Gần 200 ngàn đồng/bát phở, 40 ngàn đồng một bát mì tôm và hàng loạt các sản phẩm hàng hóa khác ở các quán cà phê, nhà hàng trong khu vực sân bay có giá "trên trời".
Giá "chát chúa"
Vào sân bay đợi người thân, bạn bè... lỡ ngồi nhà hàng, quán xá trong khu vực này người tiêu dùng sẽ bị "chém đẹp" và không thể nào từ chối trả tiền được vì sản phẩm đã dùng. Câu chuyện đó đã được PV các báo phản ánh nhiều lần.
Vào cuối tháng 2 với hiện trạng tại sân bay Nội Bài, khách phải trả giá cao gấp nhiều lần so với thực tế, gần 200.000 đồng một bát phở và chai nước suối, một bát mì tôm lên đến 40.000 đồng.
Còn theo điều tra của PV báo PLTP, tại một quán cà phê trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đồ uống ở đây đều có giá 60.000 - 100.000 đồng/món, đặc biệt một chai nước suối có giá 60.000 đồng. Giá này là quá cao bởi ở bên ngoài, các tiệm chỉ bán tầm 15.000 đồng. Các món ăn khác như phở, mì bò cũng đội giá lên đến gần 80.000 đồng/tô...
Một số sân bay khác như ở Huế tình trạng cũng tương tự, một tô mì gói hộp, không thịt gì cũng giá khoảng 40.000 đồng cộng thêm một ly cà phê sữa rất bình thường cũng ngót nghét cả 100.000 đồng...
Bạn đọc An Nhiên tại TP. Hồ Chí Minh, là nhân viên một cửa hàng thức ăn tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM), thấy rằng tình hình buôn bán ở đây ngày càng ế ẩm, vắng khách vì giá quá cao.
"Mỗi lần mua hàng xong, khách đều lắc đầu hoặc có những người còn than phiền "bán gì cắt cổ vậy". Nghe những lời đó tôi rất buồn nhưng đây là giá quy định của đơn vị quản lý nên phải chịu. Cảm nhận của tôi là giá các mặt hàng "trên trời", làm sao mà hành khách không khỏi bức xúc. Chai nước khoáng ở ngoài bán chỉ vài ngàn đồng vậy mà khi đưa vào đây bán gần gấp 10 lần, các mặt hàng thức ăn cũng vậy. Với tình hình như vậy, bất đắc dĩ lắm hàng khách mới mua", bạn An Nhiên nói.
Cũng theo bạn An Nhiên, là nhân viên bán hàng, tôi chỉ mong muốn cửa hàng của tôi hạ giá thành xuống để có nhiều khách hàng đến mua và cả người mua lẫn người bán đều vui vẻ. Giá bán có cao thì cũng chỉ nên nhỉnh hơn bên ngoài một chút mà thôi.
Bạn đọc Khắc Vinh cũng tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, em tôi cũng là nạn nhân khi phải mua đồ ăn ở sân bay vì đói quá, nhịn không được. Nếu ăn ở bên ngoài thì giá tô mì gói, ly nước cam cũng khoảng 50.000 đồng nhưng em tôi bị nổ đom đóm mắt do phải trả tới gần 300.000 đồng. Chuyện đã lỡ nên em tôi đành bấm bụng móc tiền trả nhưng ấm ức mãi.
"Dịch vụ ở sân bay có cao cấp hơn những chỗ khác nhưng không vì thế mà đưa ra giá trên trời. Đành rằng khách đi máy bay thì có tiền nhưng đâu phải vì vậy mà muốn bán sao thì bán. Em tôi giờ rút ra kinh nghiệm đi đâu thì cứ chuẩn bị thức ăn, khỏi phải mua bán gì cho mệt.
Nhưng nếu ai cũng như em tôi vì bị sự cố mua đắt như trên mà chuẩn bị thức ăn từ ở nhà thì các cửa hàng ở sân bay chỉ có nước dẹp tiệm. Các cửa hàng dịch vụ nên tự xem xét lại mình để đưa ra giá cả hợp lý", bạn Vinh cho biết thêm. Chất lượng cao hay độc quyền?
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các cảng hàng không kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các đơn vị lạm dụng vị thế độc quyền nâng giá dịch vụ hàng hóa bất hợp lý trong sân bay. Sau nhiều phản ánh về giá cả đắt đỏ ở sân bay thời gian qua, Cục Hàng không Việt Nam vừa ra quyết định chấn chỉnh việc này.
