Go Back   VietBF > Funny Boxes > Young News | Thế Hệ Trẻ

 
 
Thread Tools
Old 12-15-2013   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default KGB đă dính bẫy 'Việt Nam thứ 2'

Trong cuộc đấu trí giữa KGB và CIA, không phải lúc nào KGB cũng giành phần thắng theo kiểu "ta thắng địch thua". Bài viết này xin kể lại một vụ mà KGB thua đậm CIA ở tầm chiến lược.

Cách đây tṛn 34 năm, ngày 12/12/1979, một nhóm rất hẹp các ủy viên Bộ Chính trị (BCT) Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp kín và ra một quyết định- có lẽ đây là quyết định sai lầm bi thảm nhất trong lịch sử Liên Xô - đưa quân vào Afghanistan. Một thời gian ngắn sau đó, quyết định trên mới được thông báo đến các ủy viên BCT khác không tham gia cuộc họp.

Ngày 27/12 đặc nhiệm GRU (Tổng cục t́nh báo quân sự trực thuộc Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Liên Xô), các phân đội đặc biệt của KGB (Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô) đă tấn công chiếm dinh tổng thống Afghanistan Kh. Amin tại Kabul.

Ngay sau đó, theo lệnh của Iu. Andropov (Chủ tịch KGB lúc bấy giờ), đặc nhiệm KGB đă bắn ngay Kh. Amin (mặc dù chính ông này đă đề nghị đưa Quân đội Xô Viết vào Afghanistan và đây là cái cớ công khai để Liên Xô hành động).

34 năm trước đây, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan. Các tài liệu liên quan đến công tác chuẩn bị cho cuộc can thiệp quân sự có lẽ đă bị hủy gần hết.

Cùng khoảng thời gian trên, các phân đội lính đổ bộ đường không đă bao vây các đơn vị của quân đội Afghanistan tại Kabul, chiếm các mục tiêu chủ chốt của thủ đô như Bộ Tổng tham mưu, các đầu mối liên lạc, Trung tâm phát thanh và truyền h́nh, trụ sở Bộ An ninh và Bộ Nội vụ Afghanistan.

Nếu xét từ góc độ kỹ thuật th́ những kết quả ban đầu của các đội đặc nhiệm là hoàn hảo, thậm chí là xuất sắc: rất ít đổ máu và kiểm soát được thủ đô Afghanistan, các đơn vị quân đội Afghanistan bị khóa chặt trong các doanh trại và hầu như không kháng cự, chính quyền được thay đổi "người của Liên Xô tại Kabul" đi cùng các đơn vị Xô Viết từ Moscow lên nắm quyền một cách êm thấm.

Tuy nhiên, sau đấy các sự kiện tiếp theo xảy ra không ngọt ngào như vây- một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài, tàn phá không chỉ Afghanistan mà c̣n làm kiệt quệ Liên Xô và là một trong những nguyên nhân làm Liên Xô sụp đổ sau đó hơn chục năm nữa.

Các thông tin từ phía Liên Xô

Căn cứ vào một số biên bản tốc kư ghi nội dung các cuộc họp kín của một nhóm hẹp ủy viên BCT c̣n sót lại trong hồ sơ lưu trữ th́ ban đầu quan điểm của các ủy viên này là rất tỉnh táo: Kabul yêu cầu quân đội và vũ khí nhưng không ai muốn can thiệp, cho dù xuất phát từ động cơ ư thức hệ, xin trích dẫn:

"Quân đội của họ đang tan ră, tại sao chúng ta lại phải tiến hành chiến tranh thay họ" - L.Breznhev; "Giới lănh đạo (Afghanistan) không nắm được lực lượng nào ủng hộ họ và không biết cách dựa vào lực lượng đó- họ xử bắn các đối thủ chính trị " - Iu. Andropov; "Không thể xử bắn hàng loạt và tra tấn như giới cầm quyền Kabul đang làm"- Kirilenko và "chúng ta đă cung cấp cho họ mọi thứ. Nhưng thu được ǵ?, Hoàn toàn không có một kết quả "tích cực nào"- vẫn Kirilenko.

Mặc dù vậy, BCT vẫn cho chuẩn bị các biện pháp quân sự. Ngày 17/3/1979 Bộ trưởng Quốc pḥng D.Ustinov báo cáo: có 2 phương án can thiệp quân sự- phương án một - trong ṿng một ngày đêm đưa 01 sư đoàn đổ bộ đường không vào Afghanistan và 01 trung đoàn bộ binh cơ giới vào thẳng Kabul; phương án hai - đưa 2 sư đoàn đổ bộ đường không vào Kabul cùng một lúc.

