Chứng kiến quy tŕnh làm việc nhanh gọn, chất lượng của các bác sĩ tại Việt Nam, nhiều Việt kiều bày tỏ muốn về quê hương để chữa bệnh. Không chỉ tiết kiệm thời gian, dịch vụ y tế tại Việt Nam có giá thành hợp lư và rất chất lượng...
Ông Cao Thanh là một Việt kiều sinh sống tại Úc hơn 30 năm. Khoảng 1 tháng trước, ông Thanh đưa mẹ ḿnh, hơn gần 80 tuổi về Việt Nam để thay khớp gối. Ông lựa chọn một bệnh viện tư khá nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh để mẹ ḿnh điều trị và phẫu thuật.
"SỐC NẶNG' VỚI Y TẾ VIỆT NAM
Về tới Việt Nam, điều khiến vị Việt kiều này thấy ngỡ ngàng, thậm chí hơi sốc đó chính là các công đoạn như xét nghiệm, chuẩn đoán, sắp xếp lên lịch mổ và chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện lại được thực hiện rất nhanh gọn, chuyên nghiệp. Điều này khác rất xa so với quy tŕnh khám, chữa bệnh tại đất nước ông đang định cư.
Tổng chi phí cho ca phẫu thuật thay khớp gối mà gia đ́nh ông Thanh phải chi trả là 149 triệu. Đây là một con số theo ông thật khó tưởng tượng. Nếu lựa chọn dịch vụ này tại nước ngoài th́ số tiền phải chi trả sẽ cao gấp nhiều lần, thậm chí ông Thanh ước tính, ḿnh sẽ mất ¼ căn nhà nếu không có bảo hiểm chi trả.
Tại Việt Nam, chưa tới 1 tuần, khớp gối bên trái của mẹ ông Cao đă được phẫu thuật thành công.
Ông Thanh chia sẻ thêm, tại Úc, việc chờ đợi để được phẫu thuật rất phức tạp, tốn nhiều thời gian. Mẹ ông Thanh là công dân Úc, theo quy định sẽ được khám, chữa bệnh và thay khớp miễn phí. Nhưng miễn phí đi kèm với việc phải chờ đợi quá lâu. Mẹ ông Thanh đă chờ 5 năm, nhưng tới ngày phẫu thuật, sau khi kiểm tra, bác sĩ thấy đang dùng thuốc chống đông máu nên chỉ đạo dừng phẫu thuật và yêu cầu bệnh nhân bỏ thuốc, rồi hẹn phẫu thuật vào lần sau. Lần sau, theo ông Thanh có thể sẽ là 2 năm, 3 năm hoặc thậm chí 5 năm.
Chứng kiến sự quy tŕnh làm việc nhanh, chất lượng của các bác sĩ tại Việt Nam, vị Việt kiều này đưa ra lời khuyên cho những người Việt đang sống tại nước ngoài, nếu có bệnh th́ nên về Việt Nam điều trị v́ dịch vụ tại đây đang rất hợp lư, chất lượng tốt và được thực hiện rất nhanh chóng song với nước ngoài.
Một ưu điểm không ở đâu có, theo ông Thanh, đó chính là những người bệnh là Việt kiều lớn tuổi như mẹ ông khi về khám chữa bệnh tại Việt Nam sẽ được nghe tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ, điều này đặc biệt quan trọng với tâm lư người bệnh. Tại nước ngoài, những Việt kiều cao tuổi thường khó nghe và hiểu được các thuật ngữ y học nên sẽ gặp khó khăn trong điều trị.
VẬT VĂ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NƯỚC NGOÀI
Sang Đức được 5 năm, có thẻ cư trú vĩnh viễn tại Đức, chị Bùi Thu Hà, cho biết, việc khám chữa bệnh ở đây có khác biệt rất lớn với Việt Nam. Thông thường khi đă đóng bảo hiểm th́ được khám chữa bệnh miễn phí, nhưng có nhiều dịch vụ vẫn phải đóng phí bổ sung, ví dụ các bệnh liên quan tới răng miệng v́ được xếp vào nhóm làm đẹp, thẩm mỹ.