Theo đó, Cục đã có văn bản yêu cầu Cảng vụ Hàng không miền Bắc, Trung, Nam tăng cường kiểm tra, khuyến cáo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phi hàng không (cung ứng dịch vụ sân đỗ, suất ăn máy bay, kinh doanh miễn thuế, kinh doanh ăn uống...) thực hiện nghiêm túc việc đăng ký chất lượng, giá sản phẩm, niêm yết công khai...
Ngoài ra, cảng vụ hàng không phải phối hợp với các doanh nghiệp rà soát, phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lạm dụng vị thế độc quyền trong kinh doanh tại khu vực sân bay để nâng hoặc hạ giá dịch vụ và hàng hóa bất hợp lý.
Các đơn vị không thực hiện cam kết cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo đúng chất lượng, giá đã đăng ký, không tuân thủ việc đăng ký giá và niêm yết công khai giá theo quy định cũng sẽ bị xử lý. Các cảng vụ hàng không có trách nhiệm báo cáo Cục sau khi thực hiện việc rà soát, kiểm tra, xử lý trên. Đây được xem như nỗ lực của hàng không Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, một đại diện Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (đơn vị quản lý toàn bộ các cảng hàng không ở Việt Nam) cho biết đơn vị đang rà soát lại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại sân bay để có biện pháp chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh, phục vụ tốt cho khách hàng.
Tuy nhiên, vị này phân tích: "Mọi người đừng nên so sánh mặt hàng a b c... gì đó sẽ được bán với giá gần bằng nhau ở nhiều địa điểm khác nhau. So sánh như vậy là không hợp lý. Vì rõ ràng khi chất lượng phục vụ tốt hơn thì giá thành có thể có chênh lệch. Thế nhưng cũng phải nhìn nhận mức giá khác biệt đó phải nằm trong mức độ mà thị trường có thể chấp nhận được, nếu quá cách biệt thì bất hợp lý". AP
Việt Nam bây giờ có thể gọi tóm tắt là "Cướp Khắp Mọi Nơi, Cướp Trên Từng Cây Số". Đảng cướp, dân cướp, thương buôn cũng là kẻ cướp. Thay nhau mà cướp. Đất nước phồn vinh, ấm no và hạnh phúc vô vàn.
Bình luận vậy cũng hơi oan. Giá cả đồ ăn uống trong phi trường lúc nào mà ko mắc hơn 5-6 lần bên ngoài. Chi phí thuê bao cao và lượng khách ko nhiều nên phải cân bằng như vậy thôi. Thuận mua vừa bán mà, đâu có ai ép buộc.
Bình luận vậy cũng hơi oan. Giá cả đồ ăn uống trong phi trường lúc nào mà ko mắc hơn 5-6 lần bên ngoài. Chi phí thuê bao cao và lượng khách ko nhiều nên phải cân bằng như vậy thôi. Thuận mua vừa bán mà, đâu có ai ép buộc.
Có bao giờ mua đồ ở trong phi trường chưa vậy anh bạn? Trong các phi trường thì mắc hơn bên ngoài khoảng gấp rưỡi, cao lắm cũng chừng gấp hai. Làm gì có chuyện mắc gấp 5, 6 lần ở ngoài được?
Còn chuyện lượng khách không nhiều nên phải tăng giá để cân bằng thì đúng là chuyện NÓI NGƯỢC. Nói như vậy thì các quán bán ế ẩm lỗ vốn thì cứ tăng giá lên là cân bằng lấy lại vốn ngay! Quán phở nào cả tuần chỉ có 1 người khách, thì bán tô đó giá $1500 USD để cân bằng!
tui chẳng bao giờ mua gì ở sân bay ngoại trừ ở duty-free
nói chung là ...giá cao quá thì ...đơn giản là không mua.
nếu ai cũng làm vậy, thì chắc chắn hàng sẽ giảm giá lại nếu muốn bán.
Có bao giờ mua đồ ở trong phi trường chưa vậy anh bạn? Trong các phi trường thì mắc hơn bên ngoài khoảng gấp rưỡi, cao lắm cũng chừng gấp hai. Làm gì có chuyện mắc gấp 5, 6 lần ở ngoài được?
Còn chuyện lượng khách không nhiều nên phải tăng giá để cân bằng thì đúng là chuyện NÓI NGƯỢC. Nói như vậy thì các quán bán ế ẩm lỗ vốn thì cứ tăng giá lên là cân bằng lấy lại vốn ngay! Quán phở nào cả tuần chỉ có 1 người khách, thì bán tô đó giá $1500 USD để cân bằng!
Vậy là bác này chưa làm qua kinh tế rồi. Chuyện làm giá buôn bán để kiếm sống ko có liên quan trực tiếp gì đến bán ế ẩm hết.
