Đài RT (Nga) đưa tin, trong bài phát biểu, Tổng thống Putin cho biết quân đội Nga đă phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung hiện đại nhằm vào một mục tiêu của Ukraine.
Là một phần của "thử nghiệm chiến đấu", tên lửa siêu thanh có tên gọi "Oreshnik" đă bắn trúng một cơ sở công nghiệp quân sự ở thành phố Dnipro của Ukraine, ông Putin nói thêm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik
Theo ông Putin, cuộc tấn công này là một phản ứng đối với các cuộc tấn công của Ukraine vào các cơ sở quân sự nằm trên lănh thổ Nga được quốc tế công nhận.
Tổng thống Nga cũng tuyên bố sẽ thông báo công khai bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai nhằm vào các mục tiêu của Ukraine bằng hệ thống Oreshnik "v́ lư do nhân đạo" để cho phép dân thường rời khỏi khu vực nguy hiểm.
Việc thông báo sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của các cuộc tấn công v́ tên lửa đạn đạo di chuyển với tốc độ từ 2,5 đến 3 km/s, hoặc nhanh hơn 10 lần so với tốc độ âm thanh, không một hệ thống pḥng không hiện có nào có thể ngăn chặn, ông Putin nói.
Theo RT, cùng ngày 21/11, không quân Ukraine đă xác nhận rằng thành phố Dnipro đă bị nhắm mục tiêu trong một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn của Nga, liên quan đến nhiều loại vũ khí khác nhau. Quân đội Ukraine cho biết rằng Moscow đă sử dụng "tên lửa đạn đạo xuyên lục địa" như một phần của cuộc tấn công.
Trước đó, truyền thông quốc tế đưa tin, Kiev đă nhận được sự chấp thuận từ Washington và London về việc sử dụng các hệ thống tầm xa do phương Tây sản xuất để tấn công sâu vào lănh thổ Nga.
Trong bài phát biểu ngày 21/11, Tổng thống Putin cho biết, những diễn biến như vậy đă thay đổi mạnh mẽ bản chất của cuộc xung đột Ukraine, khiến nó trở thành một cuộc xung đột "toàn cầu" hơn.
Cuộc "thử nghiệm chiến đấu" diễn ra để đáp trả "hành động hung hăng của các quốc gia thành viên NATO chống lại Nga". Moscow đă tự nguyện đưa ra cam kết đơn phương không triển khai tên lửa tầm trung ở bất cứ đâu miễn là các vũ khí tương tự của Mỹ cũng không được triển khai đến bất kỳ khu vực nào trên thế giới, ông Putin nói.
Theo ông Putin, chính sự phát triển của các hệ thống như vậy của Nga là một phản ứng đối với kế hoạch sản xuất và triển khai các hệ thống tương tự đến châu Âu và châu Á-Thái B́nh Dương của Washington, đồng thời chỉ ra quyết định đơn phương rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào năm 2019 của Washington.
"Vấn đề triển khai thêm tên lửa tầm ngắn và tầm trung [của Nga] sẽ được quyết định để đáp trả hành động của Mỹ và các vệ tinh của họ", Tổng thống Nga tuyên bố.
Moscow cũng sẽ tiếp tục "thử nghiệm chiến đấu" hệ thống tên lửa mới nhất của ḿnh, ông Putin cảnh báo, đồng thời nói thêm rằng các tiêu chí của Nga để lựa chọn mục tiêu cho các vụ thử như vậy sẽ được xác định bằng cách đánh giá mối đe dọa an ninh.
"Chúng tôi tin rằng chúng tôi có quyền sử dụng vũ khí của ḿnh nhằm vào các cơ sở quân sự của những quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ để chống lại các cơ sở của chúng tôi", ông Putin nói.
Tuy nhiên, Nga vẫn sẵn sàng "giải quyết tất cả các bất đồng một cách ḥa b́nh", Tổng thống Putin nói, đồng thời cho biết thêm rằng Moscow vẫn "sẵn sàng cho bất kỳ diễn biến nào" và người ta không nên nghi ngờ rằng "sẽ luôn có phản ứng".
VietBF@ Sưu tập