Xem điện thoại di động sau khi thức dậy có thể khiến năo phân tâm, tăng căng thẳng và giảm nhận thức về lâu dài.
Nằm nghiêng và với lấy điện thoại khi thức dậy là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, thói quen này có thể làm gián đoạn quá tŕnh chuyển đổi trạng thái thức dậy b́nh thường của năo.
Tăng căng thẳng
Có 5 loại sóng năo khác nhau với tần số từ cao đến thấp gồm gamma, beta, alpha, theta, delta. Sóng năo delta liên quan đến giấc ngủ sâu, trong khi sóng năo theta là trạng thái thư giăn sâu, ngủ nông. Khi sử dụng điện thoại thông minh vào buổi sáng, năo bỏ qua sóng năo theta và chuyển sang dạng sóng năo beta gây căng thẳng.
Nghiên cứu từ Trường Đại học Gothenburg (Thụy Điển) cho thấy sử dụng điện thoại di động thường xuyên có liên quan trực tiếp đến nguy cơ rối loạn giấc ngủ, triệu chứng trầm cảm cao hơn ở nam và nữ thanh niên.
Tâm lư nghiện điện thoại
Năo giải phóng dopamine khi xem thông tin trên mạng xă hội lúc vừa thức dậy. Loại hormone này khiến năo khuyến khích lặp lại các hành động để tạo cảm giác sảng khoái và dẫn đến thói quen nghiện điện thoại. Theo Đại học Waterloo (Canada), người sử dụng điện thoại di động thường lười suy nghĩ hơn người đọc sách.
Dễ phân tâm
Khi mới thức dậy, nồng độ cortisol bắt đầu tăng từ từ để năo tỉnh táo hoàn toàn và giúp cơ thể sẵn sàng cho ngày mới. Nhưng nh́n vào điện thoại ngay có thể kích hoạt tăng lượng dopamine. Điều này ảnh hưởng đến trạng thái b́nh thường của cơ thể khi thức dậy và tác động xấu đến mức năng lượng, tâm trạng.
Năo có thể mất tập trung bởi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin trước khi hoàn toàn tỉnh táo. Do đó, các hoạt động buổi sáng có thể bị tŕ hoăn, giảm hiệu suất làm việc.
Giảm năng lực nhận thức
Nghiên cứu năm 2017 của Trường Đại học Texas (Mỹ) ghi nhận khả năng nhận thức giảm đáng kể mỗi khi có điện thoại thông minh trong tầm tay, ngay cả khi điện thoại tắt. Các nhà nghiên cứu gọi hiệu ứng này là "giả thuyết chảy máu chất xám". Ngoài ra, sử dụng điện thoại có liên quan đến giảm trí nhớ khi làm việc và góp phần gây ra t́nh trạng FOMO - nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội.
Đọc hiểu kém hơn
Cách đọc văn bản trực tuyến khác với đọc sách, báo, tạp chí. Đối với nhiều người, đọc lướt qua các bài viết trực tuyến để t́m những điểm chính là điều b́nh thường. Từ cách đọc này, các chuyên gia chỉ ra rằng chúng ta hiểu ít hơn về những ǵ đọc trên mạng so với những ǵ đọc trên báo in.
Nghiên cứu năm 2020, với hơn 2.000 người tham gia, của Trường Đại học Showa (Nhật Bản) cho thấy đọc thông tin trên thiết bị điện tử khiến khả năng đọc hiểu của một người kém hơn.
|