Nếu muốn làm bản giá khi mở quán bán, thì phải ước lượng trước bán món hàng đó bao nhiêu lần trong 1 ngày/ tuần/ tháng ... nói chung là chu kì hoán chuyển của nó. Qua đó mới định giá để ước chừng thu nhập vào. Và so sánh với tiền thuê mặt bằng, nhân viên ... Nếu chỉ so sánh giá của người khác bán mà ko rõ mình Chi & Thu bao nhiêu thì dễ phá sản sớm.
Ở sân bay thì lượng khách có giới hạn và giá tiền chi trả cao nên giá bán phải cao thì bình thường. Thuận mua thì vừa bán thôi.
Ở VN thì có cái ngược đời ở chổ là món hàng nào bán chạy thì bị lên giá.
Nếu muốn dẫn chứng thì thứ 3 này tôi có dịp đi qua phi trường thuộc loại lớn ở châu Âu sẽ chụp hình bản giá thức uống cho xem nó mắt hơn bên ngoài là bao nhiêu.
Vậy là bác này chưa làm qua kinh tế rồi. Chuyện làm giá buôn bán để kiếm sống ko có liên quan trực tiếp gì đến bán ế ẩm hết.
Nếu muốn làm bản giá khi mở quán bán, thì phải ước lượng trước bán món hàng đó bao nhiêu lần trong 1 ngày/ tuần/ tháng ... nói chung là chu kì hoán chuyển của nó. Qua đó mới định giá để ước chừng thu nhập vào. Và so sánh với tiền thuê mặt bằng, nhân viên ... Nếu chỉ so sánh giá của người khác bán mà ko rõ mình Chi & Thu bao nhiêu thì dễ phá sản sớm.
Ở sân bay thì lượng khách có giới hạn và giá tiền chi trả cao nên giá bán phải cao thì bình thường. Thuận mua thì vừa bán thôi.
Nhiều chữ quá. Anh bạn mà thật sự biết từ ngữ trong ECONOMICS thì chỉ cần vài chữ là xong.
Tiếng Việt thì gọi là CUNG và CẦU.
Còn tiếng Anh thì gọi là SUPPLY and DEMAND.
Quote:
Originally Posted by J_P
Ở VN thì có cái ngược đời ở chổ là món hàng nào bán chạy thì bị lên giá.
Trong post trước của anh bạn thì nói rằng do bán không chạy nên phải tăng giá lên để lấy lại cân bằng. Còn post này thì nói ngược với post trước. Tui thật không rõ ý anh bạn là sao.
Và bán chạy mà người bán có lên giá moi thêm lời, thì cũng là chuyện RẤT BÌNH THƯỜNG chứ ngược đời khỉ gì. Ở VN cũng bán siết họng là đúng rồi.
Chừng nào bán không chạy, buộc họ phải giảm giá xuống để chạy hàng, gọi là bán ON SALE. Anh bạn chưa thấy qua à?
Quote:
Originally Posted by J_P
Nếu muốn dẫn chứng thì thứ 3 này tôi có dịp đi qua phi trường thuộc loại lớn ở châu Âu sẽ chụp hình bản giá thức uống cho xem nó mắt hơn bên ngoài là bao nhiêu.
Còn những món hàng khác thì sao? Tại sao phải là nước uống?
Anh bạn cứ chụp hình giá TRONG PHI TRƯỜNG và NGOÀI PHI TRƯỜNG ở cùng địa phương đó, xem giá trung bình các mặt hàng có mắc gấp 5, 6 lần như lời anh bạn nói hay không.
Nước uống là từ khi có vụ 9/11 ở World Trade Center thì phi trường sợ chất nổ nên cấm hành khách mang theo liquid trên 100 mL. Từ đó nước bán trong phi trường mới bán được nhiều hơn, rồi họ tăng giá. Chứ làm gì có chuyện vì bán không được nên tăng giá cho cân bằng.
Cũng vì người bán thì MONOPOLY độc quyền bán, trong khi người mua thì cần nước. Những gì anh bạn nói đều là ngược lại cả rồi. Hành khách mà được quyền mang nước theo thì họ bớt mua nước uống, thì phải giảm giá thôi.
Đến với 2 Bạn J_P và koorlie đã có nhửng thảo luận trên tinh thần cỡi mở học học hỏi . HL vẵn theo dõi đề tài này . Về Kinh tế thị thường buôn bán mang nhiều sắc thái khác nhau ( chợ đen , chợ đỏ ) khó mà phân biệt một cách hoàn hảo . Tuy nhiên ở đề tài này HL rất thích thú ở sự phân tích của 2 bạn để làm rõ nét cái thị trường kinh tế ( mánh khóe của con buôn ) Một lần nữa Cám ơn 2 bạn
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
Nhiều chữ quá. Anh bạn mà thật sự biết từ ngữ trong ECONOMICS thì chỉ cần vài chữ là xong. Tiếng Việt thì gọi là CUNG và CẦU. Còn tiếng Anh thì gọi là SUPPLY and DEMAND.
