Mới đây, các nhà nghiên cứu đă chỉ ra 3 yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, thậm chí để lại các biến chứng và tàn tật nghiêm trọng hơn hẳn so với các nguyên nhân thường biết.
Cao huyết áp là yếu tố “đáng gờm”
Một nghiên cứu được tiến hành với sự tham gia của gần 27.000 người lớn có độ tuổi trung b́nh là 62, một nửa trong số họ đă từng bị đột quỵ. Trong số đó, có khoảng 4.850 người bị đột quỵ nghiêm trọng (không thể tự đi lại hoặc tự thực hiện các công việc hằng ngày như ăn uống, mặc quần áo), theo Everyday Health.
Chứng rung nhĩ có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần so với những người không bị bệnh này
ẢNH MINH HỌA: PEXELS
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 3 yếu tố liên quan tới nguy cơ đột quỵ và biến chứng nghiêm trọng sau đột quỵ là:
Cao huyết áp.
Rung nhĩ.
Hút thuốc lá.
Các chuyên gia trong nghiên cứu chỉ ra, rung nhĩ - một bệnh lư làm nhịp tim tăng nhanh và không đều - có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần so với những người không bị bệnh này.
Những người bị huyết áp cao có khả năng đột quỵ nghiêm trọng cao hơn gấp 3 lần so với những người không mắc bệnh lư này; tương tự, là cao gần gấp 2 lần ở nhóm người có thói quen hút thuốc lá.
“Những phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát huyết áp cao - một nguy cơ có tính chất biến đổi quan trọng nhất đối với chứng đột quỵ trên toàn cầu - cùng với việc kiểm soát rung nhĩ và tránh hút thuốc lá”, tiến sĩ - bác sĩ Catriona Reddin, Đại học Galway (Ireland), tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ.
Theo bác sĩ Joshua Z. Willey, giáo sư thần kinh học tại Trung tâm y tế Irving thuộc Đại học Columbia (New York, Mỹ), một phần lư do khiến huyết áp cao có thể có tác động lớn đến nguy cơ tử vong và tàn tật là do loại đột quỵ mà nó có thể gây ra: “Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ xuất huyết, nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. Đột quỵ xuất huyết xảy ra do mạch máu năo bị vỡ, ít phổ biến hơn so với đột quỵ do thiếu máu cục bộ - xảy ra khi có cục máu đông chặn ḍng máu đến năo”.
Cách ngăn ngừa đột quỵ
Phó giáo sư - tiến sĩ Trudy Gaillard, nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc tế Florida (Mỹ), cho biết: “Điều quan trọng nhất mà một người có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ là quản lư và kiểm soát các t́nh trạng sức khỏe măn tính”.
Bác sĩ Willey cho biết, việc dùng thuốc để hạ huyết áp và thuốc làm loăng máu để điều trị rung nhĩ đều có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Các việc được khuyến khích thực hiện c̣n bao gồm: Bỏ thuốc lá; dành 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động cường độ vừa phải như đi bộ nhanh; áp dụng chế độ ăn tốt cho tim chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải, tập trung nạp vào protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt…
VietBFsưu tập