Trong điều kiện tuyệt đối bí mật, từ ngày 5 đến 7/7/1979, một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 111 của Sư đoàn cận vệ đổ bộ đường không đă được điều đến Bagram. Cùng thời điểm đó, các nhóm đặc nhiệm của KGB cũng đă có mặt tại Kabul.

Tại sao tất cả lại thay đổi đột ngột như vậy? Tại sao thay v́ hỗ trợ quân sự cho một chế độ đang sụp đổ lại sử dụng sức mạnh của các đơn vị đặc nhiệm và đưa quân ồ ạt vào Afghanistan để lật đổ chế độ đó. Tại sao lại phải làm như vậy, động cơ thực sự là ǵ, dựa trên những tin tức nào để ra quyết định, cơ chế ra quyết định là ǵ?

Cho đến hiện nay vẫn chưa có những câu trả lời rơ ràng cho các câu hỏi trên mặc dù đă nhiều thời gian trôi qua, nhiều lần thay đổi chế độ và xuất hiện hàng loạt hồi kư của các nhân vật tham gia. Điều đáng lưu ư là những người viết hồi kư (về cuộc chiến tại Afghanistan) chủ yếu là các sỹ quan KGB.

Cựu phó Tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục một KGB V. Kirpichenko có nhận xét về hiện tượng này như sau: "Nhiều năm đă qua đi, chính quyền thay đổi và những người lănh đạo trước kia vốn có trách nhiệm phải im lặng nay đă bắt đầu viết hồi kư, phát biểu trên TV, trả lời phỏng vấn về chủ đề Afghanistan. Điều đáng quan tâm là phần lớn họ là các cựu sỹ quan KGB, chứ không phải là các tướng lĩnh quân đội".

Nhân đây cũng xin nói rơ một bối cảnh có liên quan: chính giới lănh đạo quân sự cao cấp nhất thời đó là những người kiên quyết phản đối việc đưa quân vào Afghanistan như nguyên Tổng tham mưu trưởng (lúc đó) Nguyên soái X. Akhromeev, Chủ nhiệm Tổng cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu đại tướng V.Varenhikov, Tư lệnh Lục quân đại tướng I.Pavlovski, Cố vấn trưởng Lực lượng vũ trang Afghanistan trung tướng L.Gorelov.....

Các tướng lĩnh Xô Viết nhận thức được rằng "Một chiến dịch như vậy không đem lại một chút lợi ích nào về mặt quân sự - chiến lược"' và "tại sao chúng ta lại phải đưa quân vào vào bẫy đá khổng lồ đó, - nơi không có đường sắt, đường thủy để vận chuyển vũ khí đạn dược, đảm bảo vật chất- kỹ thuật... và con cháu chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho những sai lầm này".

Nhưng khi Tổng tham mưu trưởng Ogarkov t́m cách thuyết phục D.Ustinov rằng việc đưa quân vào Afghanistan là thiếu cân nhắc, ông đă nổi nóng và nói ngắn gọn: "Đồng chí định dạy khôn BCT à? Nhiệm vụ duy nhất của đồng chí là chấp hành mệnh lệnh".

Nguyên soái, Bộ trưởng quốc pḥng Liên Xô D.Ustinov, người trong năm 1979 đă ra lệnh đưa quân vào Afghanistan.

Một điều tương đối chắc chắn là vào thời điểm ra quyết định, BCT đă nhận được các tin tức t́nh báo mới làm thay đổi quan điểm (như đă nói ở ban đầu) và kênh cung cấp các thông tin mới đó không thể là ai khác ngoài KGB. Một bằng chứng gián tiếp:

"Sau khi thay đổi chế độ ở Kabul ngày 27/12/1979 tất cả những người tham gia chiến dịch được lệnh quên tất cả mọi chuyện và tiêu hủy toàn bộ các hồ sơ tài liệu có liên quan" - nguyên văn câu trích trong hồi kư của V.Kirpichenko. "Tôi cũng đă hủy toàn bộ các ghi chép, trong đó ghi tỷ mỷ đến từng phút các sự kiện xảy ra ở Afghanistan tháng 12/1979". Phải có lư do để ra các mệnh lệnh như vậy.

