Hết Mỹ, Nhật, Philippines, giờ Trung Quốc sắp phải đối mặt thêm với cả EU sau khi Mỹ kêu gọi EU quyết liệt phản đối những hành động của Trung Quốc tại khu vực biển.
Bà Amy Searight – Thứ trưởng Quốc pḥng Mỹ phụ trách Đông Nam Á và Nam Á, cho hay, Washington hoan nghênh việc EU lên tiếng kêu gọi t́m kiếm một giải pháp hoà b́nh cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông cũng như kêu gọi sự tôn trọng luật pháp quốc tế ở trên biển.
Tuy nhiên, “có một chút khác biệt trong phương pháp tiếp cận” khi Washington lên tiếng kêu gọi ngừng ngay các hoạt động xây dựng, bồi đắp trái phép ở Biển Đông – một điều mà Trung Quốc bác bỏ.
"Sẽ là rất có ích nếu EU nói rơ hơn về việc họ ủng hộ những nguyên tắc đó", bà Searight cho biết tại cuộc thảo luận về các chính sách của Mỹ và EU đối với khu vực Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược của Washington.
"Một phương pháp tiếp cận thẳng thắn hơn một chút, ví dụ như là bày tỏ sự ủng hộ đối với lời kêu gọi ngừng các hoạt động bồi đắp, xây dựng và quân sự hoá thêm nữa, sẽ là rất có ích”, vị nữ quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đă phát biểu như vậy.
Theo ông Michael Fuchs – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, cần phải giảm nguy cơ xung đột ở Biển Đông – nơi Trung Quốc đang có cuộc đối đầu quyết liệt với các nước láng giềng Đông Nam Á v́ tranh chấp lănh thổ, lănh hải ở Biển Đông. “Đây là về việc nói lên tiếng nói khi chúng ta chứng kiến những hành động gây lo ngại”, ông Fuchs nhấn mạnh, thể hiện quan điểm giống với bà Searight.
Phản ứng trước những phát biểu mang tính nhắc nhở và có phần quở trách của đồng minh lớn, ông David O'Sullivan – Đại sứ EU tại thủ đô Washington, cho rằng, Liên minh Châu Âu và Mỹ có những mục tiêu tương tự nhưng “việc cùng cất chung tiếng nói trong một vấn đề nào đó đôi lúc th́ có ích và đôi khi lại phản tác dụng”.
Ông O'Sullivan cho hay, EU thực sự lo ngại về t́nh h́nh an ninh ở Đông Á và đưa vấn đề an ninh vào công việc của ḿnh. Tuy nhiên, EU cũng nói rơ, có những giới hạn nhất định trong việc này. “Điều cuối cùng mà khu vực Đông Á cần là thêm nhiều tàu chiến, pháo hạm. Tôi không nghĩ rằng đó sẽ là cách mà chúng tôi đóng góp cho nền an ninh trong tương lai của khu vực".
Với tuyên bố ở trên của Đại sứ EU, có vẻ như Liên minh Châu Âu không hài ḷng trước sự chỉ trích của đồng minh Mỹ. Tuy nhiên, EU rơ ràng muốn can thiệp vào t́nh h́nh Biển Đông nhưng không phải theo cách của Mỹ. Dù như thế nào th́ việc EU lo ngại về t́nh h́nh an ninh ở Biển Đông và tuyên bố chắc chắn can dự vào việc t́m kiếm một sự đảm bảo an ninh ở nơi đây cũng là một điều khiến Bắc Kinh phải lo ngại. Thêm sự can dự của Châu Âu, Trung Quốc sẽ khó ḷng mà “tự tung tự tác” ở khu vực biển chiến lược.
T́nh h́nh Biển Đông hiện nay đang gây lo ngại rất lớn cho cộng đồng thế giới. Mỹ đang ngày càng công khai đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Bên cạnh Mỹ c̣n sự hậu thuẫn của một đồng minh mạnh khác là Nhật Bản. Khác với lập trường có phần thận trọng hơn của EU, Nhật Bản tham gia quyết liệt trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là điều dễ hiểu bởi bản thân Tokyo cũng đang có cuộc tranh giành chủ quyền với Bắc Kinh ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe c̣n quan ngại trước sự nổi lên ngày một mạnh mẽ của Trung Quốc ở trong khu vực.
Tư lệnh Hải quân Nhật Bản – Đô đốc Tomohisa Takei, mới đây đă nói với một nhóm cố vấn của Washington rằng, các nước Châu Á cần phải tăng cường năng lực hải quân của họ cũng như đẩy mạnh sự phối hợp giữa họ trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông leo thang.
Theo lời ông Takei, các nước Châu Á nên cải thiện quan hệ với Washington thông qua “một liên minh vững chắc giống như liên minh Mỹ-Nhật hoặc thiết lập quan hệ hữu nghị với U.S."
Cũng như Mỹ, Nhật Bản không có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông nhưng lại có lợi ích lớn trong việc duy tŕ các tuyến đường biển chiến lược ở nơi đây. Nhật Bản cũng đang tăng cường năng lực hải quân để đối phó với Trung Quốc.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lănh thổ, lănh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lănh thổ Đài Loan.
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống c̣n. Đồng thời Biển Đông c̣n được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính v́ thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Gần đây, Bắc Kinh gây bất b́nh lớn cho các nước trong khu vực nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung v́ tự ư xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông.
VietBF ©Sưu tập