Chúng ta đă nói đủ về chuyện thắng thua của hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Các cuộc tranh luận về chiến dịch tranh cử Tổng thống và kết quả bầu cử của hai ứng cử viên có thể sẽ c̣n tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới.
Bài viết hôm nay cung cấp cho các bạn một cái nh́n về những người chiến thắng và những người thua cuộc khác phía sau Tổng thống đắc cử Donald Trump và Phó tổng thống đương nhiệm Kamala Harris.
Những người chiến thắng
Tỷ phú Elon Musk
Ngày 14/7/2024, tỷ phú Elon Musk, người ủng hộ đảng Dân chủ lâu năm, chính thức công bố ủng hộ ông Trump làm tổng thống. Ông Musk bắt đầu làm việc với chiến dịch của cựu Tổng thống kể từ tháng 5 sau các cuộc tiếp xúc với các cố vấn chính trị vào mùa Xuân. Ông thành lập Uỷ ban Hành động chính trị Hoa Kỳ (America PAC) với số tiền tài trợ ban đầu cho uỷ ban là 100 triệu đô la.
Doanh nhân tỷ phú này đă trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho chiến dịch trong suốt 5 tháng cuối, tham gia diễn thuyết cùng ông Trump, xuất hiện trên kênh podcast có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt tận dụng lợi thế sân nhà trên mạng xă hội X, thu hút một lượng lớn cử tri trẻ tuổi.
Đích nhắm tới của Elon Musk là giúp ông Trump chiến thắng ở bang then chốt Pennsylvania và các bang dao động khác. Lư do của sự ủng hộ này là ǵ?
Ngày 14/2/2022, ông Musk mua lại Twitter, sau đó đổi tên thành mạng xă hội X hiện giờ. Ông phản đối tất cả các hành động xoá sổ, đ́nh chỉ, gỡ bài và tấn công người dùng trên Twitter, nơi thường xuyên xảy ra t́nh trạng phủ nhận quyền tự do ngôn luận đối với những người Cộng ḥa và các phát ngôn có tính bảo thủ trong khi ủng hộ những người Dân chủ và phe cực tả. Trong nhiều trường hợp, Twitter kiểm duyệt người dùng ở mọi nội dung! Ông Musk coi ông Trump là người ủng hộ quyền tự do ngôn luận và là người sẽ thúc đẩy quyền tự do ngôn luận trên mạng xă hội.
Ông Musk là một doanh nhân và nhà đầu tư. Ông là nhà sáng lập, CEO và kỹ sư trưởng của SpaceX; nhà đầu tư ban đầu, CEO và Thiết kế sản phẩm của Tesla, Inc.; và là chủ sở hữu của nhiều công ty công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực AI. Các chính sách của ông Trump phù hợp với tham vọng kinh doanh của ông Musk.
Tổng số tiền doanh nhân tỷ phú này tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông Trump lên đến khoảng 200 triệu đô la bao gồm khoản tiền đóng góp cho Uỷ ban PAC, các sáng kiến khuyến khích và hỗ trợ cử tri tham gia bỏ phiếu tại tất cả các tiểu bang dao động, đặc biệt là Pennsyvalnia, các hoạt động vận động chính trị, các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số. Sau cuộc bầu cử, tải sản của ông Musk đă tăng thêm 230 tỷ đô la. Có thể nói nhà đầu tư này đă chọn ủng hộ đúng người!
.
Những người làm podcast
Ảnh hưởng của các kênh podcast có định hướng chính trị đến chính trường Mỹ đă trở nên rơ ràng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử Tổng thống 2024. Cả hai ứng cử viên đều xuất hiện trên podcast và ông Trump đă tận dụng các kênh này một cách triệt để và chuyên nghiệp. Điều này có thể báo hiệu sự suy giảm hơn nữa của báo chí truyền thống ở vai tṛ là kênh thông tin chủ đạo của các vấn đề chính trị. Podcast thậm chí c̣n có thể làm giảm vai tṛ của mạng xă hội.
