Phóng viên chiến trường Eddie Adams, người đã chụp bức ảnh tướng Loan xử bắn tên đặc công khủng bố 7 Lốp (7 Lém). Sau khi hắn đã giết rất nhiều thường dân và cả gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn gồm 8 người từ trẻ em 6 tuổi cho đến mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai lên 10, tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống. Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết.
Sau khi bức ảnh được công bố đã đem lại cho Eddie Adams hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo chỉ một năm sau, 1969. Phong trào phản chiến tiếp tục nổ ra khắp nơi khiến chính quyền Hoa Kỳ tìm mọi cách rút ra khỏi Việt Nam khiến cho miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản ngày 30-04-1975.
Sự kiện bi đát của Miền Nam (từ sau 1975) đã làm cho Eddie Adams hối hận. Ông thuật lại rằng:
“Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Ðại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”
Sau này, Eddie Adams thường nói:
“Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Sau khi Sài Gòn thất thủ vào cuối tháng 4 năm 1975, như để chuộc lại lỗi lầm từ bức hình Saigon Execution, Eddie Adams đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977.
Loạt ảnh có tên Con thuyền không nụ cười / The boat of no smile, trong đó nổi bật là cảnh bà mẹ ôm đứa con trai đã chết cứng và một đứa khác đang mệt lả sau lưng bà. Gương mặt của người phụ nữ diễn tả sự đau đớn tột cùng, và ánh mắt của bà nói lên tâm trạng của thuyền nhân: mệt mỏi, đau thương, kinh hoàng và tuyệt vọng.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gửi sang Quốc hội những tấm hình này, nhờ đó gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams giải thích: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot [15m], rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả”.
*****
Tôi nhập ngũ vào quân đội VNCH tháng 7/ 1970. Lúc đó.. Tôi chưa biết về ông Nguyễn Ngọc Loan. Sau khi vào Quân Đội tôi mới rõ hơn về NNL. Tôi khẳng định rằng.. những anh CS từ bắc xâm nhập vào Nam, tôi không căm thù bằng những tên nằm vùng như 7 lém. Những tên nằm vùng, chuyên đánh phá, đốt nhà dân rồi đổ thừa cho phía Cộng Hòa phá cầu, phá đường, pháo kích bừa bãi, cái gì cũng đổ trút, hô toáng, tuyên truyền, bêu xấu lên đầu VNCH. Tướng NNL..tôi khẳng định việc hành động của ông là đúng. Chính vì sự nhân ái, nhân đạo đối với Tù Binh, cho nên phải mất nước. Những ai phía Mỹ, và bên VN, những người kém học thức, kém hiểu biết, ngu dốt, cho nên CS tuyên truyền nói xấu về người quân nhân của VNCH, nghe và tin theo, rồi xuyên tạc rằng chế độ VNCH xấu xa, man rợ. Nếu tướng NNL không hành xử như vậy, thì sẽ có 1.000 tên 7 lém, thử hỏi sự an lành của người dân và tính mạng của những người Lính VNCH sẽ ra sao..? Việc này tôi đã quên lãng nó suốt thời gian 49 năm rồi, nay..vì quá bức xúc về nội dung của những người kết án NNL, tôi mới lên tiếng. Xin hỏi... Nếu không có những quân nhân như NNL và chúng tôi, không hy sinh tính mạng để bảo vệ cho những người dân miền Nam, liệu ông bà, cha mẹ các người chửi rủa Lính VNCH, thì suốt 25 năm, gia đình những kẻ đó, có sống trong yên bình hay không..?
Khang Nguyên