Rồi, lại áp dụng ko đến nơi đến chốn. Cung và cầu nhằm cân bằng thị trường. Thiếu món gì thì bán món đó, cần món gì thì bán món đó. Tạo giá mình bán ra phải tính vào CHI (vốn) và THU.
Quote:
Originally Posted by koorlie
Trong post trước của anh bạn thì nói rằng do bán không chạy nên phải tăng giá lên để lấy lại cân bằng. Còn post này thì nói ngược với post trước. Tui thật không rõ ý anh bạn là sao.
Nên đọc/ hiểu kĩ người khác viết đi rồi hãy bình luận. Tôi nói môi trường phi trường lượng người ko nhiều, giá chi phí ko rẻ nên phải mắc. Đọc sao mà nói thành ế ẩm vậy?!? Quả nhiên tiếng Việt của anh bạn quá giỏi.
Quote:
Originally Posted by koorlie
Và bán chạy mà người bán có lên giá moi thêm lời, thì cũng là chuyện RẤT BÌNH THƯỜNG chứ ngược đời khỉ gì. Ở VN cũng bán siết họng là đúng rồi.
Cũng sai bét luôn. Món bán chạy thường là món chủ lực và sẽ được nhập vào số nhiều với giá rẻ hơn. Theo cái mà anh bạn học ở trên sẽ là CẦU tăng. Nếu như tăng giá lên để giảm CUNG lại thì ko phải ngược đời hay sao. Ngoại trừ ko có hàng bán mới tăng giá để giảm lượng mua, chứ có đủ hàng mà làm như vậy mới là chặc chém. Người khôn sẽ ko quây lại mua và ko khác gì ăn 1 lần rồi ngủm. Chính cái lối làm ăn của VC kiểu vậy nên mới ko có tín dụng lâu dài. Những nước phương Tây khi món hàng nào bán nhiều thì đều duoc hạ giá.
Quote:
Originally Posted by koorlie
Chừng nào bán không chạy, buộc họ phải giảm giá xuống để chạy hàng, gọi là bán ON SALE. Anh bạn chưa thấy qua à?
Nói vậy càng chứng tỏ chưa bao giờ có tiệm rồi. ON SALE là 1 thủ thuật của kinh tế, đúng hơn là quảng cáo. Ko phải món nào ON SALE cũng là bán ko chạy.
Quote:
Originally Posted by koorlie
Còn những món hàng khác thì sao? Tại sao phải là nước uống? Anh bạn cứ chụp hình giá TRONG PHI TRƯỜNG và NGOÀI PHI TRƯỜNG ở cùng địa phương đó, xem giá trung bình các mặt hàng có mắc gấp 5, 6 lần như lời anh bạn nói hay không. Nước uống là từ khi có vụ 9/11 ở World Trade Center thì phi trường sợ chất nổ nên cấm hành khách mang theo liquid trên 100 mL. Từ đó nước bán trong phi trường mới bán được nhiều hơn, rồi họ tăng giá. Chứ làm gì có chuyện vì bán không được nên tăng giá cho cân bằng. Cũng vì người bán thì MONOPOLY độc quyền bán, trong khi người mua thì cần nước. Những gì anh bạn nói đều là ngược lại cả rồi. Hành khách mà được quyền mang nước theo thì họ bớt mua nước uống, thì phải giảm giá thôi.
Nước uống là món dễ kiếm lời và dễ tính toán nhất (bởi tiền chi nhân công ko nhiều), và là món mua đi bán lại (tức là lon cola bên ngoài cũng như lon cola bên trong phi trường). Qua đó mới dễ so sánh, chứ nếu đem chi phí (vốn) món ăn bên ngoài so sánh với món ăn bên trong (cách chế biến khách nhau, thành phẩm và công đoạn khác nhau) thì ko khác gì táo đem so sánh với lê. Nếu anh bạn ko rành qua chuyện này thì đừng phát biểu suông. Cũng vì an ninh cho sân bay mà kiểm duyệt thực phẩm nói riêng và vận chuyển vào vùng bên trong của sân bay nói chung rất phức tạp bởi các khâu kiểm duyệt cũng như phải hoàn tất nhiều thủ tục rắc rối do bên an ninh đặt ra. Một ví dụ nhỏ là toàn bộ container trước khi đem và phải được rọi sóng x-ray hết. Chi phí cho những qui định này dĩ nhiên sẽ làm tăng giá vốn món hàng lên. Nên họ mới lên giá chứ ko phải vì bị cấm đem hơn 100ml nay kia nọ. Quả thật anh bạn còn lối suy nghĩ VN nhiều quá khi cho là tụi thương mại ở đây muốn tăng giá bao nhiêu thì tăng. Người mua ở đây họ ko có ngu đâu.
