Những vệt sét sáng lóa đánh xuống ngọn núi lửa Eyjafjallajökull không đến từ một cơn giông bình thường mà do những phần tử mang điện trong tro.
Núi lửa Eyjafjallajökull (dịch là núi sông băng đảo) là một trong những núi sông băng của Iceland. Nó nằm ở phía bắc của Skógar và phía tây của sông băng lớn hơn Mýrdalsjökull.
Các chỏm băng của sông băng bao trùm trên một núi lửa (1.666 mét) đã phun trào tương đối thường xuyên kể từ khi thời kỳ Băng Hà.
Núi lửa này phun trào hai lần trong năm 2010, ngày 20 tháng ba và tháng tư 15.
Những vệt sét sáng lóa đánh xuống ngọn núi lửa Eyjafjallajökull không đến từ một cơn giông bình thường mà do những phần tử mang điện trong tro núi lửa.
Những đám mây tro đã làm xáo trộn lưu thông trên không ở châu Âu trong gần một tuần liền.
Martin Uman, chuyên gia sét tại ĐH Florida ở Gainesville cho rằng những luồng sét không giống giông bão thông thường.
Giọt nước, băng, mưa đá tương tác với các phần tử mang điện trong tro núi lửa và tạo ra cảnh tượng ngoạn mục và “rất giật gân”.
Martin Uman cho biết nhiều tia sét phát sinh bởi núi lửa Iceland thường là tia lửa dài. Trong số chúng bao gồm một loại sét mới cũng được phát hiện gần đây trên bầu trời núi lửa Alaska.
Hiện vẫn chưa rõ cách thức hình thành những tia sét này nhưng theo suy đoán của Steve McNutt thuộc Đài quan sát núi lửa Alaska, tia sét xảy ra khi những hạt silica – một thành phần của mắc-ma – được tích điện và tác động với khí quyển khi nó nổ tung
sét của núi lửa Iceland có thể tạo ra một bản giao hưởng âm thanh khác biệt. Những tia sét ngắn tạo ra âm thanh như tiếng súng trường trong khi những tia dài hằng km thì tạo ra âm thanh sâu và ì ầm quen thuộc như trong các cơn giông.
Mọi tia sét đều có một hướng: bắt đầu từ điểm tích điện và truyền lên, xuống hay mọi hướng cho đến khi nó đạt đến vùng tích điện âm.
Miệng núi lửa của núi lửa có đường kính 3–4 km (1,9-2,5 dặm) và sông băng bao phủ một diện tích khoảng 100 kilômét vuông.
Cách đọc tên núi lửa này như đánh đố người nước ngoài.
Tên của núi lửa Eyjafjallajokull được hình thành từ 3 từ riêng biệt trong tiếng Iceland nhờ một quá trình mà nhà ngôn ngữ học gọi là sự nối ghép, khi các ý tưởng riêng biệt được kết hợp với nhau để tạo thành một ý tưởng phức hợp.
Trong trường hợp này, Eyjafjallajokull được hình thành từ 3 từ đảo - núi - sông băng.
Một số người nói rằng nó chẳng có liên quan gì tới núi lửa, mà chính xác hơn nó có nghĩa là: “sông băng trên đỉnh núi trông giống một hòn đảo”.
Vào năm 2009, khi núi lửa hoạt động, tảng đá có khối lượng hàng nghìn tấn lăn xuống vì cơn thịnh nộ của núi lửa Eyjafjallajokull.
Còn màn đêm bao la dường như bị xé toạc bởi những chớp sáng khổng lồ trên miệng núi lửa.
Mặc dù chỉ được coi là núi lửa hạng hai, nhưng trong ba ngày đầu phát hỏa, từ 15 tới 17/4/2009, nó đã tung vào không khí tới 140 triệu mét khối khí và bụi.
Những đám mây bụi đã tích điện mạnh đến nỗi cứ 15 phút lại một lần phát ra tia chớp.
Các lần phát hỏa thường được bắt đầu từ một hơi thở sâu. Vùng đất xung quanh núi lửa như bị co cụm lại. Rồi vang lên một tiếng động âm âm từ sâu thẳm trong lòng đất.
Một số nhà khoa học sau khi phân tích tình trạng của núi lửa Eyjafjallajokull trong suốt 800 năm qua đã đưa ra giả thuyết là nó sẽ phun trào đỉnh điểm dữ dội vào năm 2030.
Dung nham phun trào dữ dội.
Đám mây bụi bốc lên độ cao 15 km trong lúc dung nham có nhiệt độ lên tới 1.000 độ C trào ra từ miệng núi lửa.
Cực quang xuất hiện trong khi núi lửa Eyjafjallajokull phun trào.