Một chia sẻ của nhân sĩ người Hoa đang sống ở Hoa Kỳ sau khi đích thân trải nghiệm những ǵ đang xảy ra tại đất nước này. Vị nhân sĩ người Hoa, với tên dùng trên mạng là Nhị Đại Gia, đă nêu quan điểm của ḿnh về việc đánh giá sự đáng tin cậy của những chính trị gia sẵn sàng quỳ v́ lá phiếu. Sau đây là nguyên văn bài viết:
Do văn hóa phương Đông và phương Tây có sự khác biệt, nên việc quỳ gối cũng có hàm nghĩa khác nhau. Khi phong trào “Mạng sống người da đen quư giá” đă lan rộng khắp toàn cầu, chúng ta tận mắt thấy nhiều người quỳ gối, đây là động tác biểu đạt bắt nguồn từ tôn giáo, không phải là khuất phục, mà là tôn sùng, cầu nguyện để được phù hộ tâm ư. Dưới góc độ là để biểu đạt sự ḥa giải, khẩn cầu khoan dung thậm chí là một kiểu yêu cầu, tố cáo chính trị đặc biệt, th́ vẫn là có để khiến người ta tiếp nhận được. Nhưng đây chỉ là một hành động xuất phát từ hiểu biết cá nhân về đạo đức, không nên và cũng không thể trở thành một tiêu chuẩn cưỡng chế.
Trong rối loạn, xuất hiện lượng lớn người da đen bạo loạn trên đường phố chặn đường những người da trắng không có chút quan hệ ǵ, ép buộc đối phương quỳ xuống tạ lỗi. Trên Twitter có clip về một thành viên của tổ chức “Mạng sống người da đen quư giá” (Black Lives Matter) công nhiên chặn đường một cô gái người da trắng đang chạy bộ tập thể dục trên đường, bắt cô quỳ xuống và dùng thân phận người da trắng để nhận tội. Cô gái đang ở thế yếu nên chỉ có thể làm theo. Lại có một ông chủ người da đen bắt nữ nhân viên người da trắng phải quỳ xuống tạ lỗi, người phụ nữ đáng thương này c̣n phải đối diện với ống kính để cảm tạ ông chủ đă cho ḿnh cơ hội này, cơ hội cho “người đặc quyền da trắng” như ḿnh được xin lỗi…
Đây chẳng phải là “mạng sống người da đen quư giá” mà là “mạng sống người da đen khiến người khác phải quỳ gối”.
Ở thị trấn Cary, Bắc Carolina, cảnh sát v́ để đổi lấy cái gọi là sự tha thứ của người da đen đă đặc biệt tổ chức một sự kiện quỳ xuống rửa chân cho người da đen. Những người thuộc phe cực tả v́ để biểu đạt tâm ư muốn chuộc tội thậm chí c̣n dùng dây xích sắt trói ḿnh lại, dùng gông gỗ để khóa cổ, dùng phương thức gần như tự hành hạ ḿnh để cầu ḥa.
Màn biểu diễn lấy cờ hiệu chống phân biệt chủng tộc này, đang nhanh chóng trượt xuống vực sâu khiến người ta thấy buồn nôn. Điều khiến người ta cảm thấy vô cùng khó hiểu là sau khi phong trào này lan sang các nước khác, ở đó cũng diễn lại cùng một vở kịch giống nhau. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng quỳ gối, người dân nước Anh th́ lật đổ nhiều tượng nhân vật lịch sử bằng đồng, người da đen ở Pháp yêu cầu người da trắng biến khỏi nước Pháp…
Toàn bộ phương Tây văn minh, trong phong trào “Quỳ v́ người da đen” đang tranh nhau chen lấn hướng về sự kiện quỳ gối một cách vô lư, cầu ḥa với những kẻ côn đồ lưu manh. Thành phố Minneapolis ( Minnesota) thậm chí c̣n thông qua biện pháp cực đoan, yêu cầu giải tán tiêu cục cảnh sát, thành phố New York rộng lớn như vậy cũng bắt chước theo, đ̣i cắt giảm dự toán ngân sách cho cảnh sát… Lănh tụ Đảng Dân chủ Nancy Patricia Pelosi dẫn đầu lượng lớn nghị viên đảng Dân chủ quỳ xuống làm tṛ. Người đang ra tranh cử chức Tổng thống – Biden, thậm chí c̣n tuyên bố nếu trúng cử sẽ bồi thường cho người da đen 1,4 tỷ USD – tính ra th́ mỗi người da đen nhận được b́nh quân 350.000 USD… Do bị chỉ trích, “lơ là với sự khủng bố của chế độ nô lệ”, bộ phim kinh điển “Cuốn theo chiều gió” đă phát sóng 80 năm qua cũng bị HBO gỡ xuống!
