Cục đá xù x́ được bà cụ nhặt ở dưới suối tưởng vô dụng không ngờ được định giá mấy chục tỷ đồng.
Nội dung chính
Cục đá có niên đại từ 38,5 đến 70 triệu năm tuổi
Thông tin ít biết về hổ phách
Cục đá chặn cửa có giá hơn 20 tỷ đồng
Theo một bài đăng ngày 3/9 trên tờ El Páis , một phụ nữ ở Romania đă không hề biết rằng cục đá mà bà sử dụng để chặn cửa suốt nhiều thập kỷ thực chất có giá lên tới 1,1 triệu USD (khoảng 27 tỷ đồng). Vào những năm 60-70, bà cụ đă t́m thấy cục đá nặng 3,5kg này dưới một ḍng suối nhỏ ở Colti gần một ngôi làng của hạt Buzau.
Trong suốt mấy thập kỷ, bà đă dùng cục đá này để chặn cửa. Dù ngôi nhà của bà từng bị trộm đột nhập nhưng không ai nhận ra giá trị của nó. Măi cho đến khi người phụ nữ qua đời vào năm 1991 và một người thân trong gia đ́nh nghi ngờ cục đá này có thể là một vật báu. Nhưng măi tới năm 1999, người này mới bàn giao nó cho chính quyền địa phương.
Cục đá mà bà cụ sử dụng để chặn cửa suốt nhiều thập kỷ thực chất có giá lên tới 1,1 triệu USD. (Ảnh: El Páis)
Chính quyền địa phương đă gửi nó đến Bảo tàng Lịch sử ở Krakow, Ba Lan để phân tích và xác nhận giá trị. Hóa ra, cục đá mà cụ bà nhặt được là một khối hổ phách nặng 3,5 kg và niên đại có thể từ 38,5 tới 70 triệu năm tuổi, được phát hiện dưới dạng hóa thạch nhựa cây.
Theo Daniel Costache, giám đốc Bảo tàng hạt Buzau, phát hiện này vô cùng quan trọng từ cả khía cạnh bảo tàng lẫn khoa học, v́ nó là một trong những khối hổ phách lớn nhất thế giới và chứa hơn 160 sắc thái khác nhau, từ đỏ đến đen, cùng nhiều hóa thạch của các sinh vật cổ đại. Khối hổ phách sau đó được bán cho chính phủ và xác định là một bảo vật quốc gia.
Romania là quốc gia giàu có về hổ phách và hạt Buzau là nơi tập trung nhiều loại đá bán quư này. Hổ phách ở khu vực này được gọi là hổ phách Buzau, hay c̣n có tên khác là "rumanit," do nhà địa chất Oscar Helm đặt tên. Khu bảo tồn thiên nhiên ở Buzau là nơi đă phát hiện ra nhiều khối hổ phách có giá trị cao, không chỉ về mặt chất lượng mà c̣n về sự đa dạng với nhiều hóa thạch quư giá bên trong.
Cụ thể, các khối hổ phách Buzau có giá trị lớn cả về chất lượng lẫn sự đa dạng với hơn 160 sắc thái màu, chủ yếu là màu tối, từ đỏ đến đen. Nhiều khối hổ phách c̣n lưu giữ hóa thạch của nhện, bọ cánh cứng, ruồi, động vật giáp xác, ḅ sát, lông động vật và nhiều thứ khác, mang đến thông tin khoa học quư giá về Trái đất cổ xưa.
Hổ phách và sự h́nh thành của chúng
Hổ phách không phải là một loại đá quư được h́nh thành trong ḷng đất, mà thực chất là hóa thạch của nhựa cây lá kim cổ đại, được tích tụ sau hàng chục triệu năm. Đây là một chất phức tạp, dính, không tan trong nước và cứng lại khi tiếp xúc với không khí để tạo thành lớp vỏ bảo vệ vết thương của cây, giúp tránh nấm và các mầm bệnh khác.
Theo thời gian bị chôn vùi trong trầm tích, những giọt nhựa cây dưới tác động của áp suất và nhiệt độ sẽ trải qua vô số sự thay đổi và biến đổi để "trưởng thành," trở thành một lớp liên kết phân tử dày đặc, cứng như đá và trong như thủy tinh mà chúng ta gọi là hổ phách, và nó cũng có thể bảo tồn h́nh dạng của bất kỳ sinh vật nào bị mắc kẹt bên trong nó với sự nguyên vẹn từ h́nh dạng đến cấu trúc đáng kinh ngạc.
Hổ phách lâu đời nhất trên Trái đất - được t́m thấy ở vỉa than Illinois của Mỹ - có niên đại khoảng 320 triệu năm tuổi , rất lâu trước khi khủng long xuất hiện.
Tuy nhiên, những khối hổ phách này có chiều rộng trung b́nh chưa đến 1/4 inch và chúng không chứa bất kỳ hóa thạch nào bên trong.
Theo Hiệp hội Đá quư màu Quốc tế (ICA), hổ phách phải có tuổi ít nhất từ 40.000 năm, c̣n Viện Đá quư Hoa Kỳ (GIA) th́ cho rằng phải mất 1 triệu năm nhựa cây mới biến thành hổ phách.
Thông tin cụ thể vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu, nhưng tất cả đều đồng ư rằng phải mất ít nhất 40.000 năm, một mẫu nhựa hóa thạch mới có thể trở thành hổ phách.
Nếu trẻ hơn thời gian đó, vật liệu này nhiều khả năng được phân loại là copal – một loại nhựa cây hóa thạch "non" mang một số đặc tính của vật liệu mới, chẳng hạn như bề mặt dính hơn.
VietBF@ Sưu tập