By Thanh Nguyen -September 13, 20240345
Đức Giáo hoàng Francis vào thứ Sáu chỉ trích cả hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ v́ “những chính sách phản sinh” về phá thai và di cư, và ông khuyên người Công giáo Hoa Kỳ hăy chọn ứng cử viên “ít tội lội hơn” trong cuộc bầu cử sắp tới.
“Cả hai đều chống lại sự sống, dù là người trục xuất di dân hay người giết trẻ sơ sinh,” Đức Giáo hoàng nói tại cuộc họp báo diễn ra trên phi cơ trên chuyến bay về Rome sau chuyến đi Đông Nam Á và Châu Đại Dương. “Trục xuất di dân, không cho họ phát triển, không cho họ có một cuộc sống là điều sai trái; đó là sự tàn ác. Đưa một bào thai ra khỏi dạ con là hành vi sát nhân v́ vẫn c̣n sự sống. Và chúng ta phải nói rơ ràng về những điều này.” Người đứng đầu Toà thánh Vatican nhấn mạnh, ông không phải là người Mỹ và sẽ không bỏ phiếu.
Ông Francis không nhắc đích danh Donald Trump cũng như Kamala Harris.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng bày tỏ quan điểm một cách thẳng thắn khi được yêu cầu tư vấn cho cử tri Công giáo Mỹ về quan điểm của họ đối với hai vấn đề nóng bỏng trong bầu cử Hoa Kỳ — phá thai và di dân — vốn cũng là mối quan tâm lớn của Giáo hội Công giáo.
Quan điểm của ông về bầu cử tổng thống Hoa Kỳ phản ánh sự chia rẽ giữa các cử tri Công giáo Mỹ, những người trong các cuộc bầu cử trước đây cũng chia rẽ giữa các đảng phái như cử tri nói chung. Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ khuyên người Công giáo nên cân nhắc đến nhiều giáo lư của nhà thờ trong pḥng bỏ phiếu và không ủng hộ các ứng cử viên — mặc dù một số Giám mục cân nhắc rơ ràng hơn.
Đức Giáo Hoàng mô tả việc từ chối di dân là một “tội lỗi nghiêm trọng” và “tàn ác,” c̣n phá thai là “giết người.” Ông cho rằng, cả hai đều “chống lại sự sống,” và rơ ràng sai.
Nhưng khi được hỏi liệu có thể chấp nhận được về mặt đạo đức khi bỏ phiếu cho một người ủng hộ quyền phá thai hay không, Francis đáp, “Người ta phải bỏ phiếu. Và người ta phải chọn điều ác ít hơn. Điều ác nào ít hơn? Quư bà đó hay quư ông đó? Tôi không biết. Mỗi người phải suy nghĩ và quyết định theo lương tâm của riêng ḿnh.”
Đức Giáo Hoàng Francis cũng được hỏi về t́nh h́nh ở Gaza – nơi đă có hơn 40.000 người Palestine thiệt mạng trong cuộc chiến kéo dài 11 tháng qua, sau khi Hamas bất ngờ tấn công Israel vào ngày 7 tháng 10 năm ngoái, dẫn đến Israel trả đũa.
“Khi nh́n thấy xác trẻ em bị giết, khi nghe tin trường học bị đánh bom v́ du kích có thể ở bên trong, điều đó thật kinh hoàng. Thật kinh khủng, kinh khủng quá,” Ngài nói. “Đôi khi người ta nói rằng đây là một cuộc chiến tự vệ, nhưng đôi khi tôi tin rằng đó là chiến tranh, quá nhiều, quá nhiều.”
“Tôi xin lỗi v́ đă nói điều này, nhưng tôi không thấy có bước tiến nào hướng tới ḥa b́nh,” giọng Đức Giáo Hoàng ngập ngừng.
Francis cũng nói thêm, ông nói chuyện hàng ngày với một giáo xứ ở Gaza, nơi cả người theo đạo Thiên chúa và Đạo hồi đều theo học tại trường. “Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện kinh khủng, những điều vô cùng khó khăn,” Đức Francis nói. Ông cho biết thêm, Toà Thánh cũng nỗ lực làm trung gian lệnh ngừng bắn.
Quan điểm của Đức Francis về phá thai và di dân không có ǵ mới. Nhưng chúng trở nên đặc biệt liên quan trong bối cảnh bầu cử sắp tới ở Mỹ, với cả hai đều là những vấn đề trung tâm.
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Francis có ư kiến về tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Trong cuộc bầu cử sơ bộ Cộng ḥa vào năm 20216, Đức Giáo hoàng ám chỉ rằng Trump “không phải là người theo đạo Thiên chúa” v́ lời hứa vận động tranh cử của ông trục xuất hàng loạt di dân nhập cư, và buộc Mexico phải trả tiền xây tường dọc biên giớ. “Một người chỉ nghĩ đến việc xây tường, bất kể họ ở đâu, chứ không phải xây cầu, th́ không phải là người theo đạo Thiên chúa,” Đức Francis nói trên chuyến bay từ Mexico trở về Rome.
Trong một cuộc họp báo khác trên chuyến bay, Ngài cũng cân nhắc về việc có nên ban thánh thể cho các chính trị gia như Tổng thống Biden, những người ủng hộ quyền phá thai hay không. Francis nói, ông chưa bao giờ từ chối ban thánh thể cho bất cứ ai.
Trên chuyến bay vào thứ Sáu, Đức Francis cũng nói về mối quan hệ của Vatican với Trung Quốc. Ngài t́m cách cải thiện quan hệ với quốc gia cộng sản này nhưng vẫn chưa viếng thăm, mặc dù đă đạt được một thỏa thuận bổ nhiệm các giám mục mang tính đột phá nhưng bị chỉ trích gay gắt. Thoả thuận này được dự tính sẽ được gia hạn vào tháng 10. Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động sang châu Á, hoàn thành chuyến công du khoảng một chục “Trung Quốc đầy hứa hẹn và hy vọng cho nhà thờ,” Francis nói. Ông tỏ ra vui v́ những trao đổi đang có với quốc gia này. “Tôi rất muốn đến thăm Trung Quốc.”
Hương Giang
|