C̣n L.Shebarshin, người lănh đạo Cơ quan t́nh báo của KGB những năm 1989-1991 cũng có quan điểm tương tự: "KGB hiện không c̣n lưu trữ một tài liệu mật nào liên quan về tiến tŕnh ra quyết định lật đổ Kh.Amin, thành lập chính phủ mới do Carmal đứng đầu và đưa quân vào Afghanistan. Theo lời kể của các bạn bè tôi, một số bản viết tay đă bị hủy theo lệnh của đích thân Iu.Andropov".

C̣n V.Kriuchkov, Tổng cục trưởng Tổng cục một KGB lúc đó viết: "Mỹ, Anh, Đức và một số nước khác lúc đó rất quan tâm đến Afghanistan, đặc biệt là các khu vực phía bắc (giáp Liên Xô). Họ đă ráo riết t́m mọi cách làm suy yếu ảnh hưởng và vị thế của Liên Xô tại Afghanistan.

Và: "theo kênh của KGB và GRU ngày càng có nhiều tin t́nh báo về các mưu đồ sâu xa của Mỹ sử dụng khu vực lănh thổ (Afghanistan) giáp phía Nam Liên Xô" và "để vô hiệu hóa các mối đe dọa từ hướng Nam như vậy, Liên Xô sẽ buộc phải bố trí bổ sung ở các nước cộng ḥa Trung Á không ít hơn một tập đoàn quân, thành lập các tuyến pḥng thủ bổ sung với cơ sở hạ tầng tốn kém, hầu như thành lập mới hệ thống pḥng không".

Trong trường hợp này, nhiều khả năng là V.Kiuchkov đă nói không thật: nếu theo kênh của GRU mà có những tin tức như vậy th́ giới lănh đạo quân sự đă không kiên quyết phản đối việc đưa quân vào Afghanistan như đă nói ở trên.

Ngay cả những luận cứ mà D.Ustinov đưa ra tại một cuộc họp hẹp của Bộ Tổng tham mưu như: "Mục tiêu của Mỹ là thiết lập tại đây một sự thống trị duy nhất và bằng cách đó bắc cầu nối Pakistan và Iran". "Không thể cho phép Mỹ bố trí các tên lửa tầm ngắn và tầm trung trên lănh thổ Afghanistan ngay cạnh biên giới Liên Xô" cũng không thuyết phục được các tướng lĩnh tham gia cuộc họp.

Rơ ràng là các tin tức t́nh báo của GRU mà các tướng lĩnh có trong tay không làm cho họ tin vào một lập luận như vậy.

Nhưng nếu V.Kriuchkov vẫn tin vào giả thuyết "các âm mưu của Mỹ" th́ những tin tức ông này lấy từ đâu? Chính ông này viết: "Chúng tôi thường xuyên nhận được các thông tin về việc một số nước phương Tây tăng cường hoạt động tại Afghanistan.

Hơn nữa, các hoạt động này đều mang tính chất chống Xô Viết" và nhấn mạnh "không thể không nhận ra điều đó". Khó có thể không tin vào nhận xét trên của Trưởng ngành t́nh báo KGB nhưng từ đó xuất hiện câu hỏi: có lẽ đây chính là những kế hoạch có chủ ư của Mỹ mà trực tiếp là CIA nhằm để Liên Xô tin vào điều này.

Kriuchkov cũng đề cập đến việc KGB ngày càng mất ḷng tin vào Amin: "Chúng tôi có đồng quan điểm là Amin ngày càng trở thành mối đe dọa nguy hiểm đối với số phận cách mạng Afghanistan". Tại sao lại như vậy? Có phải chỉ v́ ông này áp dụng các biện pháp trừng phạt hơi quá tay (theo quan điểm của những người của Andropov).

Tướng Kirpichenko nhớ lại là vào tháng 11/1979, ông này được V. Kriuchkov gọi đến và thông báo "tên độc tài Amin thể hiện ḿnh như một tên phát xít chính hiệu và là tên đao phủ đối với nhân dân Afghanistan". Nhưng quan trọng nhất là "đă phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy Amin đang chuyển chính sách về phía Mỹ".

