Ankara đă chỉ trích động thái của Thượng viện Mỹ, cho rằng nghị quyết không có giá trị và các nghị sỹ Mỹ đang "chính trị hóa" vấn đề lịch sử.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. (Nguồn: AFP)
Ngày 13/12, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đă triệu Đại sứ Mỹ tại nước này tới trụ sở để bày tỏ sự thất vọng của Ankara trước việc một ngày trước đó, các thượng nghị sỹ Mỹ thông qua một nghị quyết công nhận vụ thảm sát dưới thời Đế chế Ottoman đối với người Armenia cách đây một thế kỷ là tội ác diệt chủng.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thứ trưởng Ngoại giao của nước này Sedat Onal đă trao công hàm phản đối cho Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ David Satterfield.
Ankara đă chỉ trích động thái của Thượng viện Mỹ, cho rằng nghị quyết không có giá trị và các nghị sỹ Mỹ đang "chính trị hóa" vấn đề lịch sử.
Trong một phản ứng đầu tiên, trao đổi với báo giới, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nghị quyết của Thượng viện Mỹ không làm thay đổi quan điểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề nói trên.
Quan chức ngoại giao này nêu rơ từ đầu năm nay, ông chủ Nhà Trắng đă ngừng gọi vụ thảm sát là tội ác diệt chủng.
Nối tiếp động thái tương tự của Hạ viện Mỹ vào cuối tháng 10 vừa qua, ngày 12/12, Thượng viện Mỹ đă thông qua nghị quyết nói trên.
Diễn biến mới này có thể làm xấu đi mối quan hệ giữa Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ, nước vốn phản đối một sự xác định như vậy trong nhiều thập kỷ qua.
Những tranh căi lịch sử xung quanh vụ thảm sát người Armenia thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất vẫn phủ bóng đen lên quan hệ giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Armenia cho rằng có khoảng 1,5 triệu công dân nước này đă bị giết hại trong cuộc chiến tranh này.
Trong khi đó, Ankara vẫn luôn bác bỏ cáo buộc về vụ thảm sát, cầm tù và trục xuất người Armenia từ năm 1915 và sau đó leo thang thành vụ diệt chủng dưới thời Đế chế Ottoman ngày 24/4/1915.
Trước Mỹ, đă có Pháp cùng trên 20 nước công nhận đây là vụ diệt chủng người Armenia.
VietBF © sưu tầm