Rồi, lại áp dụng ko đến nơi đến chốn. Cung và cầu nhằm cân bằng thị trường. Thiếu món gì thì bán món đó, cần món gì thì bán món đó. Tạo giá mình bán ra phải tính vào CHI (vốn) và THU.
Ý của anh bạn sao lại đổi chiều nữa rồi? Post trước anh bạn bảo rằng vì lượng khách ít nên phải tăng giá để cân bằng, rồi giờ thì bảo rằng tạo giá phải dựa vào chi thu! Tăng giá là tạo giá mới cao hơn chứ có gì đâu. Mà vậy là dựa vào lượng khách hay dựa vào chi thu, muốn chọn cái nào đây?
Giả như hai quán bán cùng mặt hàng có chi phí tương đưong thì sao? Thì bán giá bằng nhau phải không? Vì chi phí bằng nhau mà.
Nhưng rồi quán này có lượng khách ít hơn quán kia thì tính sao? Lại tăng giá cho cân bằng à? Vậy là chuyện chi thu xếp xó.
Nên mới nói có tình trạng này chắc chắn anh bạn chưa biết. Đó là người bán có phí tổn rất thấp nhưng vẫn có thể bán giá cao cắt cổ như thường. Có biết là người bán mà độc quyền hoặc người mua mà có nhu cầu cao, là nghe hét giá lên trời liền hay không? Cho dù chi ra rẻ mạt vẫn bán giá cao như thường.
Anh bạn chắc chưa rõ, tính chi thu chỉ để là để xem có bị kẹt phải bán dưới vốn hay không. Nếu không đủ sở hụi bán ra mà thấp hơn thu mua vô thì tốt nhất là dẹp tiệm. Còn có lời thì giá cao mấy cũng cứ bán xả láng cần gì biết chi thu làm chi? Cho đến lúc bán cao quá mất khách thì biết điều ráng cân đo mà giảm giá.
Tóm lại còn bán hàng và còn có lời là sẽ bán giá cao nhất có thể được, bất kể chi thu.
Quote:
Originally Posted by J_P
Nên đọc/ hiểu kĩ người khác viết đi rồi hãy bình luận. Tôi nói môi trường phi trường lượng người ko nhiều, giá chi phí ko rẻ nên phải mắc. Đọc sao mà nói thành ế ẩm vậy?!? Quả nhiên tiếng Việt của anh bạn quá giỏi. Cũng sai bét luôn. Món bán chạy thường là món chủ lực và sẽ được nhập vào số nhiều với giá rẻ hơn. Theo cái mà anh bạn học ở trên sẽ là CẦU tăng. Nếu như tăng giá lên để giảm CUNG lại thì ko phải ngược đời hay sao. Ngoại trừ ko có hàng bán mới tăng giá để giảm lượng mua, chứ có đủ hàng mà làm như vậy mới là chặc chém. Người khôn sẽ ko quây lại mua và ko khác gì ăn 1 lần rồi ngủm. Chính cái lối làm ăn của VC kiểu vậy nên mới ko có tín dụng lâu dài. Những nước phương Tây khi món hàng nào bán nhiều thì đều duoc hạ giá.
Trật rồi. Sau đợt thử nghiệm hàng mới mà thành công, qua đến giai đoạn mass production tung hàng phủ thị trường thì mới có chuyện điều chỉnh xuống giá cho phù hợp số đông. Đó cũng chỉ vì đã đạt đến giai đoạn lời do bán số nhiều cao hơn lời do bán giá cao.
Chứ hàng đang bán mà bỗng dưng có thêm người cần mua thì nó tăng giá lên liền. Thử như ai mà cũng đổ xô đi mua xăng, thì các cây xăng KHÔNG BAO GIỜ XUỐNG GIÁ. Mà nó sẽ tăng vọt chóng mặt ngay. Đến lúc khan hiếm xăng thì dân nghèo đừng hòng mua xăng chạy chơi lòng vòng nổi.
Quote:
Originally Posted by J_P
Nói vậy càng chứng tỏ chưa bao giờ có tiệm rồi. ON SALE là 1 thủ thuật của kinh tế, đúng hơn là quảng cáo. Ko phải món nào ON SALE cũng là bán ko chạy.
Nhưng cũng không phải món nào bán không chạy thì không được ON SALE.
