Đưa vợ con từ Mỹ trở về Việt Nam trước sự ngạc nhiên của bạn bè, Huỳnh Hoài Nguyên giải thích ngắn gọn, rằng đó là cơ hội kép của anh: được về quê mẹ và chinh phục môi trường mới.
Đi sang Mỹ năm 1995 ở tuổi 20, Hoài Nguyên - tên thường gọi là Mark Huỳnh - đă làm việc cho nhiều công ty ở Bắc Mỹ và châu Á. Năm ngoái anh quyết định đưa gia đ́nh về Việt Nam làm việc.
Hiện Mark Huỳnh là Giám đốc điều hành Công ty Etigo, chuyên về hệ thống ERP, quản lư và hoạch định tài nguyên doanh nghiệp.
Nói tiếng mẹ đẻ c̣n đôi chỗ ngập ngừng, thỉnh thoảng phải chêm vào vài từ tiếng Anh, nhưng Mark Huỳnh với vẻ mặt rạng rỡ khoe rằng tiếng Việt của anh giờ đă tốt hơn ngày đầu tiên về nước rất nhiều.
Mark Huỳnh cho biết ERP là cách quản lư doanh nghiệp bằng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Những doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là các công ty có tham vọng mở rộng kinh doanh, chuyển thành tập đoàn kinh tế, nếu áp dụng thành công ERP có thể quản lư công việc từ xa, tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất, tăng tính cạnh tranh.
Việt kiều Mỹ, Mark Huynh (Huỳnh Hoài Nguyên) cùng vợ dự buổi họp mặt kiều bào mừng xuân năm 2011. Ảnh: Vũ Lê.
Nhận thấy đây là mảng kinh doanh có thể phát triển ở Việt Nam, anh đă khảo sát và thăm ḍ thị trường. Mark Huỳnh đánh giá, sau 20 năm đổi mới, các doanh nghiệp Việt Nam có mô h́nh giống như một cỗ xe ngựa, toa xe càng nặng và cồng kềnh th́ không thể dùng sức kéo thủ công. Một năm ở trong thị trường này, Huỳnh từ chỗ không được ai biết, nay đă được khách hàng tự t́m đến đặt hàng.
"Tôi muốn cùng doanh nghiệp trong nước thay đổi hệ thống quản lư, t́m công thức cho sự phát triển bền vững. V́ thị trường ERP tại TP HCM c̣n rất mới mẻ, nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít chướng ngại vật nên tôi muốn thử sức ở vai tṛ người mở đường", anh nói về lư do thôi thúc ḿnh trở về Việt Nam.
Niềm vui khi trở về là t́nh cảm ấm áp từ ngoài gia đ́nh nhỏ của ḿnh và từ ông bà ngoại của các cháu. Anh được hội ngộ với bạn bè xưa, ôn chuyện cũ. Gặp nhiều người quen từ Mỹ lội ngược ḍng về quê cha đất tổ làm ăn, anh kể: "Bạn bè tôi kinh doanh nhiều ngành nghề tại Việt Nam, từ bảo vệ online, kinh doanh sản xuất, dịch vụ đến công nghệ, phần mềm... Tôi cũng tin rằng cơ hội của ḿnh là ở đây".
Gia đ́nh hạnh phúc của Mark Huỳnh tại Việt Nam. Ảnh: H.T.
Trở lại quê hương, Huỳnh nhận ra hàng loạt sự khác biệt văn hóa khá lớn giữa châu Á và châu Mỹ. Từ thủ tục hành chính, chuẩn mực giao tiếp xă hội, văn hóa gia đ́nnh đến nền giáo dục. Anh thừa nhận chính ḿnh cũng phải nỗ lực tái hội nhập, không ngừng học hỏi để thích nghi, kể cả việc dạy dỗ con cái.
Ông bố hai con cũng chia sẻ niềm hạnh phúc khi con trai anh bắt đầu nói được tiếng Việt. "Cháu nói tiếng Việt khiến tôi thấy tự hào. Tiếng mẹ đẻ là cánh cửa giao tiếp, nếu bị hạn chế th́ đó là bức tường ngăn cách rất đáng tiếc", anh nói.
Huỳnh kể thêm, cháu nhỏ nhất nhà anh sinh ra tại Việt Nam đă được hơn một tuổi. Diễm phúc của cháu là nhận được sự chăm sóc, yêu thương hết mực của ông bà ngoại. Điều mà ở xứ người, con anh sẽ không thể có được v́ cách trở xa xôi. Rồi anh kể thêm, bố anh đă ngoài 80 tuổi, đi nước ngoài từ năm 1988, cũng có ư định về Việt Nam khi thấy con trai về quê hương làm việc.
Theo chồng trở lại Việt Nam, vợ anh là Tina Thiên Nga Nguyễn cũng tham gia mở một khách sạn ở TP HCM. Đứng giữa khu nhà được trang trí bằng nhiều họa tiết mộc mạc của văn hóa Việt, chị nói: "Cũng như chồng, tôi hạnh phúc v́ đă trở về".
Hà Thanh
VNExpress