Có thể nói ông Joe Rogan, người dẫn kênh podcast có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, đă đóng góp đáng kể vào chiến thắng của ông Trump. Sự xuất hiện của ông Trump trong cuộc phỏng vấn sâu kéo dài ba tiếng đă thu hút 47 triệu lượt xem, trong khi Elon Musk thu hút 69 triệu lượt xem trên Youtube.
Sau 3 cuộc tṛ chuyện với ông Trump, JD Vance và Elon Musk, người khổng lồ Podcast đă lên mạng xă hội X tuyên bố ủng hộ ông Trump ngay đêm trước ngày bầu cử. Ngược lại, bà Kamala Harris đă từ chối lời mời xuất hiện trên kênh podcast của ông Rogan, có lẽ đây là một sai lầm của bà.
Tỷ phú Jeff Bezos
Ông Jeff Bezos là chủ sở hữu của báo Washington Post, một trong những tờ báo chính trị có ảnh hưởng nhất của nước Mỹ. Là người sáng lập Amazon.com, ông cũng nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới. [Nếu bạn muốn mua một cuốn sách ở bất kỳ đâu trên thế giới, bạn sẽ đều phải mua của ông Bezos.] Ông Bezos đă đưa ra một quyết định phá vỡ một truyền thống có từ lâu đời của Post rằng ông sẽ không cho phép báo này ủng hộ bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào. Điều này có nghĩa là năm nay Post không ủng hộ bà Harris.
Điều này thật trớ trêu v́ ông Bezos là một người Dân chủ. Tờ Post chưa bao giờ ủng hộ một ứng cử viên Cộng ḥa nào! Ông Bezos muốn báo của ḿnh không thiên vị một ai cả. Các phóng viên phàn nàn và đe doạ nghỉ việc, 200.000 độc giả đă hủy đặt báo dài hạn. Tất cả những điều này đă xác nhận rằng những lời chỉ trích cho rằng tờ báo này thực chất là một cơ quan của đảng Dân chủ là sự thật.
Sau quyết định này của ông chủ báo, tài sản của ông đă tăng thêm 7 tỷ đô la không lâu sau đó!
Đương kim Tổng thống Joe Biden
Nhiều người chỉ trích có thể cho rằng ông Biden là kẻ thua cuộc v́ ông đă rút lui khỏi cuộc đua Tổng thống 2024 không đúng thời điểm, ở t́nh thế bị ép buộc và chưa từng có tiền lệ.
Cá nhân tôi lại không coi ông là kẻ thua cuộc.
Ông Biden đă trả đũa đảng Dân chủ một cách hết sức tinh tế. Một ngày sau khi rút lui, ông tuyên bố ủng hộ bà Harris là ứng cử viên thay thế ông. Điều này đă khiến những người Dân chủ vừa ép ông bỏ cuộc không thể làm ǵ khác. Không những họ bắt buộc phải chọn bà Harris mà c̣n không thể tổ chức cuộc "bầu cử sơ bộ mở" để cử tri có thể chọn những ứng cử viên Dân chủ tiềm năng khác.
Sau khi bà Harris trở thành ứng cử viên, bà đă luôn cố gắng tách bản thân khỏi nhiệm kỳ tổng thống đang suy yếu của ông Biden. Nhưng ngay khi đó, trước máy quay trực tiếp của các cơ quan truyền thông lớn, ông Biden lại công khai ghi nhận công sức của bà, khen ngợi bà đă đóng góp vào các quyết định lớn của chính quyền Biden. Đương kim Tổng thống đă vô hiệu hóa các nỗ lực lảng tránh của bà.
Vào những ngày hoàng hôn của nhiệm kỳ Biden-Harris, Tổng thống và Phó Tổng thống đương nhiệm dường như đang trải qua một chia ly.
Một xă hội hoà hợp văn hoá và sắc tộc tràn trề năng lượng
Nước Mỹ từng được coi là điểm hội tụ của thế giới. Những người nhập cư từ khắp mọi nơi đă đến Mỹ để t́m kiếm vận may và đều dần dần bị Mỹ hóa. Kể từ những năm 1960, nước Mỹ dần đạt được sự đồng nhất lợi ích của các cộng đồng khu biệt chứ không c̣n là một xă hội hỗn tạp của các nền văn hoá và sắc tộc khác nhau.
Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, sự tan ră của hoà hợp xă hội dường như đă đạt đến đỉnh điểm: các cuộc bạo loạn khắp nước Mỹ sau vụ cảnh sát sát hại người đàn ông da màu phạm tội George Floyd, những người theo chủ nghĩa vô chính phủ chiếm Seattle và Portland, các cuộc biểu t́nh tại ṭa nhà Quốc hội, bất măn về môi trường, phân biệt chủng tộc, t́nh trạng tội phạm vượt tầm kiểm soát và các nỗ lực khuấy động phong trào gọi là "thức tỉnh xă hội" bằng cách chia rẽ xă hội thành các phe nhóm đối lập theo chủng tộc, giới tính, khuynh hướng t́nh dục, thu nhập...
Sự hiện diện của ông Donald Trump dường như đă thu hút được các nhóm khác biệt tham gia vào một liên minh hiếm thấy. Người da màu, người gốc Latinh, người da trắng, đàn ông, phụ nữ, người trẻ tuổi, người lớn tuổi, các nhóm tôn giáo, người giàu, người nghèo và những người ủng hộ công đoàn đă cùng nhau bỏ phiếu cho ông Trump với số lượng kỷ lục. Có lẽ đây chính là xă hội đa văn hoá, đa sắc tộc Mỹ phiên bản 2.0.
Điều này không có nghĩa là tất cả mọi thành viên của các nhóm này đều quay sang ủng hộ ông Trump, mà chỉ là rất nhiều triệu người từ tất cả các nhóm nhân khẩu học đă bỏ phiếu cho ông.
Chúng ta hăy hy vọng rằng ông Trump sẽ thực hiện các chính sách mà ông đă hứa với các nhóm cử tri. Điều này có thể đưa đến một sự đổi mới cho xă hội đa văn hoá, đa sắc tộc đă tạo nên một nước Mỹ vĩ đại trước đây.
Chiến thắng này cũng cho thấy ông Trump không thể là người kỳ thị phụ nữ, phân biệt chủng tộc, kỳ thị người đồng tính hoặc kỳ thị người nhập cư như những ǵ truyền thông và phe đối lập miêu tả.
Một đảng Cộng ḥa mới
Đảng Cộng ḥa hiện đă trở thành đảng Dân túy của ông Trump, chưa bàn đến chuyện tốt hay không tốt. Ngày 8/3/2024, ông Trump chính thức tiếp quản đảng Cộng hoà cũ sau khi con dâu, Lara Trump, và một đồng minh khác của ông, Michael Whately, đảm nhận vị trí đồng chủ tịch Ủy ban toàn quốc đảng Cộng hoà.
Sau khi rút ra bài học từ thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 của ông Trump trước ông Joe Biden và đảng Dân chủ, đảng Cộng ḥa áp dụng đúng chiến thuật đă giúp phe đối lập chiến thắng, đảm bảo chỉ làm "đúng luật".
Họ đă áp dụng bỏ phiếu sớm, bỏ phiếu qua thư, bỏ phiếu tại các thùng phiếu dành cho cử tri vắng mặt và bỏ phiếu trực tiếp. 500 luật sư cùng đội ngũ quan sát viên được bố trí túc trực tại các tiểu bang Dân chủ để kịp thời phát hiện các hành vi bất thường và bất hợp pháp.
Họ tung ra đội t́nh nguyện viên hùng hậu hỗ trợ quy tŕnh đăng kư cử tri, đảm bảo cử tri đi bỏ phiếu và hỗ trợ phương tiện đi lại với các cộng đồng ở xa. Họ tận dụng tốt đa hiệu ứng mạng xă hội, đặc biệt là podcast và các kênh truyền thông khác - kết quả: số phiếu ủng hộ áp đảo bất ngờ.
