Giới quan sát đang phân tích, giải mă ư đồ của Mỹ khi bất ngờ cho phép Ukraine tập kích sâu vào lănh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa của Mỹ - một động thái có thể kéo phương Tây xích lại gần kịch bản đối đầu quân sự trực tiếp với Nga.
Bước ngoặt lớn khi lằn ranh đỏ của Nga tiếp tục bị Mỹ đè qua
Tổng thống Mỹ Biden đă tạo một bước ngoặt lớn trong chính sách của nước này đối với xung đột Ukraine. Giới chức Mỹ vừa cho hay, ông Biden đă lần đầu tiên cho phép quân đội Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất và cung cấp để đánh sâu vào lănh thổ Nga. ATACMS là viết tắt bằng tiếng Anh của cụm từ “Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân”.Động thái tiên phong này của Mỹ cũng tạo điều kiện cho Anh và Pháp cung cấp những vũ khí tầm xa tương ứng của họ cho Ukraine.
Như vậy một lần nữa Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung đă vượt qua thêm một lằn ranh đỏ của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Một số quan chức Nga (bao gồm cả trong Quốc hội Nga) đă phản ứng gay gắt với động thái trên của chính quyền Biden, coi đây là sự khiêu khích mới có thể dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ 3, với sự tham chiến trực tiếp của NATO trong xung đột Nga - Ukraine.
Từ trước đó, Tổng thống Nga Putin đă cảnh báo rằng Moscow xem việc Ukraine triển khai vũ khí phương Tây để tấn công Nga đồng nghĩa với “sự tham gia trực tiếp” của NATO, làm thay đổi bản chất của xung đột Ukraine.
Sự kiện này c̣n rất đáng chú ư v́ nó xảy ra vào thời điểm ông Biden chỉ c̣n tại nhiệm trong 2 tháng nữa, trước khi bàn giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Trump - người đă cam kết sẽ giới hạn viện trợ quân sự cho Ukraine một khi ông lên nắm quyền tại nước Mỹ.
Giới chức Mỹ giải thích rằng sự thay đổi chính sách lần này là do yếu tố Triều Tiên hỗ trợ Nga. Họ muốn gửi thông điệp mạnh mẽ tới Triều Tiên để cảnh báo nước này chớ gửi quân sang hỗ trợ Nga đối đầu với Ukraine.
Tuy nhiên, đây có thể chỉ là cách nói mang tính ngoại giao - ngoài mục tiêu ngăn chặn sự nhập cuộc của Triều Tiên, Mỹ c̣n muốn cản trở đáng kể bước tiến của Nga trên chiến trường Ukraine.
Trước mắt, Tổng thống Biden đồng ư để quân đội Ukraine sử dụng ATACMS tấn công lực lượng Nga ở Kursk nhưng ông có thể cho phép lực lượng Ukraine triển khai ATACMS cả ở những mặt trận khác.
Mỹ không c̣n e ngại Nga?
Tổng thống Biden bắt đầu nới lỏng các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí Mỹ trên đất Nga sau khi Nga mở cuộc tấn công xuyên biên giới trên hướng Kharkov (thành phố lớn thứ 2 của Ukraine) vào tháng 5/2024.
Khi ấy, để giúp Ukraine pḥng thủ tại Kharkov, Tổng thống Biden cho phép họ sử dụng Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), với tầm bắn khoảng 80km, để tấn công lực lượng Nga qua biên giới. Nhưng lúc đó ông Biden chưa cho phép Ukraine sử dụng ATACMS có tầm bắn xa hơn (khoảng 305km) để bảo vệ Kharkov.
Trong suốt tiền tŕnh xung đột Nga - Ukraine, phương Tây từng bước leo thang viện trợ dành cho Ukraine. Nhiều điều vốn là cấm kỵ trước đây th́ nay đă trở nên b́nh thường, như việc cung cấp cho Ukraine các tên lửa HIMARS và máy bay chiến đấu F-16.
Một vài quan chức Mỹ cho biết, họ e sợ việc Ukraine tập kích Nga bằng tên lửa tầm xa xuyên biên giới có thể khiến Nga dùng vũ lực để trả đũa Mỹ và đồng minh. Song những quan chức Mỹ khác cho rằng những nỗi e sợ đă bị thổi phồng quá mức.
Cục diện Ukraine khi ông Trump trở lại Nhà Trắng
Một khi ra tay, quân đội Ukraine có thể dùng ATACMS để tấn công vào những nơi tập trung quân Nga và Triều Tiên, các vũ khí hạng nặng của họ, các trung tâm hậu cần, kho đạn và tuyến tiếp tế nằm sâu trong lănh thổ Nga.
Tuy nhiên, ATACMS khó giúp Ukraine lật ngược được t́nh thế. Thứ nhất, số lượng hệ thống và tên lửa ATACMS không lớn. Bản thân quân đội Mỹ cũng không dư dả ATACMS - đây cũng là yếu tố khiến một số quan chức Lầu Năm Góc phản đối việc gửi vũ khí này cho Ukraine. Thứ hai, việc Ukraine triển khai sử dụng ATACMS vào lúc này có thể là khá muộn màng v́ Nga đă giành được lợi thế lớn trên chiến trường.
Hơn nữa, Ukraine dường như đă tự chủ hơn về mặt vũ khí, bớt phải phụ thuộc vào vũ khí từ bên ngoài. Trong cuộc đột kích sâu vào tỉnh Kursk của Nga, quân đội Ukraine đă dựa nhiều vào những UAV giá rẻ do Ukraine tự thiết kế và sản xuất. Đáng chú ư, Mỹ đă đồng ư tài trợ cho Ukraine phát triển các UAV nội địa.
Mặc dù vậy, vũ khí tầm xa của Mỹ như ATACMS vẫn có khả năng kéo dài xung đột Ukraine, tạo thêm tổn thất cho Nga và gây khó khăn cho chính quyền Trump tương lai.
Nh́n chung các đại diện trong chính quyền Trump tương lai đều phản đối động thái mới của ông Biden liên quan Ukraine và vũ khí tầm xa. Tuy nhiên, một số nhân vật trong đội ngũ của ông Trump lại có cách nh́n khác. Như Michael Waltz - người được ông Trump chọn làm Cố vấn An ninh quốc gia sắp tới, th́ cho rằng Mỹ cần đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí cho Ukraine để buộc Nga phải đàm phán.
|