Chuyện rất thật là hàng cũ thặng dư bán ra không chạy nữa, thì phải xuống giá go ON SALE. Nhất là hàng sắp quá hạn sử dụng thì lại càng phải xuống giá thật thấp.
Không chịu xuống giá mà đặt ra thủ thuật lên giá để lấy cân bằng, thì tui nghĩ là chủ hàng sẽ phải ngồi ôm đống hàng cũ đó mà thủ thuật tới già, cho hàng đó thiu luôn.
Ra tiệm là thấy ngay, hàng bán mãi mà không ai mua thì SẼ PHẢI XUỐNG GIÁ. Một thủ thuật chung không ai tránh nổi. Còn các thủ thuật khác thì ai muốn đặt đại ra trò gì thì là chuyện của họ chứ.
Quote:
Originally Posted by J_P
Nước uống là món dễ kiếm lời và dễ tính toán nhất (bởi tiền chi nhân công ko nhiều), và là món mua đi bán lại (tức là lon cola bên ngoài cũng như lon cola bên trong phi trường). Qua đó mới dễ so sánh, chứ nếu đem chi phí (vốn) món ăn bên ngoài so sánh với món ăn bên trong (cách chế biến khách nhau, thành phẩm và công đoạn khác nhau) thì ko khác gì táo đem so sánh với lê. Nếu anh bạn ko rành qua chuyện này thì đừng phát biểu suông. Cũng vì an ninh cho sân bay mà kiểm duyệt thực phẩm nói riêng và vận chuyển vào vùng bên trong của sân bay nói chung rất phức tạp bởi các khâu kiểm duyệt cũng như phải hoàn tất nhiều thủ tục rắc rối do bên an ninh đặt ra. Một ví dụ nhỏ là toàn bộ container trước khi đem và phải được rọi sóng x-ray hết. Chi phí cho những qui định này dĩ nhiên sẽ làm tăng giá vốn món hàng lên. Nên họ mới lên giá chứ ko phải vì bị cấm đem hơn 100ml nay kia nọ. Quả thật anh bạn còn lối suy nghĩ VN nhiều quá khi cho là tụi thương mại ở đây muốn tăng giá bao nhiêu thì tăng. Người mua ở đây họ ko có ngu đâu.
Chuyện thường. Thì cũng vì managing food khó hơn beverages. Lo chuyện đồ ăn phí tổn và nhiều công sức quá thì phải gỡ lại đúng mức.
Nhưng nếu giá bình thường của phi trường cao gấp 5, 6 lần ở ngoài, vậy đồ ăn khó khăn hơn thì sẽ gấp 10 hay là 20 lần?
Đòi chụp hình thì cho tui coi thử đi. Cho xem cùng món hàng ở cùng một địa phương đó, mà trong phi trường thì mắc gấp 5, 6 lần ở ngoài đi, rồi tui sẽ tin anh bạn.
Đó là tui dễ dãi chỉ muốn coi giá hàng trung bình mà thôi. Chứ còn thực sự thì phải coi có người mua hay không mới tính. Chứ còn hét đại ra một cái giá gấp trăm lần bình thường mà không ai thèm mua thì cũng như không.
Ý của anh bạn sao lại đổi chiều nữa rồi? Post trước anh bạn bảo rằng vì lượng khách ít nên phải tăng giá để cân bằng, rồi giờ thì bảo rằng tạo giá phải dựa vào chi thu! Tăng giá là tạo giá mới cao hơn chứ có gì đâu. Mà vậy là dựa vào lượng khách hay dựa vào chi thu, muốn chọn cái nào đây?
Giả như hai quán bán cùng mặt hàng có chi phí tương đưong thì sao? Thì bán giá bằng nhau phải không? Vì chi phí bằng nhau mà.
Nhưng rồi quán này có lượng khách ít hơn quán kia thì tính sao? Lại tăng giá cho cân bằng à? Vậy là chuyện chi thu xếp xó.
Hình như anh bạn vẫn chưa hiểu cách làm giá cho món hàng mình bán hay sao đó. Nếu đã hiểu nguyên lý cung & cầu thì phải biết thêm giá cả là chi phối thứ 3 trong phương trình này.
Một ví dụ ở quán chè cho rõ:
Dự định bán 200 ly/ ngày => khoang 6000 ly/ tháng => dự định 6000 khach / thang (cứ cho là 1 khach 1 ly)
Chi phí thuê mặt bằng + nhân công + nguyên liệu cho số lượng 6000 ly này tổng cộng là $4000/ tháng
Giá vốn là $0,66 cent/ ly.
