Những loại rau gia vị trong vườn quen thuộc với nhiều người như rau răm, tía tô, rau hẹ lại được sử dụng làm thuốc.
Húng chanh
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Vũ Duy Thành cho biết, húng chanh là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Cây này c̣n có tên gọi khác là rau tần. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm vào phế, công dụng giải cảm, tiêm đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, viêm phế quản, cảm lạnh.
- Hỗ trợ hen suyễn: Lấy 12g lá húng chanh, 10g lá tía tô, rửa sạch, sắc uống chia 2 lần sáng chiều, trong 7-10 ngày. Khi uống nên kiêng ăn đồ chiên xào, thức uống lạnh, hải sản sẽ giảm bớt triệu chứng ho, kḥ khè.
- Chữa ho cho trẻ: Dùng 5g húng chanh kết hợp với 5g lá hẹ, một th́a mật ong. Cả 3 thứ đem hấp chín rồi ăn.
- Bị rết, bọ cạp cắn, ong đốt: Dùng một nắm lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ hoặc nhai kỹ, cho thêm ít muối vào rồi đắp lên vết thương, không dùng cho vết thương đă nhiễm trùng, chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhẹ.
Rau hẹ
Đông y gọi rau hẹ, lá hẹ là cửu thái. Rau hẹ trồng bốn mùa, dùng làm gia vị trong một số món ăn như sủi cảo, rán trứng, làm rau ăn có tác dụng tiêu thực, người mắc chứng trào ngược. Lá hẹ vị cay chua chát, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương, cố tinh, trừ nhiệt lỵ.
- Bài thuốc trị chứng nhiệt lỵ: Lá hẹ tươi 20g, lá mơ tam thể 15g, trứng gà 1 quả quấy đều cho một tí muối chưng lên, ăn ngày 2 lần, ăn liên tục 5 ngày.
- Bài thuốc bổ thận tráng dương: Bầu dục lợn 2 quả, lá hẹ tươi 100g băm nhỏ rán chín ăn vào buổi tối trước khi ăn cơm, uống với 1 ly rượu 20ml (rượu có tác dụng dẫn thuốc) để bổ thận tráng dương. Ngày dùng một lần liên tục 7-10 ngày.
Tía tô
Tía tô thuộc họ bạc hà có thể dùng cành, lá, hạt chín, công năng chữa đau thượng vị, ợ hơi, nôn mửa. Lá và cành tía tô chữa động thai. Hạt tía tô (tô tử) giảm ho trừ đờm.
Báo VietNamNet dẫn nguồn trang Webmd cho biết, loại cây này chứa các hóa chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống dị ứng, chống trầm cảm, chống viêm, giảm sưng tấy và hỗ trợ làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Một số thành phần tự nhiên trong tía tô như axit phenolic, flavonoid, tinh dầu có các dược tính thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Tía tô và rau hẹ là hai loại rau gia vị quen thuộc có thể sử dụng làm thuốc.
Kinh giới
Kinh giới c̣n gọi là khương giới, giả tô thuộc họ bạc hà. Cây có khả năng chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, hoa mắt, viêm họng, ngứa. Người dân có thể dùng kinh giới dạng khô sắc hoặc hăm nước uống chữa băng huyết, rong kinh, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu.
Báo VietNamNet dẫn nguồn trang Webmd cho biết, theo Thư viện Dược Quốc gia Mỹ, kinh giới có hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, diệt côn trùng, kháng virus, hạ lipid máu, hạ đường huyết, giảm đau, chống loạn nhịp tim, chống khối u và điều ḥa miễn dịch.
Rau răm
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Vũ Duy Thành cho biết, rau răm c̣n gọi là thuỷ liễu, hương lục. Cây có vị cay, tính ấm không độc, dùng để trị đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hoá, kém ăn. Dùng tươi, rửa sạch để ráo nước.
- Để trị chứng tiêu hoá kém: Mỗi ngày dùng từ 15 đến 20g thân và lá rau răm tươi, rửa sạch, giă nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống.
- Trị say nắng: Rau răm 10g, gừng 30g, đinh lăng 16g, mạch môn 10g. Tất cả đem sao vàng, sắc với 600 ml nước cô lại 300 ml. Uống hết trong ngày, chia làm 2 lần.
VietBFsưu tập