Chị Hà chia sẻ với VnEconomy, tôi bị bị đau răng vào thứ 7, v́ ngày nghỉ nên không có pḥng khám nào mở cửa v́ vậy đành cố gắng chịu đau nhưng tới chủ nhật không chịu nổi đành tới pḥng cấp cứu (chỉ 1 pḥng mở trong vùng) đợi ṃn mỏi và than khóc vô vọng th́ cũng được vào khám. Ṛng ră 3 tháng để điều trị 1 chiếc răng sâu, đau, tới hôm 28/10 vừa qua mới kết thúc. Chị phải phải thanh toán thêm 75 euro (khoảng 2tr vnđ) ngoài phí bảo hiểm.
Theo chị Hà, trở ngại với nhiều người Việt tại Đức không chỉ chi phí cao, kể cả người bản địa. Việc phải chờ đợi để được khám chữa bệnh mới là vấn đề nan giải. Hiện chị đang bị đau lưng nhưng v́ không thuộc trường hợp cấp cứu nên quy tŕnh tốn rất nhiều thời gian. Để có thể hẹn bác sĩ cần đặt trước và đợi khoảng 1, 2 tháng.
Có lịch hẹn th́ tới bệnh viện ngồi chờ khoảng 3 tiếng, sau đó gặp bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán tầm 15 phút, rồi bác sĩ chỉ định phải đi chụp Xquang vùng lưng. Nhưng không giống như ở Việt Nam bệnh nhân được chụp chiếu ngay trong ngày hoặc chậm nhất là vào hôm sau sẽ có kết quả, tại Đức, bệnh nhân như chị Hà phải đặt lịch chụp Xquang và sau khoảng 1 tháng mới có thể thực hiện được dịch vụ này. Theo lịch, ngày 20/11 tới đây chị Hà sẽ được gặp bác sĩ để nghe tư vấn về kết quả chụp Xquang.
“Bạn tôi, một người Việt sang Đức nhiều năm đă có thẻ cư trú vĩnh viễn, năm ngoái vừa chuyển nhà sang thành phố khác, để được khám chữa bệnh đúng quy tŕnh bên này, th́ phải t́m được bác sĩ mới nhưng tới nay vẫn chưa có cơ sở - bác sĩ nào tiếp nhận v́ ở đâu cũng quá tải, không nhận thêm bệnh nhân mới. V́ vậy nhiều người đă và đang lựa chọn giải pháp về Việt Nam để khám tổng quát, hoặc nếu có thời gian sẽ tranh thủ điều trị tại Việt Nam luôn. Các dịch vụ y tế tại Việt Nam có chất lượng rất tốt, thậm chí vượt trội so với nhiều bệnh viện tại đây”, chị Hà cho biết thêm.
Chị Hanh My một Việt Kiều cũng cho rằng, về Việt Nam để chữa bệnh là một lựa chọn hợp lư. Tại Mỹ chỉ với dịch vụ lấy tủy 2 chiếc răng sâu, chị phải tiêu tốn hết 2.300 USD, trong khi đó chi phí cho dịch vụ này tại Việt Nam chỉ có giá vài trăm ngàn.
KHÔNG ĐỂ "CHẢY MÁU" HÀNG TỶ USD MỖI NĂM
Liên quan đến việc Việt kiều cũng như người nước ngoài lựa chọn tới Việt Nam chữa bệnh, theo báo cáo của Sở Du lịch TPHCM, hàng năm lượng khách du lịch đến Việt Nam khám chữa bệnh tăng dần đều qua các năm, doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm.
Gần đây, trung b́nh mỗi năm có khoảng 300.000 khách nước ngoài đến Việt Nam khám chữa bệnh kết hợp du lịch, trong đó 40% lượng khách tập trung tại TPHCM. Để thu hút du khách, Sở đă kết nối với hơn 50 đơn vị là các bệnh viện, cơ sở y tế, spa, doanh nghiệp lữ hành, lưu trú du lịch… cùng xây dựng 30 sản phẩm du lịch y tế giới thiệu đến người dân và du khách.
