Châu Âu phải vật lộn với lạm phát tăng vọt và chi phí nhập khẩu năng lượng tăng cao, trong khi đó Mỹ vẫn là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất.
Sputnik dẫn lại dữ liệu của Eurostat cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đă phải trả thêm ít nhất 199 tỷ USD cho nhập khẩu khí đốt kể từ khi khối này áp đặt các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu năng lượng từ Nga.
Theo dữ liệu của Eurostat, kể từ tháng 2/2022, sau khi EU bắt đầu áp đặt các lệnh cấm vận đối Moskva, chi tiêu nhập khẩu khí đốt của khối này hàng tháng đă tăng lên 16,3 tỷ USD. Trong số này, 8,3 tỷ USD dành cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), hơn 8 tỷ USD c̣n lại cho khí đốt thông qua các đường ống dẫn khí.
Trong những năm trước đó, EU chỉ mất khoảng 6,3 tỷ USD cho việc nhập khí đốt hàng tháng.
Eurostat ước tính các quốc gia thành viên EU trong ṿng 20 tháng đă chi tổng cộng 328 tỷ USD cho nhập khẩu khí đốt. (Ảnh: Reuters)
Từ con số trên, Eurostat ước tính các quốc gia thành viên EU trong ṿng 20 tháng đă chi tổng cộng 328 tỷ USD cho nhập khẩu khí đốt. Nhập khẩu khí đốt của EU luôn có xu hướng tăng theo thời gian điều này càng khiến khối mất thêm nhiều tiền.
Trong khi châu Âu đang đối mặt với việc các lệnh trừng phạt phản tác dụng áp đặt lên Nga, th́ Mỹ lại thu về khoản lợi nhuận ước tính trị giá 57 tỷ USD. Các quốc gia khác được hưởng lợi từ nhập khẩu khí đốt của EU c̣n có Anh (29,1 tỷ USD), Na Uy (25,8 tỷ USD) và Algeria (22,6 tỷ USD).
Mặt khác, Nga dù hứng chịu các lệnh cấm vận từ EU những vẫn xuất khẩu được 15 tỷ USD khí đốt cho khối này
Trước cuộc khủng hoảng Ukraine, châu Âu mỗi năm nhập khẩu khoảng 40% lượng khí đốt từ Nga. Sau chiến dịch quân sự đặc biệt, Brussels đă đưa ra hàng trăm gói trừng phạt nhằm vào Nga.
Xung đột ở Ukraine và các hạn chế trừng phạt đă dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tăng giá năng lượng trên toàn thế giới. Các nước phương Tây và các đồng minh của họ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng và phải vật lộn để lấp đầy các kho dự trữ khí đốt của ḿnh.
Nh́n chung, các biện pháp trừng phạt đối Nga đang tạo nên các cuộc khủng hoảng ở châu Âu, từ lạm phát, lo ngại suy thoái kinh tế, đến quá tŕnh phi công nghiệp hóa ở nhiều quốc gia được xem là đầu tàu kinh tế của khối.
Ngân hàng Thế giới trong một báo cáo vào tháng 8/2023 rằng, vào cuối năm 2022, tài sản của Nga tính theo sức mua tương đương (PPP) lần đầu tiên đă vượt quá 5.000 tỷ USD - vượt lên trên ba nền kinh tế lớn nhất Tây Âu , đó là Pháp, Anh và Đức.
VietBF@ Sưu tập