(Minh họa)
Cuộc tổng tuyển cử vô tiền khoáng hậu của Mỹ đă kết thúc: Ông Donald Trump trở lại Ṭa Bạch Ốc một cách ngoạn mục, đảng Cộng Ḥa chiếm đa số ở Thượng Viện và trên đà tiến tới làm chủ cả Hạ Viện. Cùng với một Tối Cao Pháp Viện do các thẩm phán bảo thủ chiếm đa số tuyệt đối, quyền lực được thu về một mối nằm trong tay ông Donald Trump. Đó là điềm lành hay thách thức mới cho thể chế dân chủ tự do của nước Mỹ?
Cho đến nay, sau 250 năm kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ vẫn là kiểu mẫu cho thế giới về thể chế dân chủ:
đa đảng, tam quyền phân lập, truyền thông tự do và
độc lập, tạo dựng lên cái gọi là
cơ chế kiểm tra và cân bằng. Nước Mỹ có nhiều đảng chính trị, kể cả đảng Cộng Sản, nhưng hai đảng lớn nhất, đảng Cộng Ḥa và đảng Dân Chủ, thay nhau đứng ra điều hành đất nước. Hễ đảng này cầm quyền th́ đảng kia sẽ ở thế đối lập, đảng này nắm hành pháp (Tổng thống) th́ đảng kia nắm lập pháp (Quốc hội) và ngược lại…
Cách tổ chức hệ thống chính trị như vậy không phải là để gây chia rẽ mà nhằm kiểm soát quyền lực, không cho phép một cá nhân, một đảng phái thâu tóm toàn bộ quyền lực để trở thành độc tài chuyên chế. Cũng giống như chiếc xe hơi có động cơ đẩy xe chạy tới đồng thời cần có thắng để cho xe dừng lại đúng lúc đúng chỗ, không chạy quá tốc độ; không có động cơ xe không tiến lên được nhưng nếu không có thắng, xe dể bị rơi xuống vực.
Trong thể chế
"tam quyền phân lập", khi Tổng thống đối mặt với một Hạ Viện hoặc Thượng Viện do đảng đối lập kiểm soát th́ các đạo luật mà ông/bà ấy muốn ban hành có nhiều rủi ro sẽ bị ngăn cản, buộc Tổng thống phải t́m cách thoả hiệp hoặc ban hành các
"sắc lệnh hành pháp", một thứ quy định dễ dàng bị người kế nhiệm cho hủy bỏ. Ngược lại, tập trung quyền lực tạo điều kiện thuận lợi cho người đứng đầu và đảng cầm quyền thông qua các đạo luật mà không cần sự chấp nhận của đảng đối lập, tránh được những vụ tranh căi gay gắt, dai dẳng và nhiều khi lại gặp thất bại.
Quyền lực tập trung vào một mối cũng có cái hay, các quyết định sẽ được đưa ra nhanh chóng hơn theo ư đồ của người đứng đầu mà không cần phải trải qua tiến tŕnh bàn luận dân chủ, công việc sẽ được thực hiện nhanh hơn.
Nhưng lợi bất cập hại. Khi không có đối lập, không ai dám có ư kiến khác th́ người đứng đầu quốc gia sẽ trở nên chuyên quyền, độc đoán và đưa đất nước đến thảm họa. Quyền lực nếu không bị kiểm soát sẽ phát sinh ra tha hóa và tham nhũng. Các
"thiên tử" trong chế độ quân chủ ở phương Đông xưa kia, các lănh tụ độc tài trong chế độ Cộng Sản ngày nay là những ví dụ tiêu biểu cho việc tập trung quyền lực vào tay một cá nhân hoặc một đảng chính trị.
***
Ông Donald Trump sẽ đăng quang nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai vào ngày 20 tháng Giêng, 2025, và từ ngày đó quyền lănh đạo nước Mỹ sẽ hoàn toàn nằm trong tay ông. Quốc Hội do đảng Cộng Ḥa kiểm soát sẽ làm ra luật, bộ máy hành pháp dưới quyền ông Trump sẽ cho thi hành luật. Những người quan sát chính trị lâu năm nhận xét ông Trump đă hoàn toàn kiểm soát đảng Cộng Ḥa, kể cả khi ông chưa tái đắc cử mà chỉ là một công dân b́nh thường ở Florida. Nhiều người than thở đảng Cộng Ḥa đă trở thành
"đảng Trump", trong đó ông Trump, con cái ông, tay chân thân tín của ông nắm toàn quyền chi phối. Một đảng như vậy không có năng lực
"can gián" hoặc gây cản trở những ư tưởng nhiều lúc điên rồ và phi lư của ông Trump.
