Đây là một loại gia vị, dược liệu được như một loại gia vị an toàn và có lịch sử lâu đời ở nhiều nền ẩm thực khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, quế, hồi và các cây dược liệu của Việt Nam ngày càng được quan tâm và có thêm thị trường. Năm 2022, Việt Nam là nước xuất khẩu quế hàng đầu trên thế giới, đạt 292 triệu USD (hơn 7.000 tỷ đồng). Tính đến hết tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 74.000 tấn quế, thu hơn 220 triệu USD.
Tại các nước châu Á, quế được sử dụng làm thuốc trong hàng trăm năm nhờ nhiều lợi ích. Ở Việt Nam, quế giúp tạo hương vị các món ăn, quen thuộc nhất là cho vào nước phở. Ngoài ra, công dụng của quế cũng là dược liệu cho các loại thuốc trong Đông y.
Quế được sử dụng như một loại gia vị an toàn và có lịch sử lâu đời ở nhiều nền ẩm thực khác nhau trên thế giới bởi những lợi ích sức khỏe tuyệt vời, chưa kể đến vị ngọt thơm, cay ấm đặc trưng và dễ sử dụng trong các công thức nấu ăn.
Về giá trị dinh dưỡng, quế hầu như không chứa protein hoặc chất béo và không đóng vai trò lớn trong dinh dưỡng tổng thể nhưng chứa một số vitamin, khoáng chất. Một thìa cà phê quế xay chứa 6 calo, 0,1g protein, 2g carbohydrate, 1,6g chất xơ, 26mg canxi, 11mg kali, 3mcg beta-carotene, 8 IU vitamin A.
Theo các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra quế là một trong những loại thảo mộc và gia vị phổ biến nhất thế giới về khả năng chống oxy hóa. Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ giúp giảm tổn thương gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa. Thực tế, cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được ít nhất 41 hợp chất bảo vệ khác nhau được tìm thấy trong loại gia vị này.
Các hợp chất cụ thể bao gồm polyphenol, acid phenolic và flavonoid có tác dụng chống lại stress oxy hóa trong cơ thể và được chứng minh là hỗ trợ ngăn ngừa bệnh mạn tính. Nó cũng giúp giảm viêm, hạn chế sự tích tụ oxit nitric trong máu và ngăn ngừa quá trình peroxid hóa chất béo, cả hai đều có thể làm tăng nguy cơ rối loạn não, ung thư, bệnh tim và suy giảm nhận thức.
Vì có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm nên sử dụng quế cũng có thể có lợi trong việc kiểm soát cơn đau. Các nghiên cứu cho thấy nó giúp giảm đau nhức cơ bắp, giảm đau bụng kinh và giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng.
Quế rất giàu cinnamaldehyde, giúp thúc đẩy giải phóng insulin và tăng cường độ nhạy insulin giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường, hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.
Do khả năng chống oxy hóa mạnh, quế hiện đang được nghiên cứu về khả năng bảo vệ chống lại tổn thương ADN, đột biến tế bào và phát triển khối u ung thư. Các nghiên cứu gợi ý hợp chất cinnamaldehyde, có thể ức chế sự phát triển của khối u và bảo vệ ADN khỏi bị hư hại đồng thời tiêu diệt các tế bào ung thư.
Quế được sử dụng để điều trị một số bệnh về đường hô hấp, các vấn đề phụ khoa, tiêu hóa.
Trong những thập kỷ qua, quế được nhận định là chất chống viêm và cải thiện chức năng nhận thức. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ nghiên cứu khoa học để xác định lượng quế cần thiết hỗ trợ các tình trạng khác nhau như giảm lượng đường trong máu.
Được biết, trên thị trường bạn có thể tìm thấy các sản phẩm từ quế như: thanh vỏ quế, bột quế xay, tinh dầu và chiết xuất quế. Bạn có thể dùng vỏ quế tươi hoặc khô trong các món hầm hoặc ngâm trong nước nóng để làm trà quế.
Quế xay cũng có tác dụng tốt để tạo vị ngọt thơm cho các món ăn như bột yến mạch, sữa chua hoặc đồ nướng, bánh nướng, bánh ngọt, các món ăn mặn và đồ uống như rượu táo.
Dùng trà quế thường xuyên có thể giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện triệu chứng viêm đường hô hấp. Uống trà quế sau bữa tối cũng giúp cân bằng lượng đường trong máu.
VietBF©sưu tập