Do t́nh h́nh dịch bệnh, số người Mỹ tử vong đă lên đến hơn 100.000 người (tính đến 13/6 là 116.000 người – PV), cũng chưa từng thấy có chính khách hoặc đoàn thể nào có phản ứng vô cùng đau đớn như cha mẹ ḿnh chết, như họ đang làm đối với cái chết của George Floyd thế này. Thật khó tưởng tượng, nơi có thể nói là khuôn mẫu văn minh của địa cầu, trong màn biểu diễn hài hước sau trận dịch bệnh này, trong một đêm giống như đều đă trở thành “hiện trường trao Giải Oscar” rồi…
Nhưng vẫn may là, trong niềm hân hoan của các diễn viên quần chúng này, vẫn c̣n rất nhiều người tỉnh táo. Ngày 2/6, bà Lily Mei – Thị trưởng thành phố Fremont ( California) đă bị yêu cầu phải quỳ xuống trong một cuộc đối thoại với đám người bạo loạn, nhưng vị thị trưởng gốc Hoa này kiên quyết từ chối, bà nói: “Tôi ủng hộ các bạn biểu t́nh ôn ḥa, nhưng tôi chỉ quỳ trước Thượng Đế”.
Nhà hoạt động chính trị nổi tiếng người da đen, Candace Owens cũng nói thẳng trên Twitter của ḿnh rằng: “Tôi và kẻ đă từng cầm súng chĩa vào bụng một người phụ nữ mang thai (Floyd) không có điểm chung. Những người da đen được giáo dục không hy vọng có bất cứ mối quan hệ nào với anh ta, chúng tôi vĩnh viễn không bao giờ quỳ gối”. Đồng thời bà cũng khiển trách những giọt nước mắt của Đảng Dân chủ, mạng người da đen với họ không quan trọng, mà “phiếu bầu của người da đen quan trọng hơn”.
Khi bạo loạn tại Washington lên đến đỉnh điểm, Tổng thống Trump từng có hành động khiến người ta kinh ngạc, ông đi bộ xuyên qua Ṭa Bạch Ốc đến Nhà thờ St. John đối diện với nơi từng bị đốt cháy trong bạo loạn, ông giơ cao Kinh thánh và đứng sừng sững không nói lời nào. Ông viết trên Twitter rằng: “Pháp luật và trật tự!” “Không quỳ gối!”.
Trong ngày đầu tiên tôi lên lớp học sáng tác ở Mỹ, thầy giáo từng bảo mỗi người hăy viết lên bảng lư do bản thân đến Mỹ, các bạn đều viết rất nhiều kế hoạch nghề nghiệp, tôi th́ viết mấy chữ: V́ tự do. Thầy giáo nói vậy có thể viết một câu hay không? Tôi nghĩ một chút, rồi thêm vào đó mấy từ: “V́ sự tự do vĩnh viễn không quỳ gối”.
Tại quốc gia mà sự ác ôn có mặt ở khắp mọi nơi, tôi chưa từng quỳ, tại vùng đất này (nước Mỹ tự do – PV) tôi tin rằng sẽ càng không (bao giờ quỳ xuống). Bạn có thể tự do quỳ, tôi cũng có tự do không quỳ. Trong thể chế dân chủ, chính khách có rất nhiều thủ đoạn để lôi kéo phiếu bầu và đây cũng không phải là điều kỳ lạ. Nhưng nếu muốn tôi chọn, tôi chắc chắn sẽ chọn người đứng để thu hút phiếu bầu. Không có ǵ khác hơn, tôn nghiêm chính là điểm mấu chốt để đánh giá một người có đáng tin cậy hay không. Chính khách có thể quỳ, c̣n nước Mỹ không thể quỳ.