=> Cái giá vốn này lệ thuộc vào chi & thu rất nhiều. Theo nguyên tắc của CUNG& CẦU thì khi CẦU ít thì phải tăng giá ở CUNG để cân bằng, cho nên phải làm giá cao cho tương ứng nếu lượng khách ít hơn. Tức là giá vốn sẽ tăng nếu khách ít hơn dự định.
Nếu giá trung bình của thị trường là $1/ ly thì người chủ có thể bán theo giá này nếu lượng khách nhiều như dự định.
Nếu lượng khách ít hơn dự định (về đường dài chứ ko phải tính theo ngày bán) thì chủ tiệm phải suy xét giả vốn của CUNG tức là giảm biên chế, giảm giá thành sản xuất, kiếm nguồn hàng rẻ hơn ... và cuối cùng nếu vẫn ko giảm được giá vốn thì phải tăng giá bán ... còn nếu ko thì dẹp tiệm.
Cho nên nếu so sánh thì so sánh ở 2 môi trường giống nhau chứ ko ai so sánh giá bán 1 lon Cola ở VN để định giá 1 lon Cola ở Mỹ.
Chi phí vốn ở phi trường cho vấn đề an ninh và mặt bằng cao hơn bên ngoài rất nhiều. Thêm vào đó lượng khách có giới hạn và hầu như ko có loại khách lâu dài (đâu có ai hứng đi ăn hay shopping là chạy vào sân bay), nên giá bán cao trong khu cách ly của sân bay là bình thường.
Cái ví dụ mà anh bạn đưa ra cho 2 quán nếu chung 1 môi trường thì thuộc về cạnh tranh, tức là chủ quán bị ế khách phải xem cach nào giảm vốn của CUNG (xem xét chi & thu) hoặc xem lại thái độ phục vụ khách, chất lượng ... để thu hút CẦU nhiều lại, chứ ko phải tăng giá, vì môi trường (lượng khách đi mua nơi này) không thây đổi. => xem xét chi thu là cần vào lúc này hơn bao giờ hết.
Quote:
Originally Posted by koorlie
Nên mới nói có tình trạng này chắc chắn anh bạn chưa biết. Đó là người bán có phí tổn rất thấp nhưng vẫn có thể bán giá cao cắt cổ như thường. Có biết là người bán mà độc quyền hoặc người mua mà có nhu cầu cao, là nghe hét giá lên trời liền hay không? Cho dù chi ra rẻ mạt vẫn bán giá cao như thường.
Như tôi đã nói ở trên, trường hợp chặc chém này ko phải là ko có. Nếu ở xứ cạnh tranh công bằng và người tiêu thụ có hiểu biết thì chuyện này sẽ ko xảy ra lâu.
Những người này như bạn là chỉ biết CUNG & CẦU thôi chứ ko biết giá cả là 1 chi phối rất quan trọng trong mệnh lý cân bằng thị trường. Thị trường mà ko cân bằng thì kinh tế sẽ chao đảo thôi.
Chính vì lối làm ăn ko biết cân bằng thị trường nên bay giờ hàng TQ có phát triển mạnh nữa đâu. VN ko chịu học hỏi thì sẽ đi vào vết bánh xe đổ đó.
Quote:
Originally Posted by koorlie
Anh bạn chắc chưa rõ, tính chi thu chỉ để là để xem có bị kẹt phải bán dưới vốn hay không. Nếu không đủ sở hụi bán ra mà thấp hơn thu mua vô thì tốt nhất là dẹp tiệm. Còn có lời thì giá cao mấy cũng cứ bán xả láng cần gì biết chi thu làm chi? Cho đến lúc bán cao quá mất khách thì biết điều ráng cân đo mà giảm giá.
Tóm lại còn bán hàng và còn có lời là sẽ bán giá cao nhất có thể được, bất kể chi thu.
Chuyện rất thật là hàng cũ thặng dư bán ra không chạy nữa, thì phải xuống giá go ON SALE. Nhất là hàng sắp quá hạn sử dụng thì lại càng phải xuống giá thật thấp.
Không chịu xuống giá mà đặt ra thủ thuật lên giá để lấy cân bằng, thì tui nghĩ là chủ hàng sẽ phải ngồi ôm đống hàng cũ đó mà thủ thuật tới già, cho hàng đó thiu luôn.
Ra tiệm là thấy ngay, hàng bán mãi mà không ai mua thì SẼ PHẢI XUỐNG GIÁ. Một thủ thuật chung không ai tránh nổi. Còn các thủ thuật khác thì ai muốn đặt đại ra trò gì thì là chuyện của họ chứ.
Như tôi đã nói ON SALE là 1 thủ thuật của kinh tế.
Kể cho anh bạn nghe 1 chiến thuật này để biết là ko phải giảm giá là thu hút người mua.
