Mới đây, một nam công nhân xây dựng tại Hà Nội đă bị cháy sém toàn thân, tổn thương nhiều cơ quan và có nguy cơ bị mù mắt do điện thoại phát nổ khi anh này vừa sạc pin vừa sử dụng. Gia đ́nh đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Việt Đức để cấp cứu, loại bỏ nhiều dị vật trên cơ thể. Tuy nhiên, do 2 mắt của người bệnh không nh́n thấy nên được chuyển sang Khoa Mắt (Bệnh viện Bạch Mai) điều trị.
Qua thăm khám, các bác sỹ phát hiện rất nhiều dị vật trong mắt: Dị vật giác mạc và nội nhăn gây đục thể thủy tinh bong vơng mạc. Bệnh nhân có chỉ định mổ lấy dị vật giác mạc, nội nhăn và lấy thể thủy tinh. Theo các bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai, khả năng hồi phục thị lực của bệnh nhân là rất thấp, nguy cơ mù cao, mất khả năng lao động. Ngoài mắt, tay trái của bệnh nhân cũng bị găy phải xử lư nẹp đinh, thủng màng nhĩ 2 bên và lấy được nhiều dị vật thủy tinh trên mặt.
Trong những năm trước đó cũng đă xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm do điện thoại phát nổ. Ngày 14/10/2021, em N.V.Q. - học sinh lớp 5 Trường tiểu học Nam Anh, huyện Nam Đàn đang vừa học online vừa sạc điện thoại ở nhà th́ chiếc điện thoại phát nổ, khiến em tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Ngày 28/2/2021, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhân Trần Minh Chí (12 tuổi, trú tại xă Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) trong t́nh trạng chấn thương dập nát bàn tay trái, mất 2 ngón tay 4-5, mất rất nhiều da cơ. Nguyên nhân dẫn đến sự việc là do thấy điện thoại của mẹ gần hết pin nên Chí cắm sạc. Trong lúc đang sạc, Chí cầm điện thoại để chơi tṛ chơi được khoảng 10 phút th́ điện thoại nóng dần lên và phát nổ.
Có thể nói, ngày nay, điện thoại thông minh đă trở thành “vật bất ly thân” đối với nhiều người, điện thoại không chỉ phục vụ mục đích kết nối mà c̣n đáp ứng nhu cầu công việc, giải trí và cả học tập. Tuy nhiên, cũng chính v́ tính chất “đa zi năng” của điện thoại như vậy, cho nên tần suất, thời gian sử dụng điện thoại thông minh cũng ngày một nhiều khiến viên pin nhỏ bé không đủ đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Cũng bởi vậy, trong nhiều trường hợp, dù biết nguy cơ xảy ra cháy nổ khi vừa sử dụng vừa sạc pin điện thoại có thể xảy ra, nhưng người dùng vẫn “tặc lưỡi” cho qua. Đó cũng là tâm lư chủ quan của một bộ phận không nhỏ người dùng khi cho rằng “đen lắm th́ dính”, “điện thoại xịn chắc không sao đâu”.
Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra cháy nổ khi vừa sạc vừa sử dụng điện thoại có thể xảy đến với bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Do vậy, cần loại bỏ ngay tâm lư chủ quan, lơ là, coi thường sự an toàn của chính bản thân ḿnh và những người xung quanh.
Ngoài ra, trong nhiều vụ cháy nổ điện thoại gây thương tích, thậm chí tử vong cho người sử dụng, có nhiều nạn nhân là trẻ em, học sinh. Đây là điều rất đáng tiếc, bởi ở lứa tuổi này, đa phần các em chưa có đủ nhận thức, kiến thức cũng như kỹ năng để nhận diện nguy cơ, pḥng, tránh tai nạn thương tích gây ra do cháy nổ điện thoại.
Do vậy, vai tṛ của nhà trường, gia đ́nh trong việc quản lư, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống cho các em là rất quan trọng, đặc biệt trong việc sử dụng các thiết bị điện, điện tử có nguy cơ gây tai nạn cháy nổ.
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn khi vừa sạc pin vừa dùng điện thoại. Thứ nhất, nếu sử dụng điện thoại khi đang sạc pin, th́ điện thoại sẽ phải tiêu thụ một nguồn năng lượng lớn, nếu không có hệ thống ngắt tự động th́ pin sẽ nóng lên và đến một mức nào đó sẽ phát nổ. Trường hợp này dễ xảy ra với các ḍng điện thoại không có chế độ tự ngắt nguồn điện khi pin nóng.
Thứ hai, sử dụng pin, cục sạc, dây sạc trôi nổi không rơ nguồn gốc. Những bộ sạc kém chất lượng, không đáp ứng đúng, đủ tiêu chuẩn dành cho điện thoại sẽ gây lỗi pin hoặc cung cấp ḍng điện lớn hơn khả năng tiếp nhận của máy. Từ đó, dễ dẫn đến t́nh trạng hỏng hóc, thậm chí pin phát nổ sau một thời gian sử dụng.
Ngoài ra, khi sử dụng điện thoại để chơi game, có nhiều game nặng làm cho bộ nhớ bị quá tải. Cho nên nếu chơi những loại game này trong thời gian dài trong lúc đang sạc pin sẽ khiến cho nhiệt độ pin tăng lên làm pin không c̣n chịu được sức nóng dẫn đến phát nổ. Bên cạnh đó, sạc pin tại khu vực có có nhiệt độ cao cũng dễ khiến điện thoại nổ v́ quá nóng.
|
|