11/9
Bầu cử giữa kỳ không chỉ định đoạt cục diện chính trường Mỹ, mà c̣n có thể tác động tới chính sách đối ngoại cùng cam kết của Washington với thế giới.
Đối với cả hai đảng Dân chủ và Cộng ḥa, chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 8/11 rất quan trọng, bởi bên chiến thắng sẽ có ưu thế không chỉ trong định hướng chính sách mà c̣n các giá trị của nước Mỹ.
Dư luận thế giới cũng đang rất quan tâm đến sự kiện, bởi nó là cuộc bầu cử lớn đầu tiên ở Mỹ kể từ sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1/2021. Tiến sĩ Leslie Vinjamuri, giám đốc chương tŕnh Mỹ và châu Mỹ của viện Chatham House ở Anh, cho rằng đây sẽ là bài kiểm tra thực sự đầu tiên cho tầm ảnh hưởng của Donald Trump, người luôn đặt "nước Mỹ trên hết" và có xu hướng xa lánh các đồng minh truyền thống trên thế giới.
Cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm tại Columbus, bang Ohio hôm 1/11. Ảnh: Reuters.
Bà Vinjamuri nhận định lựa chọn của cử tri trong cuộc bầu cử có thể định h́nh các giá trị nổi bật ở Mỹ, cũng như mối quan hệ với các đối tác thân cận của Washington. Nếu đảng Cộng ḥa giành chiến thắng trong bầu cử giữa kỳ, nhiều giá trị của nước Mỹ sẽ được định h́nh lại, kéo theo đó là thay đổi trong ưu tiên đối ngoại.
"Đảng Cộng ḥa ủng hộ quyền mang súng cũng như thúc đẩy lệnh cấm phá thai, đồng nghĩa họ đang xây dựng một phiên bản nước Mỹ không phù hợp với hầu hết các quốc gia dân chủ phương Tây khác", tiến sĩ Vinjamuri cho hay.
Giới quan sát cho rằng "tác động tức thời và quan trọng nhất" của bầu cử giữa kỳ với chính sách đối ngoại có thể là được thể hiện trong quan điểm của Mỹ đối với vấn đề ủng hộ Ukraine.
Sự ủng hộ dành cho Ukraine vài tháng qua đă nhận được đồng thuận rộng răi từ lưỡng đảng Mỹ, nhưng trong những tuần gần đây, vấn đề này đang bị chính trị hóa trước thềm bầu cử giữa kỳ.
Một số thành viên Cộng ḥa tại quốc hội đă bắt đầu đặt câu hỏi về chính sách hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine. Lănh đạo phe thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy của đảng Cộng ḥa thậm chí tuyên bố ông có thể chặn bất kỳ khoản viện trợ quốc pḥng và nhân đạo bổ sung nào cho Ukraine nếu trở thành chủ tịch Hạ viện vào năm tới.
"Nếu đảng Cộng ḥa giành đa số trong Hạ viện hoặc Thượng viện, những người như McCarthy có thể bắt đầu thúc đẩy nỗ lực hạn chế viện trợ cho Ukraine hoặc sử dụng nó như một con bài thương lượng với chính quyền Tổng thống Biden cho các mục tiêu chính trị khác", Andrew Bennett, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Georgetown ở Washington, dự đoán.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác cho rằng thông điệp của McCarthy chỉ là một "chiêu bài tranh cử" và đảng Cộng ḥa sẽ không lập tức cắt giảm viện trợ cho Ukraine, bởi đông đảo cử tri Mỹ vẫn ủng hộ nỗ lực cung cấp vũ khí, tài chính cho Kiev đối đầu Moskva.
Adam McConnel, giảng viên lịch sử người Mỹ tại Đại học Sabanci ở Istanbul, tin viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine "gần như chắc chắn tiếp tục và thậm chí có thể tăng lên, ngay cả khi đảng Cộng ḥa kiểm soát lưỡng viện quốc hội".
"Một thay đổi có thể xảy ra là đảng Cộng ḥa trong quốc hội sẽ tăng sức ép với chính quyền Tổng thống Biden về việc t́m ra giải pháp ngoại giao cho xung đột", ông nói.
McConnel cho rằng nếu phe Cộng ḥa kiểm soát Thượng viện, nó sẽ tác động lớn đến quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các thượng nghị sĩ Cộng ḥa nhiều khả năng sẽ thúc đẩy Washington bán tiêm kích F-16 cho Ankara, thương vụ vốn đă bị chặn sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 của Nga.
Về vấn đề Iran, McConnel tin rằng một quốc hội do đảng Cộng ḥa lănh đạo sẽ phản đối nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran mà chính quyền ông Biden theo đuổi.
Tổng thống Joe Biden bỏ phiếu sớm tại Wilmington, bang Delaware hôm 29/10. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Joe Biden bỏ phiếu sớm tại Wilmington, bang Delaware hôm 29/10. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đảng Cộng ḥa khó có thể giành được thế đa số cần thiết để làm suy yếu dự luật khí hậu của Tổng thống Biden. Tuy nhiên, việc kiểm soát các ủy ban Hạ viện sẽ giúp đảng Cộng ḥa tăng giám sát đối với bất kỳ khoản ngân sách nào cho vấn đề khí hậu, gồm cả những khoản được chi theo Đạo luật Giảm Lạm phát.
Tiến sĩ Vinjamuri cho hay nếu đảng Cộng ḥa kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, đó sẽ là chỉ dấu về các ưu tiên đối ngoại của Mỹ và dấu hiệu cho thấy một tổng thống theo đuổi lư tưởng "Nước Mỹ trên hết", từng khiến các đồng minh châu Âu lo lắng, có thể trở lại Nhà Trắng sau năm 2024.
"Một chiến thắng giữa kỳ của đảng Cộng ḥa ở cả Thượng viện và Hạ viện sẽ có tác động lan tỏa khắp Đại Tây Dương vào thời điểm mối đe dọa từ Nga ngày càng gia tăng", Vinjamuri cho hay.
|