Những người thua cuộc
Lănh đạo đảng Dân chủ
Các nhà lănh đạo đảng Dân chủ đă chọn hướng đi sai cho cuộc bầu cử Tổng thống 2024. Họ đă giấu cử tri về t́nh trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của ông Joe Biden trong nhiều tháng trước cuộc bầu cử, họ buộc ông phải rút lui giữa cuộc đua và họ do dự trong việc chấp nhận bà Harris hay lựa chọn một ứng cử viên thay thế khác.
Hành động của những nhân vật đứng đầu trong đảng Dân chủ đă làm mất tính hợp pháp của ứng cử viên Kamala Harris một cách bất công, có thể gọi đó là một cuộc "đảo chính", khiến bà Harris khó mà xây dựng được các chính sách của riêng ḿnh, buộc bà phải chấp nhận các chính sách của ông Biden mà bà không đồng t́nh, và giờ đây lại đổ lỗi cho chiến dịch của bà v́ đă thua ông Trump.
Đứng sau việc đẩy ông Biden ra khỏi cuộc đua Tổng thống là sự hậu thuẫn giấu mặt của những người đứng đầu lưỡng viện Quốc hội, các cựu Tổng thống, các nhà tài trợ, các nhà hoạt động dân chủ và những người có ảnh hưởng trên mạng xă hội. Những hành động phi dân chủ của họ giờ đây mới bắt đầu lộ diện.
Phe cấp tiến trong đảng Dân chủ
Nhiều nhà phê b́nh, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa bảo thủ, cho rằng phe cực tả trong nghị tŕnh của đảng Dân chủ - những người theo chủ nghĩa thức tỉnh xă hội, chủ nghĩa chống tư bản, chủ nghĩa môi trường cấp tiến, chủ nghĩa bài Do Thái, chủ nghĩa toàn cầu và có thể nói mọi "chủ nghĩa" khác – dưới sự dẫn dắt của những người dân chủ cấp tiến đă bị người dân Mỹ bác bỏ.
Điều này có thể đúng. Nhưng cũng có khả năng là người dân Mỹ đă bác bỏ các chính sách thất bại liên quan đến chống lạm phát, bảo vệ biên giới, chống tội phạm, các sáng kiến môi trường không hiệu quả, xung đột Israel/Palestine, rút quân khỏi Afghanistan và chiến tranh Ukraine/Nga, chứ không liên quan đến hệ tư tưởng và các phong trào "chủ nghĩa".
Nhưng dù là phán đoán nào đi chăng nữa th́ có một sự thật là nhiều người Mỹ không thích hành động của đảng Dân chủ đối với ông Joe Biden. Người dân đă chán ngấy việc họ trở thành mục tiêu chỉ trích, lợi dụng, thuyết giáo và bôi nhọ chỉ v́ lựa chọn ủng hộ ứng viên của họ trong khi đảng Dân chủ lại không thể đưa ra được các quan điểm chính sách cụ thể trong chiến dịch tranh cử.
Người dân Mỹ đang chờ xem liệu những người Dân chủ chính thống có kiềm chế được phe cấp tiến cực tả trước khi đến kỳ bầu cử năm 2028, hay chính họ sẽ trở nên thiên tả hơn.
Các tổ chức thăm ḍ cử tri
Giống như t́nh trạng đă diễn ra suốt 15 năm qua, hầu như tất cả các tổ chức thăm ḍ ư kiến trong kỳ bầu cử 2024 đều đưa ra kết quả không chính xác về mối quan tâm, quyết định và ư kiến của cử tri. Có cảm giác như cử tri được ném lên tàu lượn siêu tốc trên không, quay ṃng ṃng với những thông tin sai lệch cùng những thăng trầm cảm xúc chạy theo sự lên xuống thất thường của bà Harris và ông Trump trong cuộc đua. Tại sao lại như vậy?