Nếu 1 quán đó có 2 món đồ giá thành ko chênh lệch nhiều và thành phẩm tương tự nhau. Món A còn tồn 100 cái. Món B 30 cái.
Nếu như đơn giản hạ giá món A thì chuyện lỗ vốn ko tránh khỏi. Tuy nhiên còn thêm 1 thủ thuật khác.
Tăng giá món B lên gấp 2 lần và để chưng gần món A.
Khách vào sẽ có cảm giác món A rẻ và theo tánh tham bình thường của con người thì hay thích mua món đồ mà mình cho là rẻ, cho dù có cần hay là ko => trong trường hợp này giá cà chia phối cung & cầu.
Sau 1 thời gian nếu như bán duoc 2/3 số hàng A thì giảm giá món B xuống 1/2. Người mua lại cảm thấy món B on sale nên sẽ có kích thích mua món B. Sau khi bán món B gần hết thì on sale món A xuống.
Tính theo tổng số tiền bán ra chia đều thì vẫn ko khác gì định giá ban đầu. Nhưng với thủ thuật này thì ko phải nhât thiết hàng đọng kho là phải giảm giá liền.
Quote:
Originally Posted by koorlie
Trật rồi. Sau đợt thử nghiệm hàng mới mà thành công, qua đến giai đoạn mass production tung hàng phủ thị trường thì mới có chuyện điều chỉnh xuống giá cho phù hợp số đông. Đó cũng chỉ vì đã đạt đến giai đoạn lời do bán số nhiều cao hơn lời do bán giá cao.
Chứ hàng đang bán mà bỗng dưng có thêm người cần mua thì nó tăng giá lên liền. Thử như ai mà cũng đổ xô đi mua xăng, thì các cây xăng KHÔNG BAO GIỜ XUỐNG GIÁ. Mà nó sẽ tăng vọt chóng mặt ngay. Đến lúc khan hiếm xăng thì dân nghèo đừng hòng mua xăng chạy chơi lòng vòng nổi.
Bạn hay lấy ví dụ táo với lê để so sánh vậy.
Nhưng câu trả lời của tôi ở trên cũng là đáp số cho ví dụ cây săng của bạn. Nếu hàng ko thiếu mà người bán tự nhiên tăng giá nếu thấy nhiều người mua tới nhiều là chỉ cách làm ăn dại và ko tín nhiệm lâu dài ở VN thôi, vì ở xứ cạnh tranh này khách sẽ đi chổ khác mua. Nếu mà các tiệm bán đồng loạt tăng giá xăng nếu như xăng ko khan hiếm thì chánh phủ sẽ nhãy vào phạt chuyện thương buôn thông giá.
Quote:
Originally Posted by koorlie
Chuyện thường. Thì cũng vì managing food khó hơn beverages. Lo chuyện đồ ăn phí tổn và nhiều công sức quá thì phải gỡ lại đúng mức.
Nhưng nếu giá bình thường của phi trường cao gấp 5, 6 lần ở ngoài, vậy đồ ăn khó khăn hơn thì sẽ gấp 10 hay là 20 lần?
Đòi chụp hình thì cho tui coi thử đi. Cho xem cùng món hàng ở cùng một địa phương đó, mà trong phi trường thì mắc gấp 5, 6 lần ở ngoài đi, rồi tui sẽ tin anh bạn.
Đó là tui dễ dãi chỉ muốn coi giá hàng trung bình mà thôi. Chứ còn thực sự thì phải coi có người mua hay không mới tính. Chứ còn hét đại ra một cái giá gấp trăm lần bình thường mà không ai thèm mua thì cũng như không.
Đúng vậy, Người làm kinh tế thực sự (ko phải gian thương) sẽ biết làm sao để giá vừa túi tiền nhóm khách mình muốn bán và lời cao nhất.
Nhóm người mua giá trung bình mấy khi vào sân bay mua như bạn nói ban đâu, bên ngoài có số lượng CẦU nhiều nên phải giảm giá của CUNG mới phù hợp với luật cân bằng, bên trong lượng CẦU ít nên phải tăng giá của CUNG.
Cho nên muốn so sánh phải so sánh từ nhiều khía cạnh, trước khi chưa hiểu rõ thị trường thì hãy khoang chê mắc rẻ và tuyệt đối ko nên dùng cách lê so sánh với táo như bạn hay làm.
Và 1 vấn đề quan trọng là khi bạn mở quán phải biết nhóm khách hàng của mình thuộc dạng nào mới ra giá. Nếu ko rõ nguyên lí này thì các hãng hàng hiệu đã ngủm từ lâu rồi chứ ko bị người ta than tụng giá cắt cổ.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.