Mới đây, vô t́nh lướt Facebook, tôi mới biết nhà hàng Song Long trong Trung Tâm Lê Lợi trên đường Bolsa, Westminster, nơi từng một thời là địa chỉ “thường trực” của một số danh nhân có “đẳng cấp” của Little Saigon trong nhiều thập niên, không c̣n nữa.
Khi quẹo vào “hẻm cụt” trên đường Bolsa, tôi không thấy tên “Song Long Restaurant” trên tấm bảng “Le Loi Center” nữa mà là một khoảng trống cô đơn giữa bảng hiệu của các doanh nghiệp khác.
Tới nhà hàng, phía trên vẫn c̣n tên Song Long, nhưng tất cả bàn ghế được xếp dồn về một phía. Một người đàn ông đang sửa sang lại nhà hàng.
Khi được hỏi, ông cho biết nhà hàng Song Long đă đóng cửa và ông đang chuẩn bị mở nhà hàng khác, Nok’s Kitchen, bán thức ăn Lào, vào Tháng Mười Hai.
Song Long là nhà hàng có nhiều món ăn Tây và Việt rất hợp khẩu vị mà nhiều thực khách ưa thích, ví dụ như Beef Steak Nướng Tiêu và Tỏi, chả cá Thăng Long, bún suông, bánh ḿ trứng ốp la kiểu Pháp…
Bà chủ nhà hàng, Vơ Lan Khai, mà mọi người thường gọi thân thương là “Cô Bảy,” luôn niềm nở với mọi người.
Một nơi “thường trực” của danh nhân Little Saigon
Cô Bảy cho biết điều cô nhớ măi khi quản trị nhà hàng Song Long là những khuôn mặt danh nhân Little Saigon “thường trực” một thời gian.
“Hồi đó, nhà văn Mai Thảo thường ngồi ở cái bàn nhỏ trong góc cuối nhà hàng, kế cái cửa phía sau,” Cô Bảy nhớ lại. “Sở dĩ ông ngồi ở đó v́ lúc đó ông sống trong khu nhà Bolsa Senior Apartments ngay phía sau nhà hàng, nên khi bước vào cửa sau là ông ngồi xuống liền. Ông thường ăn nhẹ, ví dụ như súp gà, sau khi đă uống rượu ở nhà.”
Cô kể thêm: “C̣n nhà bỉnh bút Bùi Bảo Trúc th́ cứ đều đặn một tuần hai lần. Ông ăn nhiều món khác nhau, nhưng đa số là món Tây. Cũng có lúc ông ngồi ăn với ông Mai Thảo.”
“C̣n họa sĩ Khánh Trường th́ thường ăn cơm sườn,” Cô Bảy kể thêm. “Nhạc sĩ Phạm Duy th́ luôn ngồi ở cái bàn đầu tiên ngay giữa nhà hàng. Ông thường ăn bánh ḿ trứng gà ốp la với thịt ham và uống cà phê. Riêng ca sĩ Duy Quang, người con trai lớn của ông, mỗi lần đi Việt Nam về là đến đây ăn đầu tiên.”
Cô Bảy cho biết thêm, cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến, chủ nhiệm sáng lập nhật báo Người Việt, mỗi lần đến ăn là kêu ly sâm bổ lượng trước tiên.
“Lúc đó ông bị tiểu đường, sợ đường xuống, nên ngồi xuống là kêu ly sâm bổ lượng để khỏi bị hạ đường,” Cô Bảy kể. “C̣n ông Lê Đ́nh Điểu (cố chủ bút nhật báo Người Việt) mỗi lần có tiệc bên tờ báo là đặt nhà hàng chúng tôi.”
Danh nhân cuối cùng mà Cô Bảy nhớ nhất là cố thi sĩ Du Tử Lê v́ lần ăn ở nhà hàng Song Long là lần cuối trước khi ông qua đời, theo lời chủ nhân nhà hàng kể.
“Hôm đó, ông Du Tử Lê đi với khoảng bảy hoặc tám người đến ăn như thường lệ. Tôi vẫn chào hỏi ông b́nh thường như mọi lần. Sau đó một ngày tôi mới hay tin ông không c̣n nữa. Thật là bất ngờ,” Cô Bảy kể thêm.
“Thường trực” của nhân viên nhật báo Người Việt
Song Long là nơi ban biên tập nhật báo Người Việt thường tới ăn trưa mỗi khi có dịp. Mỗi lần tới, chúng tôi thường lấy một bàn chừng 10 người, và Cô Bảy luôn “chăm sóc” chúng tôi một cách đặc biệt.
Mỗi lần vào ăn, vừa ngồi xuống, là đích thân Cô Bảy mang đến cho mỗi người một ổ bánh ḿ không nóng gịn và một ly trà đá, có miếng chanh gắn trên miệng ly, rồi sau đó mới lấy “order,” và dĩ nhiên, trong lúc chúng tôi ăn, cô thường xuyên đến thăm hỏi… và không bao giờ tính tiền trà đá.
Mỗi lần các thành viên ban biên tập muốn đi ăn chung, đa số ai nấy đều đề nghị: “Cô Bảy đi,” thay v́ nói “nhà hàng Song Long.”
Không chỉ thức ăn ngon, mà có lẽ sự quư mến khách của Cô Bảy làm cho chúng tôi coi như đây là nhà hàng “nhà.” Hơn nữa, nhà hàng cũng gần ṭa soạn, nhân viên có thể đi bộ, nếu có thời gian.
Khi được hỏi kỷ niệm nào với thực khách mà cô đáng nhớ nhất, Cô Bảy thật thà bảy tỏ: “Có nhiều kỷ niệm lắm, không thể nhớ hết, mà cũng không thể nhớ một kỷ niệm nào cụ thể để kể ra. Tôi được gặp rất nhiều người, mà giờ chỉ nhớ những người nổi tiếng thôi.”
Từ tiệm bánh sang nhà hàng
Cô Bảy cho biết, năm 1981, gia đ́nh mở tiệm bánh Song Long (bây giờ là tiệm Ghiền Ḿ Gơ) trên đường Bolsa, cách Trung Tâm Lê Lợi chỉ vài bước. Lúc đó, Song Long Bakery được coi là một trong những tiệm bánh đầu tiên của Little Saigon.
Đến năm 1985, gia đ́nh mở nhà hàng Song Long sau khi cô em gái của Cô Bảy là Vơ Lan Diệp (thường được gọi là Cô Tám) học nấu ăn ở Le Cordon Bleu ở Paris, Pháp. Có lẽ v́ thế mà tên các món ăn Pháp được nh́n thấy trước hết trong bảng thực đơn của nhà hàng.
Sau gần bốn thập niên hiện hữu tại trung tâm có nhiều người Việt nhất hải ngoại, giờ đây, nhà hàng “Hai Con Rồng” chỉ c̣n là dĩ văng, với nhiều kỷ niệm đẹp của một thời, và chắc chắn không ít người cảm thấy nuối tiếc và nhớ nhung mỗi khi lái xe trên con đường Bolsa, giữa đường Bushard và đường Dillow.
“Tới tuổi phải nghỉ thôi ông ơi. Không buồn tí nào cả,” Cô Bảy tâm sự. “Nghĩ lại, phải nói là tôi rất sung sướng khi được gọi là ‘phục vụ cộng đồng,’ trong đó có nhiều đồng hương thuộc mọi tầng lớp, người danh tiếng, dân cử, đến ăn, và ḿnh được gặp họ. Nếu ở xứ khác, khó mà gặp được.”