Một số nhà phê b́nh, ngay cả trong số các tổ chức thăm ḍ ư kiến, cho rằng các phe phái chính trị đă lôi kéo chính những người thực hiện thăm ḍ ư kiến, làm sai lệch kết quả thăm ḍ theo hướng có lợi hoặc gây tổn hại cho các ứng cử viên. Họ làm như vậy bất chấp việc đó sẽ khiến danh tiếng của họ bị hoen ố.
Các nhà phê b́nh khác th́ lại cho rằng những người thực hiện thăm ḍ cần nghiên cứu để t́m ra phương pháp lấy mẫu cử tri một cách chính xác. Ví dụ, nhiều cử tri được hỏi đă từ chối trả lời về việc họ dự định bỏ phiếu cho ai, trong khi những người khác lại không nói thật về việc họ có bỏ phiếu hay không. Rồi lại có những người rất ghét việc có cuộc điện thoại gọi đến thăm ḍ ư kiến khi họ đang xem bộ phim yêu thích trên Netflix.
Một điều chắc chắn là: Thị trường cá cược - các trang web cho phép người chơi bỏ tiền đặt cược xem ai thắng ai thua với hy vọng thu về bộn tiền – đă thu hút được sự chú ư của rất nhiều người, khiến những trang cá cược lại trở thành kênh theo dơi t́nh trạng cuộc đua. Nhưng đó lại là vấn đề: những "người đặt cược" đặt đến hàng triệu đô la, dẫn đến làm sai lệch độ chính xác của các cuộc thăm ḍ. Nhưng bất chấp điều đó, thị trường cá cược vẫn khởi sắc.
Báo chí truyền thống
Một lần nữa, kỳ bầu cử 2024 lại chứng kiến việc báo chí ḍng chính tràn ngập các thông tin thiên vị thay v́ sự thật và phân tích khách quan.
Trước khi bà Harris trở thành ứng cử viên Tổng thống thay cho ông Biden, báo chí không ngừng chĩa mũi dùi chỉ trích sự yếu kém của bà ở vai tṛ Phó Tổng thống.
Khi bà trở thành ứng cử viên, báo chí ḍng chính ngay lập tức ủng hộ bà áp đảo không cần thẩm định thông tin hay phản biện. Bất chấp việc bà Harris đă không tổ chức bất kỳ một cuộc họp báo chính thức nào trong suốt chiến dịch tranh cử hơn 100 ngày, báo chí ḍng chính kiên tŕ một thông điệp: bà Harris đă điều hành một chiến dịch "hoàn hảo", dù chiến dịch đó không cho cử tri biết chính sách của bà là ǵ.
Các ngôi sao Hollywood
Các ngôi sao Hollywood thiên tả và toàn bộ ngành công nghiệp giải trí đă ủng hộ Phó tổng thống Kamala Harris. Ví dụ, nam diễn viên George Clooney đă đăng một bài viết có sức ảnh hưởng lớn trên tờ New York Times, kêu gọi ông Joe Biden rút lui khỏi cuộc đua sau màn thể hiện không tốt trong cuộc tranh luận với ông Trump ngày 27/6. Từ sau ngày bầu cừ đến giờ, không ai thấy "tăm hơi" của ngôi sao này.
Một trong những nghệ sĩ giải trí có lẽ là giàu có và nổi tiếng nhất thế giới, Oprah Winfrey, đă ủng hộ bà Harris mạnh mẽ. Tháng 9, bà Winfrey phỏng vấn bà Harris ở Michigan – cuộc phỏng vấn dưới h́nh thức tṛ chuyện được dàn dựng với sự tham gia của các ngôi sao nổi tiếng ủng hộ bà, giả vờ đặt ra cho bà nhiều câu hỏi khó.
Bà Winfrey cũng xuất hiện tại cuộc vận động cuối cùng của bà Harris ở Philadelphia vào đêm trước ngày bầu cử và tuyên bố ủng hộ bà làm Tổng thống. Điều không được nói ra là Công ty Sản xuất chương tŕnh Hapro của bà Oprah đă tính phí 1 triệu đô la cho hai lần xuất hiện của bà cùng ứng cử viên.