Đại tướng N.Leonov (lúc đó là phó cục trưởng Cục phân tích thông tin Tổng cục một KGB ) nhận xét rằng Amin bị buộc rất nhiều tội, nhưng quan trong nhất là nhân vật này đă từng học ở Mỹ và có lẽ đă bị CIA tuyển mộ "Tổ điệp báo của KGB tại Kabul thường xuyên lưu ư:

"Nhân vật này có thể trốn khỏi Afghanistan ngay sau khi đă tiêu diệt xong Đảng (Đảng nhân dân cách mạng Afghanistan được Liên Xô hậu thuẫn). C̣n nhiều thông tin nữa về việc h́nh như hắn đang chuyển tiền vào các tài khoản nước ngoài và gửi các tài sản quư sang Tokyo.

C̣n các tin tức khác khẳng định việc Amin là đă trở thành một nhân vật chống Xô Viết cuồng tín th́ hầu như ngày nào cũng xuất hiện trong các bản báo cáo từ Kabul gửi về.

Sỹ quan cao cấp GRU của Bộ Tổng tham mưu (lúc đó là đại tá, sau là thiếu tướng) V. Kolesnhik, người chỉ huy chiến dịch tấn công dinh tổng thống của Amin nhớ lại rằng, ngay trước khi chiến dịch bắt đầu, tướng KGB IU. Deozlov, phó của ông trong chiến dịch này đồng thời chỉ huy các đội đặc nhiệm KGB, khi phát biểu trước những người tham gia chiến dịch đă nói rằng Amin chính là gián điệp của CIA".

Một nhân vật khác tham gia chiến dịch trên là V.Kurilov cũng khẳng định chi tiết này. C̣n chính tướng Drozlov, lúc ấy là Cục trưởng Cục "S" (T́nh báo bất hợp pháp" Tổng cục một KGB sau này đă nhiều lần trích dẫn về âm mưu của CIA qua lời của một số t́nh báo viên CIA, dường như đă khẳng định với tổ điệp báo (CIA) tại Afghanistan của ḿnh "là Mỹ không thể dễ dàng để mất Afghanistan vào tay người Nga như vậy được".

Ông này cũng khẳng định: "Việc Mỹ đứng chân tại Afghanistan tạo điều kiện cho nước này tiến sát đến khu mỏ có giá nhất của thế giới là Tazikistan - nơi có tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev - chính v́ vậy mà Liên Xô phải bảo vệ các đường biên giới phía Nam của ḿnh, bảo vệ các các nguồn năng lượng trong tương lai và các tài nguyên thiên nhiên khác của dăy Pamir".

Nói chung, tất cả các tin tức báo về đều dẫn tới kết luận là: 1/ Amin là gián điệp của Mỹ - sẽ sớm bắt tay với Mỹ chống Liên Xô. 2/ Người Mỹ đă sẵn sàng chiếm các mỏ quư tại Pamir và 3/ Mỹ lên kế hoạch bố trí tên lửa tại Afghanistan nhằm vào Liên Xô.

Chỉ không hiểu tại sao các báo cáo trên lại quên một chi tiết rất quan trọng là tên "gián điệp" của CIA (Kh.Amin) lại khẩn thiết yêu cầu Kremlin khẩn trương đưa quân vào Afghanistan? Tại sao chỉ có các nhân viên KGB là thông báo và khẳng định về việc Mỹ chuẩn bị bố trí tên lửa Pershing tại nước này trong khi mạng lưới điệp báo của GRU lại không hề có một ḍng nào về chủ đề này (trong khi đây là nhiệm vụ chính của GRU).

Thông tin từ phía Mỹ

Cựu giám đốc CIA R. Gates trong hồi kư của ḿnh đă đề cập đến việc CIA bắt đầu hỗ trợ các chiến binh từ mấy tháng trước khi Quân đội Xô Viết xâm nhập Afghanistan. Năm 1998, khi trả lời các phóng viên tờ báo Pháp "Le Nouvel Observateur" về vấn đề này, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Z. Bzezinski đă thừa nhận:

"Tuy theo các thông tin chính thức th́ CIA bắt đầu đầu cung cấp vũ khí cho những kẻ thánh chiến tại Afghanistan sau khi Quân đội Xô Viết tiến vào nước này nhưng trên thực tế th́ từ 03/7/1979, Tổng thống Carter đă kư một chỉ lệnh về việc giúp đỡ những kẻ chống đối chế độ thân Xô Viết ở Kabul. Ngay ngày hôm đó tôi đă gửi Tổng thống ư kiến của ḿnh: "theo quan điểm của tôi, việc giúp những kẻ chống đối sẽ dẫn tới việc Liên Xô can thiệp quân sự".

