây 550 triệu năm, ở quần thể Shibantan, thuộc khu vực đập Tam Hiệp thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Các hóa thạch h́nh chiếc lá này thực chất là sinh vật đời đầu, sống ở dưới đáy đại dương cổ xưa, nay đă tuyệt chủng. “Chúng có chiều dài cơ thể khoảng 10cm, trông giống như chiếc lá”, Pang Ke, phó giáo sư ở NIGPASm nói với Tân Hoa Xă.
Hóa thạch 550 triệu năm tuổi mà các nhà khảo cổ Trung Quốc và Mỹ mới t́m thấy.
Những “chiếc lá” này có mút tṛn để bám vào đáy biển. Phần "thân" và "lá" đứng thẳng ở dưới nước. Chúng thường lắc lư theo làn nước dưới biển. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng chúng kiếm ăn bằng cách hấp thụ các hạt nhỏ chất hữu cơ từ nước biển khi lay động.
Theo NIGPAS, những sinh vật này tồn tại ở giai đoạn phát triển rực rỡ của Kỷ Cambri, là giai đoạn bùng nổ các sinh vật đa bào.
550 triệu năm trước, những "chiếc lá" sống dưới đáy biển này là một nhóm sinh vật đặc biệt lớn và phổ biến. Ngày nay, người ta biết rất ít về các đặc tính sinh học của chúng, nhóm nghiên cứu cho biết.
‘Làm sáng tỏ bí ẩn về những “chiếc lá" cổ đại này có thể cung cấp manh mối quan trọng về sự tiến hóa của sự sống sơ khai’, ông Pang nói trên Tân Hoa Xă.
VietBF@ sưu tầm.