Trung b́nh một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ có giá 685 USD (tức gần 14,5 triệu VNĐ). Một chiếc làm ở Trung Quốc tốn có khoảng 2 USD (tức hơn 40 ngàn đồng) và chỉ thời gian đúng chả kém.
Kim ngạch xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ tăng 32% trong ṿng hai năm trở lại đây (lên mức 23,3 tỷ USD, tức gần 500
ngh́n tỷ VNĐ).
Gần đây sức tiêu thụ tại các thị trường lớn nhất như Trung Quốc, Mỹ và Singapore có giảm xuống, nhưng may đă có dân sành đồng hồ ở Trung Đông và Châu Âu bù vào.
(CafeF) Toàn ngành do một đại công ty thống trị.
Thế làm sao mà ngành đồng hồ Thụy Sỹ vẫn sống khỏe?
Không ai đi mua đồng hồ Thụy Sỹ về để xem giờ. Vẻ đẹp tinh tế và kỹ thuật chuẩn xác mới là thứ khiến người ta xiêu ḷng. Nghệ thuật làm đồng hồ đă gần như biến mất trên thế giới, nhưng vẫn thịnh vượng ở Thụy Sỹ.
“Đồng hồ Thụy Sỹ” nay là một trong những thương hiệu giá trị nhất toàn cầu.
Người ta vẫn hay tưởng tượng những người thợ thủ công tài hoa trong những căn nhà xinh xắn nép ḿnh bên dăy An-pơ đă chạm khắc nên nét tinh xảo của “đồng hồ Thụy Sỹ”. Nhưng
sự thật là toàn ngành chỉ do một đại công ty thống trị, tập đoàn Swatch Group.
Các thương hiệu của Swatch (Breguet, Blancpain, Omega, v.v…) năm 2012 có tổng doanh số đồng hồ và trang sức 7,2 tỷ Franc Thụy Sỹ (tức hơn 160
ngh́n tỷ VNĐ), tăng 15,6% so với năm 2011 và chiếm 1/3 tổng doanh số ngành đồng hồ Thụy Sỹ.
Mới tháng 1 vừa rồi, Swatch thông báo sẽ mua lại Harry Winston, một công ty trang sức Hoa Kỳ có cơ sở sản xuất đồng hồ ở Geneva.
Thế thống trị của Swatch không chỉ có thế. Đây c̣n là nhà cung cấp linh phụ kiện đồng hồ Thụy Sỹ lớn nhất.
Swatch sở hữu ETA, công ty cung cấp 70% bộ phận chuyền động cho các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ khác. Một công ty con khác là Nivarox-FAR cung cấp hơn 90% con lắc đồng hồ.
Nhiều thương hiệu lớn vẫn phải phụ thuộc vào Swatch. LVMH (sở hữu các tên tuổi như Bulgari, Hublot và TAG) cùng Richemont (IWC, Piaget và Vacheron Constantin) đang dùng linh kiện của Swatch.
Các nhà sản xuất đồng hồ ở Anh và Đức, dù có cố đột phá vào thị trường béo bở này, nhưng cũng vẫn phải mua linh kiện Swatch. Không ǵ sánh nổi sự chính xác của con lắc Nivarox.
Cái tên Swatch lần đầu được người ta chú ư đến vào thập niên 1980 sau vụ sát nhập giữa hai công ty yếu kém và cho ra đời nhăn hiệu đồng hồ Swatch nhắm vào phân khúc tương đối rẻ tiền (dù không thể nào rẻ như đồng hồ Trung Quốc).
Swatch thống trị được phần nào là v́ các công ty khác thấy cứ để ai đó lo việc sản xuất những bộ phận lặt vặt mà thiếu yếu của chiếc đồng hồ vẫn hơn.
Nhưng giờ Swatch bắt đầu thấy khó chịu. Swatch cung cấp linh kiện cho các đối thủ (cả ở Thụy Sỹ lẫn nước ngoài), thế là họ rảnh tay lo chuyện quảng cáo. Swatch muốn tới năm 2018 giảm doanh số linh kiện xuống chỉ c̣n 30%.
Ủy ban cạnh tranh Thụy Sỹ đă đồng ư cho Swatch giảm nhẹ sản lượng trong năm 2012. Sau khi các hăng đồng hồ khác vận động quyết liệt, Swatch cam kết năm nay sẽ không giảm sản lượng, nhưng nhiều khả năng họ sẽ dùng lại chiến lược này trong năm tới.
Theo một góc nh́n khác,
có thể Swatch làm vậy c̣n có lợi cho ngành. Động thái này của họ buộc các hăng đồng hồ khác phải đầu tư nhiều hơn cho sản xuất. LVMH và Richemonth đang mua lại các hăng sản xuất phụ kiện nhỏ.
“Mấy cái linh kiện ấy ai làm chả được,” phát ngôn viên Ủy ban cạnh tranh Thụy Sỹ nói.
Hiện nay chỉ có vài hăng đồng hồ cao cấp là không phụ thuộc vào Swatch, ví dụ như Patek Philippe của Thụy Sỹ và Robert Looms của Anh. Nhưng những tên tuổi này mỗi năm chỉ làm có vài chiếc (siêu đắt).
Các công ty có sản lượng lớn hơn và giá chỉ “hơi đắt” vẫn cần có Swatch. V́ thế khi Swatch rút khỏi mảng linh kiện, thị trường sẽ xáo động và có lẽ sẽ có nhiều vụ thâu tóm.
Trong khi đó, chính phủ Thụy Sỹ tiếp tục nỗ lực bảo vệ gắt gao thương hiệu “đồng hồ Thụy Sỹ”. Hiện nay, một chiếc đồng hồ chỉ được gắn mác “Thụy Sỹ” nếu ít nhất 50% linh kiện làm ra ở nước này. Các hăng đồng hồ Thụy Sỹ đang cố vận động tăng tỷ lệ này lên 60%.
Dù cho Swatch có giảm sản lượng, nhu cầu linh kiện Thụy Sỹ vẫn sẽ tăng. Thế nên, chuyện giá đă cao lại sắp cao nữa e là khó tránh
.
Minh Tuấn
Theo The Economist
CafeF