C̣n nhánh Tư Pháp, khi đóng vai kiểm soát Hành Pháp và Lập Pháp, cũng sẽ đồng thuận với hành động của ông Trump sau khi ông đă bổ nhiệm 3 trong 9 vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, đưa số thẩm phán bảo thủ lên gấp đôi số thẩm phán cấp tiến (6/3), và bổ nhiệm hơn 230 thẩm phán vào các ṭa án liên bang và khu vực. Gần đây Tối Cao Pháp Viện đă đưa ra phán quyết gây ra nhiều tranh căi, ban cho Tổng thống quyền lực gần như tuyệt đối để giúp cho ông Trump vượt qua các vụ kiện về tội xúi giục bạo loạn ngày 6 tháng Giêng, 2021, có người ví phán quyết đó như
"tấm séc trắng" (blank check) để cho Tổng thống muốn làm ǵ th́ tùy ư…
Đảng Dân Chủ sau thất bại cay đắng của cuộc bầu cử ngày 5 tháng Mười Một chẳng những đă mất quyền mà vai tṛ đối lập của họ cũngbị suy yếu thảm hại. Không có đa số ở Quốc hội họ không thể dùng lá phiếu để cản trở những dự luật mà đảng Cộng Ḥa đưa ra, thậm chí không khởi xướng được những cuộc tranh luận thực chất về những vấn đề được giới cử tri quan tâm. Mất quyền kiểm soát Thượng và Hạ Viện, đảng Dân Chủ cũng không thể triệu tập các giới chức chính phủ ra để điều trần, thực hiện trách nhiệm giải tŕnh của người công chức trước đại diện những người dân đóng thuế. Khi được hỏi về vai tṛ tương lai của đảng Dân Chủ khi ông Trump lên cầm quyền, một vị đứng đầu của đảng này thú nhận:
"Chỉ c̣n có thể tổ chức họp báo!"
***
Có thể nói, khi phần lớn quyền lực điều hành đất nước tập trung vào tay một người như vậy th́ cơ chế kiểm tra và cân bằng của nền dân chủ Mỹ đă bị suy yếu nghiêm trọng. Ông Donald Trump không giấu giếm mong muốn làm một nhà độc tài. Ông không chấp nhận sự khác biệt, ông mắng chửi bất cứ ai dám trái ư ông dù đó là những nhân vật đứng đầu đảng Cộng Ḥa, ông đ̣i bắn bỏ những người chống đối như Đại tướng Mark Milley, cựu chủ tịch Hội Đồng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, hay bà Liz Cheney, cựu dân biểu liên bang. Ông muốn có những tướng lănh quân đội luôn chấp hành mệnh lệnh trung thành tuyệt đối như các tướng của tên phát-xít Hitler. Ông ca tụng các tên độc tài đương thời, từ Vladimir Putin của Nga, Tập Cận B́nh của TQ cho đến Kim Jong Un của Bắc Hàn. Và
ông tuyên bố sẽ là người độc tài, chỉ trong ngày thứ đầu tiên nắm quyền…
Nhiều người vẫn hi vọng, ông Trump chỉ
"nổ" như thế thôi chứ các định chế dân chủ lâu đời của Mỹ như giới truyền thông độc lập và xă hội dân sự sẽ kiềm chế bản năng độc tài của người nguyên thủ quốc gia. Báo chí có thể hoạt động như người giám sát chính quyền và làm một cái thắng để ngăn chính phủ lạm dụng về quyền lực. Nhưng niềm tin của công chúng vào báo chí truyền thông đă giảm xuống đến mức báo động, một phần do sự h́nh thành và phát triển ồ ạt của mạng xă hội, một phần do những phát ngôn của ông Trump về
"fake news", về báo chí
"kẻ thù của người dân". Hiện người Mỹ, cũng như nhiều nước khác, tiếp nhận tin tức từ các mạng xă hội nhiều hơn là từ phía truyền thanh truyền h́nh, báo chí ḍng chính mà trên các mạng xă hội tin tức thường không được kiểm chứng cẩn thận như trên báo chí, tràn ngập đủ loại tin giả, tin xuyên tạc và những thuyết âm mưu vô căn cứ.
Báo chí Mỹ từng có thời huy hoàng khi vạch trần ra những tệ nạn của giới cầm quyền, nói lên tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng và thực hiện quyền của những người không có quyền lực. Nhưng thời đó nay đă xa. Báo chí hiện nằm trong tay các triệu phú, tỷ phú, các tập đoàn kỹ nghệ và thương mại luôn muốn giao dịch tốt đẹp với giới cầm quyền để hưởng lợi từ những hợp đồng béo bở. Hậu quả là hiện chỉ có 31% số người Mỹ trưởng thành cho biết, họ tin rằng báo chí đưa tin
"đầy đủ, chính xác và công bằng" trong khi có 36% không có chút ḷng tin nào vào báo chí, theo sự khảo sát của Viện Gallup hồi tháng Chín năm nay.