Khi trả lời câu hỏi của phóng viên là liệu việc quyết tâm tiến hành chiến dịch mật (hỗ trợ phiến quân) có phải là tính toán của Mỹ nhằm để Liên Xô đưa quân vào Afghanistan hay không, Bzezinski trả lời là không hoàn toàn như vây, chúng tôi không ép Liên Xô can thiệp, nhưng chúng tôi đă cố t́nh tăng khả năng để người Nga làm việc đó. Đồng thời ông này cũng cho rằng chiến dịch trên là một ư tưởng tuyệt vời. Hiệu quả của nó là Liên Xô đă rơi vào cái bẫy Afghanistan.

Một số nguồn thông tin khác cho rằng chính quyền Carter đă bắt đầu xem xét khả năng thông qua các kênh bí mật giúp đỡ cho đội quân nổi dậy tại Afghanistan này ngay từ đầu năm 1979. Ngay đầu năm đó, Bzezinski đă đề nghị áp dụng một loạt biện pháp nhằm làm suy yếu anh hưởng của người Nga nay tại "sân sau" của ḿnh, thuyết phục Carter cho phép bí mật cung cấp cho các nhóm phiến quân lô vũ khí đầu tiên.

Thực ra, đây chỉ là lô súng trường đă rất cũ của Anh cỡ 7,7 mm. Tuy nhiên, điều quan trọng nằm ở chỗ khác: Những kẻ chống đối chính quyền Kabul hiểu rằng, sau lưng họ là một cường quốc và điều đó làm cho các nhóm này hoạt động tích cực hơn và một điều nữa c̣n quan trọng hơn - các thông tin này (về việc Mỹ cung cấp vũ khí), không nghi ngờ ǵ nữa, đă được chuyển về Moscow. Nó sẽ làm tăng "độ tin cậy" của các phân tích về "các âm mưu của Mỹ".

Trong hồi kư của ḿnh, R.Gates đă viết là ngày 28/3/1979 nhân viên CIA, chuyên gia về Liên Xô A.Horelick đă viết báo cáo gửi giám đốc CIA Terner dự báo các kịch bản phát triển t́nh h́nh ở Afghanistan.

Kết luận của Horelick là: sự phát triển của phong trào nổi dậy có thể buộc Liên Xô phải can thiệp. Hai ngày sau đó, phó của Bzezinski là D.Aaron đă chủ tŕ cuộc họp của Ủy ban điều phối đặc biệt về Afghanistan. Kết luận của cuộc họp: Mỹ cần phải có các hành động đối phó với Liên Xô tại khu vực. Đại diện Lầu Năm góc W.Slocomb đề nghị: "ép Liên Xô vào một vũng lầy "Việt Nam thứ 2".

Ngày 6/4/1979 , tại một họp khác của Ủy ban nói trên, nhưng dưới sự chủ tŕ của đích thân Bzerzinski các thành viên Ủy ban đă thảo luật một loạt các phương án hành động, từ cung cấp vũ khí đến giúp đỡ huấn luyện quân nổi dậy. Nhóm công tác đặc biệt khuyến nghị CIA cung cấp "sự giúp đỡ dân sự" cho những kẻ chông chính quyền.

Ngày 24/4/1979, Horelick lại viết tiếp một bản báo cáo gửi giám đốc CIA liên quan đến việc hỗ trợ quân nổi dậy. Như đă biết, ngày 3/6 Carter đă kư sắc lệnh đầu tiên về vấn đề này. Khi đó Nhà trắng chắc chắn hiểu rằng sự hỗ trợ đó sẽ dẫn tới sự can thiệp quân sự của Liên Xô và đă cố t́nh làm như vậy để đưa Liên Xô vào bẫy. Đây chính là mục đích quan trọng nhất của "sự giúp đỡ" chứ hoàn toàn không phải xuất phát từ "t́nh đoàn kết chân thành" với các phiến quân. Không thể rút ra một kết luận nào khác.

Chỉ có những ai ngây thơ mới tin rằng, tṛ chơi trên (các cuộc họp, quyết định hỗ trợ, cung cấp vũ khí...) qua được mắt t́nh báo KGB, chưa kể việc CIA c̣n "tạo điều kiện thuận lợi" để các điệp viên của KGB tiếp cận các thông tin này (những thông tin mà CIA muốn cung cấp, dĩ nhiên - đây là một nhiệm vụ hàng đầu của CIA trong chiến dịch này).

