9/4
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Kỹ nghệ tôm và thủy sản của Việt Nam bị cáo buộc sử dụng gần 30,000 trẻ em vào việc sản xuất để kiếm lời nhiều hơn.
Một tổ chức có tên Sustainability Incubator dẫn thông tin từ chính nhà cầm quyền CSVN để nói như vậy trong một bản báo cáo được phổ biến công khai ngày 30 Tháng Tám mới đây.
Cơ sở chế biến tôm xuất khẩu tại tỉnh Sóc Trăng. (H́nh: Roberto Schmidt/AFP/Getty Images)
Sustainability Incubator khảo sát kỹ nghệ nuôi trồng thủy sản khắp thế giới nhằm phơi bày tệ trạng “nô lệ thời hiện đại” để buộc các nước phải tôn trọng nhân quyền và quyền của người lao động. Công nhân ngành này đă bị tận dụng sức lao động, lương tiền ít ỏi, thiếu trang bị bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, v́ giá bán tôm trên thị trường thế giới giảm, người ta t́m cách gia tăng lợi nhuận.
Tổ chức kể trên cho hay họ đă thành lập ba nhóm khảo sát độc lập, đến tận nơi các vùng có nông trại sản xuất tôm để xuất cảng của Việt Nam, từ Tháng Bảy 2023 đến Tháng Năm 2024. Danh tính những người này được giấu kín để bảo vệ an ninh cho họ trước sự trả thù của nhà cầm quyền CSVN. Cuộc khảo sát bao gồm thành phần thị trường, phân tích và được tiến sĩ Katrina Nakamura tổng hợp.
Theo Sustainability Incubator, suốt 12 năm qua, các nông trại nuôi tôm liên quan đến nạn cưỡng bách lao động rất tệ hại, gồm cả chuyện cưỡng bách lao động trẻ em. V́ giá tôm bán sỉ xuống thấp khiến người ta định lại giá tiền trả công cho người lao động. Để biết được như vậy, các nhóm khảo sát đă làm hơn 150 cuộc phỏng vấn tại Việt Nam để phân tích xem giá bán tôm và chi phí sản xuất tại một trong những nước có kỹ nghệ sản xuất tôm xuất cảng lớn nhất thế giới như Việt Nam.
Họ thấy rằng mô h́nh kinh doanh và áp lực giá bán (cạnh tranh) tại các nhà bán lẻ quốc tế, cùng với giá mua thực phẩm nuôi tôm đă ảnh hưởng trực tiếp đến t́nh trạng gia tăng lao động không công, hậu quả là bóc lột sức lao động và nguy cơ cưỡng bách lao động. Dựa trên báo cáo của nhà nước, Sustainability Incubator có con số gần 30,000 trẻ em bị cưỡng bách lao động trong lănh vực thủy sản, gồm cả sản xuất tôm xuất cảng.
Trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, vào năm 2018, giá tôm bán sỉ của Việt Nam có lúc lên đến $11 đô la một kí-lô, nhân công được cho thêm tiền thưởng hoặc trả tiền làm thêm giờ. Đến năm 2024, giá tôm chỉ c̣n $5 đô la một ki-lô. Các siêu thị bán lẻ đă trả tiền mua tôm chỉ bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất.
Để có thể tồn tại, các nhà sản xuất tôm cắt bớt tiền trả công nhân, các trang bị bảo vệ sức khỏe người lao động th́ người lao động phải tự sắm. Thêm nữa, nhiều công nhân cho hay, không có tiền công làm thêm giờ đă đành, họ cũng không được cho biết trước là tiền lương bị cắt giảm bao nhiêu. Đời sống của người lao động ngày càng tụt dần xuống trên bậc thang nghèo đói trong xă hội.
Trước bản báo cáo của Sustainability Incubator, Hiệp hội sản xuất và xuất cảng thủy sản Việt Nam (VASEP) ra một bản thông cáo báo chí và được báo Dân Việt dẫn lại ngày 4 Tháng Chín phản bác rằng tổ chức vừa kể cáo buộc “vô căn cứ”.
Một ao nuôi tôm xuất khẩu tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng. (H́nh: Roberto Schmidt/AFP/Getty Images)
Vasep kêu rằng “Cho đến nay, có hơn 200 nhà máy chế biến tôm được Ủy ban Châu Âu (EU) chấp thuận với các cuộc thanh tra định kỳ tại Việt Nam.” Để được chứng nhận “các trang trại phải được xây dựng và vận hành dựa trên các tiêu chí: Trách nhiệm xă hội (ví dụ: Không sử dụng lao động trẻ em, sức khỏe và sự an toàn của người lao động, tự do hội họp, quan hệ cộng đồng); Tuân thủ pháp luật (tuân thủ pháp luật, quyền hợp pháp tại đó); Bảo tồn môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.”
Tổ chức Sustainability Incubator đưa ra báo cáo vào dịp Liên Âu chuẩn bị gửi đoàn điều tra sang Việt Nam điều tra, định kỳ hàng năm, để quyết định xem có nên gỡ “thẻ vàng” cho kỹ nghệ xuất cảng thủy sản của Việt Nam hay không.
“Thẻ vàng” là thẻ cảnh cáo, buộc phải tuân thủ các quy định của EU như thủy sản không tồn tại các chất cấm, cũng như không phải là thủy sản đánh bắt lậu trên vùng biển của nước khác, t́nh trạng cưỡng bách lao động và lạm dụng lao động trẻ em. Thẻ đỏ là bị cấm xuất cảng sang EU.(
|