Trong khi đó mạng xă hội
Truth Social do ông Trump làm chủ, cùng với mạng
X (tên cũ là Twitter) của tỷ phú Elon Musk, một Lă Bất Vi thời hiện đại, và hệ thống truyền h́nh
Fox News của gia đ́nh tỷ phú Rupert Murdoch cũng là người thân cận của ông Trump, đang nỗ lực thao túng không gian truyền thông Mỹ, quảng cáo quan điểm của ông Trump đến công chúng và phản bác những ư kiến, tin tức không có lợi cho ông kể cả bằng những cách thức không sạch sẽ như loan truyền tin giả và thuyết âm mưu.
Tất cả những yếu tố kể trên, từ vấn đề tam quyền phân lập suy yếu đến báo chí bị xă hội quay lưng là môi trường chính trị thuận lợi làm cho cái bản năng độc tài của người lănh đạo được thể hiện. Không phải chuyện thuế khoá, không phải chuyện di dân mà đây mới là nỗi băn khoăn trong xương tủy của người dân Mỹ.
***
Tin tốt là không phải là đến bây giờ nước Mỹ mới chứng kiến một Tổng thống kiểm soát cả Hành Pháp và Lập Pháp. Khi một Tổng thống đắc cử không thuộc đảng cầm quyền th́ đảng đối lập thường chiếm đa số Quốc Hội. Từ năm 1901 đến nay đă có 16 trong 21 vị Tổng thống Mỹ nhậm chức trong điều kiện giống ông Trump hiện nay, tức là tập trung quyền lực, nắm cả Hành Pháp và Lập Pháp.
Nhưng nước Mỹ chưa bao giờ biến thành một đất nước chuyên chế độc tài.
Tổng Thống Franklin Delano Roosevelt (FDR) của đảng Dân Chủ là người tập trung quyền lực lâu dài nhất; ông nắm Hành Pháp và Lập Pháp suốt 14 năm, từ 1932 đến 1945. Nhờ vậy ông có đủ quyền để ban hành và thực hiện chương tŕnh
New Deal, thành lập Sở An sinh Xă hội, Bảo hiểm Thất nghiệp và rất nhiều đại dự án công tŕnh công cộng, biến nước Mỹ trở thành
"kho vũ khí của chế độ tự do dân chủ" như nhận định của sử gia Yuval Harari. Nắm toàn quyền nhưng Tổng thống Roosevelt đă không đưa nước Mỹ đi đến chế độ độc tài Cộng Sản kiểu Stalin (cực tả) mà cũng không đi theo chủ nghĩa phát-xít kiểu Mussolini, Hitler (cực hữu), thay vào đó ông đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc Đại Suy Thoái 1930-1932, đánh bại phát-xít Đức, quân phiệt Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Những vị Tổng thống Mỹ gần đây đều có thời gian nắm cả Hành Pháp và Lập Pháp như Bill Clinton năm 1993, Barack Obama năm 2009, Donald Trump năm 2017 và Joe Biden năm 2021, nhưng không kéo dài mà đă bị mất đi sau chỉ hai năm cầm quyền đầu tiên. Ông Biden chẳng hạn, nhậm chức năm 2021 khi đảng Dân Chủ chiếm đa số cả hai viện Quốc Hội, nhưng vào năm sau đó đảng Cộng Ḥa giành lại Hạ Viện và nhiều chương tŕnh nghị sự của ông Biden đă bị ngăn cản. Lư do được cho là với quyền hành đầy đủ các vị Tổng thống này vẫn không làm tṛn những cam kết họ đă hứa và cử tri muốn có sự thay đổi cụ thể, rơ rệt.
Một lần nữa, cờ lại đến tay ông Donald Trump. Ông sẽ phất như thế nào, quyền lực tối thượng có thể giúp ông Trump thực hiện những điều tốt đẹp cho đất nước như cố Tổng thống FDR và đi vào lịch sử với tư cách người "Make America Great Again" hay trở thành tên độc tài hủy hoại nền dân chủ lâu đời của nước Mỹ. Không có ai biết trước được. Vẫn c̣n cơ may là trong hai năm nữa cử tri Mỹ lại sẽ đi bỏ phiếu bầu Quốc Hội giữa nhiệm kỳ và bốn năm nữa có cuộc tổng tuyển cử năm 2028. Cơ hội để sửa chữa sai lầm, nếu có, vẫn c̣n ở phía trước.
Nguồn: SGN