Ca sĩ tỷ phú Taylor Swift đă kêu gọi "những fan hâm mộ Swifty" ra mặt và ủng hộ bà Harris. Nữ ca sĩ này có 283 triệu người theo dơi trên Instagram, 33 triệu người theo dơi trên TikTok và 95 triệu người theo dơi trên mạng xă hội X. Người hâm mộ của cô đă không làm theo lời cô.
Tôi cảm thấy "đau ḷng" khi chứng kiến cảnh tất cả người dẫn các chương tŕnh hài kịch tạp kỹ truyền h́nh đêm khuya đồng loạt khóc công khai trong phần độc thoại mở đầu để chỉ trích chiến thắng của ông Trump. Tôi cảm thấy những người này thật quá đáng thương bởi họ đă nỗ lực hàng đêm trong nhiều tháng qua, dành toàn bộ thời lượng chương tŕnh giải trí chỉ để chỉ trích ông Trump và ủng hộ bà Harris.
Hàng trăm ngôi sao giải trí đă tuyên bố rằng họ sẽ rời khỏi nước Mỹ nếu ông Donald Trump đắc cử. Cho đến nay, vẫn chưa thấy ai rời đi. Họ cũng từng có ư định tương tự sau cuộc bầu cử năm 2016, nhưng ông Trump đă chiến thắng và đă không có ai bỏ nước Mỹ đi xứ khác. Những người có sức ảnh hưởng trên mạng xă hội cho rằng các ngôi sao này nên rời nước Mỹ và ngừng gây nhiễu.
Nhiều trường đại học hàng đầu ở Mỹ cho tạm dừng các lớp học và các kỳ thi sau khi ông Trump thắng cử. Một số trường c̣n thiết lập các pḥng đặc biệt – cung cấp bút ch́ màu, sữa và đồ chơi an ủi – để sinh viên có thể đến để giải tỏa căng thẳng và thất vọng. Tôi cảm thấy "thật nhẹ ḷng" khi biết rằng những sinh viên này rất có thể sau này sẽ trở thành những nhà lănh đạo của nước Mỹ.
Những tỷ phú ở Thung lũng Silicon
Như thường lệ, Thung lũng Silicon ủng hộ bà Kamala Harris. Đây là điều đáng kinh ngạc, v́ đảng Dân chủ đă nhiều lần công kích họ trong các phiên điều trần ở Quốc hội và ṭa án. Gần đây, ṭa án đă buộc "đối thủ" lớn của đảng Cộng ḥa và phe bảo thủ là Google phải phá vỡ thế độc quyền của ḿnh.
Nhân vật tôi nhất định phải nhắc đến là tỷ phú Mark Cuban. Ông Cuban đưa ra một tuyên bố hùng hồn: Ông Trump e sợ những người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh.
Ngay khi vừa đắc cử, ông Trump bổ nhiệm nữ Chánh văn pḥng Nhà Trắng đầu tiên, bà Suzie Wiles. Bà cũng chính là đồng quản lư chiến dịch tranh cử giúp ông Trump giành chiến thắng năm 2024.
Tỷ phú công nghệ Cuban dường như đă quên rằng người quản lư chiến dịch giành thắng lợi cho ông Trump năm 2016 cũng là một phụ nữ, bà Kellyanne Conway.
Các đồng minh của nước Mỹ
Thật là "ấn tượng" khi những đồng minh mạnh nhất của Mỹ quay lưng. Ông Keir Starmer, Lănh đạo Công đảng Anh, tân Thủ tướng đắc cử, đă điều 100 t́nh nguyện viên của Công đảng đến các tiểu bang dao động của Mỹ để giúp bà Harris tranh cử.
Kết quả: ông Trump hiện đang liên minh với ông Nigel Farage, lănh đạo đảng Cải cách Anh. Có một sự trớ trêu ở đây: ông Biden không thích Anh v́ ông có gốc gác từ Ireland, trong khi ông Trump lại là người cực kỳ hâm mộ nước Anh.