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, cho biết năm 2023, TPHCM đă đưa du lịch y tế vào dự thảo chiến lược phát triển du lịch TPHCM. V́ vậy, Sở đă có nhiều hoạt động, giải pháp để khai thác tiềm năng của loại h́nh du lịch này nhằm đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế.
Những năm trở lại đây, ngành y tế TP.HCM đă đầu tư, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, tầm soát các bệnh lư, thực hiện kỹ thuật y khoa chuyên sâu và y học cổ truyền. Điển h́nh như các thành tựu y học trong lĩnh vực hiếm muộn, thụ tinh trong ống nghiệm của Bệnh viện Từ Dũ.
Mỗi năm có hàng trăm cặp vợ chồng nước ngoài đến Việt Nam chữa vô sinh. Nhiều Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài cũng t́m về quê nhà để điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam chi phí thấp hơn các nước, cơ hội thành công của một chu kỳ điều trị khá cao.
Hiện có 3 dịch vụ y tế khác hiện được du khách rất quan tâm là khám sức khỏe tổng quát; tầm soát bệnh lư và thực hiện kỹ thuật chuyên sâu, y học cổ truyền. Đội ngũ y bác sĩ có tŕnh độ chuyên môn cao với chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh hợp lư so với các địa phương khác và các quốc gia trên khu vực.
Tại Hà Nội, nơi tập trung nhiều bệnh viện đầu ngành, thời gian vừa qua cũng đă có nhiều Việt kiều cũng người nước ngoài tới thăm khám, điều trị bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Doăn Tuấn (Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu trung ương) cho biết việc ngày càng có nhiều người nước ngoài tới Việt Nam chữa bệnh chứng tỏ ngành y tế nước nhà không hề thua kém các nước phát triển trên thế giới.
Tại nhiều cơ sở y tế khác như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108… thời gian qua cũng thu hút nhiều bệnh nhân nước ngoài tới khám chữa bệnh và điều trị.
Tuy nhiên, tại Hà Nội việc truyền thông, quảng bá và liên kết giữa các bệnh viện, cơ sở điều trị vẫn chưa được thực hiện bài bản như tại thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách hàng – bệnh nhân nước ngoài cũng như Việt Kiều.
Trong khi các kênh truyền thông chính của các bệnh viện cơ sở khám chữa bệnh khá im tiếng th́ trên nhiều diễn đàn mạng xă hội, việc chia sẻ thông tin về những thành tựu của ngành y tế cũng như sự thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả trong khám chữa bệnh tại Việt Nam đă được chia sẻ và lan tỏa rất nhiều trên mạng xă hội.
Với việc được quảng bá rộng răi theo kiểu "người thật việc thật" qua các trang mạng xă hội, nên ngày càng nhiều Việt kiều quay về Việt Nam chữa bệnh.
Ở chiều ngược lại, vẫn có lượng lớn người Việt chi rất nhiều tiền để ra nước ngoài khám chữa bệnh. Đại diện Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết mặc dù công tác khám, chữa bệnh không ngừng được nâng cao, chi phí thấp hơn các nước, nhưng mỗi năm, người Việt vẫn chi 2 tỉ USD ra nước ngoài để khám, chữa bệnh.
Bộ Y tế đă phải đưa mục tiêu thay đổi về phân bổ ngân sách và đầu tư để giữ chân những người bệnh giàu có ở lại điều trị trong nước, đồng thời thu hút nửa triệu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sử dụng dịch vụ y tế tại Việt Nam, thay v́ di chuyển sang các nước trong khu vực hoặc về nước. Đây là một trong những mục tiêu được nêu ra tại đề án “thu hút người nước ngoài, người Việt Nam sống ở nước ngoài và người Việt Nam thu nhập cao khám, chữa bệnh chất lượng cao ở Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030” của Bộ Y tế.
|
|