Thế c̣n việc những tin trên "được ṛ rỉ" như thế nào, qua kênh nào và đến Moscow như thế nào th́ đấy thuần túy chỉ là vấn đề chi tiết kỹ thuật. Điều quan trọng nhất là đến mùa thu năm 1979, các nhân viên dưới quyền Iu. Andropov đă thổi c̣i báo động: kẻ thù đă ở ngay trước cửa! Cùng lúc đó, CIA cũng đưa Kh. Amin vào cuộc chơi - B.Amstutz, đại biện lâm thời của Mỹ tại Afghanistan thường xuyên đến gặp Kh.Amin- và tin này cũng được chuyển ngay về Moscow.

Ngày 24/12, Inman báo cáo: đến thời điểm Liên Xô đưa quân vào Afghanistan chỉ c̣n 15 giờ nữa. Bzizinski nhớ lại vào thời điểm khi quân Liên Xô chính thức vượt biên giới, tôi báo cáo với tổng thống Carter: "Bây giờ chúng ta đă có khả năng tạo cho Liên Xô một Việt Nam của riêng ḿnh".

Lưu ư: lô hàng bí mật đầu tiên (mồi nhử) cung cấp cho quân nổi dậy chỉ có khoảng 1000 súng bộ binh và đạn dược do Liên Xô sản xuất và được CIA bảo quản để sử dụng trong những trường hợp như vậy nhưng chỉ mấy ngày sau khi Xô Viết đưa quân vào, các container chứa vũ khí đă được bí mật vận chuyển từ một căn cứ ở San- Antonio đến Islamabad và qua các cơ quan t́nh báo của Tổng thống Zia-Ul-Khak (Pakistan) để phân phối cho quân nổi dậy Afghanistan (và đây mới là hỗ trợ thực sự) .

Miếng mồi đă tỏ ra rất hiệu quả: Liên Xô nhận được "một Việt Nam mới". Như Bzezinski sau này hài ḷng nhớ lại "Trong suốt gần 10 năm, Moscow buộc phải tiến hành một cuộc chiến quá sức chịu đựng. Cuộc xung đột này đă làm cho xă hội (Xô Viết) rối loạn và cuối cùng đă dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Liên Xô".

Như vậy, chiến dịch đặc biệt của Mỹ "Một Việt Nam khác dành cho Liên Xô" đă hoàn thành sứ mệnh của nó. Nhưng chính người Mỹ không ép Liên Xô phải đưa quân vào Afghanistan, và người Mỹ cũng không phát động chiến tranh.

Nếu như các cơ quan t́nh báo Liên Xô đă mắc bẫy của Mỹ , th́ điều đó có nghĩa là vào thời gian nói trên KGB (nguồn cung cấp tin tức t́nh báo chính cho Kremlin trong trường hợp này như đă nói ở phần trước) đă có những vấn đề rất nghiêm trọng: hoặc là về chất lượng nguồn tin t́nh báo, hoặc là với công tác phân tích tin và không loại trừ là cả hai. Và điều đó, rất tiếc là đă dẫn đến những quyết định sai lầm của giới lănh đạo và kết quả bi thảm như chúng ta đă thấy- kết thúc bi thảm của một cuộc chiến và số phận của một đất nước.

Từ năm 1945 đến 1991, Liên Xô can dự vào 10 cuộc chiến, một vài con số thiệt hại về sinh mạng như sau:

Chiến tranh Triều Tiên: 315 người

Chiến tranh Việt Nam: 16 người

Các cuộc xung đột ở Trung Đông: 52 người

Riêng trong cuộc chiến tại Afghanistan đă có tới 15.051 công dân Liên Xô thiệt mạng, không kể số người bị thương.

Lê Hùng
Zing
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cua-da.jpg
Views:	465
Size:	49.9 KB
ID:	547539   Click image for larger version

Name:	tu-tu.jpg
Views:	463
Size:	79.6 KB
ID:	547540  
saigon75_is_offline  
Old 12-15-2013   #2
hanang
Banned
 
Join Date: Dec 2013
Posts: 450
Thanks: 1
Thanked 84 Times in 16 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 0
hanang Reputation Uy Tín Level 1
Default

15.051 một con số quá lớn
hanang_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.