Môt người nữa không thể không nhắc đến là ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Australia và hiện là Đại sứ Australia tại Mỹ. Không hiểu sao ông Rudd lại cho rằng việc ông, ở tư cách là Đại sứ Australia tại Mỹ, gọi ông Trump bằng những cái tên xúc phạm như "kẻ phản bội phương Tây" và "Tổng thống phá hoại nhất trong lịch sử" là ư hay.
Ông Rudd hy vọng người Australia sẽ quên việc ông đă đưa đảng Lao động lên nắm quyền rồi mất quyền như thế nào. Bà Julia Gillard đă hạ bệ ông trong một cuộc "đảo chính cung đ́nh". Sau đó ông đánh bại bà Gillard để tái đắc cử, rồi lại bị hạ bệ sau chỉ ba tháng tại nhiệm.
Những người "không bao giờ ủng hộ ông Trump"
Năm 2016 chứng kiến sự trỗi dậy của những người "không bao giờ ủng hộ ông Trump". Đó là những người Cộng ḥa thà để ông Trump thua phe Dân chủ c̣n hơn là phải nh́n thấy ông trở thành Tổng thống.
Năm 2024, Dự án Lincoln công khai chống lại ông Trump. Những người này đă chi 100 triệu đô la để ngăn chặn nỗ lực tái tranh cử của ông. Họ đă thất bại. Biết đâu từ giờ họ sẽ biến mất.
Những kẻ bại trận đau đớn
Phe cấp tiến của đảng Dân chủ sẽ không từ bỏ cuộc chiến v́ chương tŕnh nghị sự của ḿnh. Họ xác định sẽ phải quyết liệt hơn nữa. Ví dụ, 16 Tổng chưởng lư của các bang Dân chủ đang họp lại để bàn cách ngăn chặn nghị tŕnh của ông Trump.
Tổng chưởng lư New York, bà Letitia James, người đă tranh cử vào năm 2018 với cương lĩnh chống lại ông Trump bằng bất kỳ giá nào, cũng chính là người dẫn đầu nhóm này.
Các thống đốc các bang California, Illinois và New York đang làm việc với các cơ quan lập pháp bang để xây dựng các chính sách giúp bang của họ "chống chọi lại ông Trump". Các thống đốc Cộng ḥa th́ đang củng cố để các bang của họ "chống chọi lại đảng Dân chủ".
Đảng Dân chủ và Cộng ḥa đều là các đảng đoàn kết, nhưng chủ yếu là đoàn kết trong nội bộ của mỗi đảng mà thôi.
Hàng triệu cử tri Mỹ đă đi đâu?
Đảng Dân chủ đang đối mặt với một vấn đề: Tại sao số phiếu phổ thông bầu cho bà Harris năm 2024 lại sụt đi hàng triệu phiếu so với số phiếu của ông Biden năm 2020? Tôi không biết. Tuy nhiên, hiện tượng này đă dẫn đến các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch, điều mà hệ thống bầu cử của Mỹ năm 2024 không cần.
Một số phán đoán khác nhau đang nổi lên xung quanh hiện tượng này:
1. Ông Trump đă nói đúng: đảng Dân chủ sụt phiếu bầu v́ họ đă không thể gian lận trong cuộc bầu cử năm 2024.
2. Những cử tri ủng hộ ông Biden không thích bà Harris đến mức lần này họ không đi bỏ phiếu.
3. Có ít nhất 7.5 triệu phiếu bầu vẫn chưa được kiểm.
4. Phe Cộng ḥa ở các tiểu bang đang ngăn chặn phiếu bầu của đảng Dân chủ.
5. Và tôi thích phán đoán này nhất: người ngoài hành tinh đă sử dụng công nghệ để xóa hồ sơ điện tử của 7.5 triệu cử tri này.
Một suy nghĩ chưa có lời giải là: làm sao một quốc gia tiên tiến, một quốc gia đi đầu về công nghệ, một quốc gia luôn cổ suư nền dân chủ và các giá trị Mỹ, và một quốc gia được mệnh danh là lănh đạo của thế giới tự do lại không thể kiểm phiếu chính xác hoặc đúng hạn?
VietBF@ Sưu tập