8/2
WASHINGTON, Mỹ (NV) .- Chính phủ Mỹ từ chối công nhận Việt Nam có nền “kinh tế thị trường” như rất nhiều lần đ̣i hỏi của chế độ Hà Nội.
Nếu được công nhận là nền kinh tế thị trường, hàng hóa tại Việt Nam xuất cảng sang thị trường Hoa Kỳ có thể gia tăng nhanh chóng nhờ thuế quan giảm xuống, gia tăng lợi thế so với hàng hóa của nhiều nước khác, nhất là hàng Trung Quốc.
Hàng Việt Nam xuất cảng giới thiệu tại cuộc triển lăm ở Las Vegas, Nevada đầu năm 2023. (H́nh: Robyn Beck/AFP/Getty Images)
Nhà cầm quyền Hà Nội rất nhiều lần thúc giục Washington gỡ bỏ nhăn hiệu “kinh tế chỉ huy” bị chỉ định từ năm 2002 v́ nhà cầm quyền trung ương can thiệp vào thương mại, quyết định giá cả cũng như quyết định hối suất ngoại tệ. Nhăn hiệu “kinh tế chỉ huy” được Mỹ gắn cho những nước độc tài đảng trị như Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Bắc Hàn. Việt Nam cũng bị Liên Âu gắn nhăn hiệu “kinh tế chỉ huy”.
Khi xảy ra cuộc thương chiến gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời tổng thống Donald Trump và vẫn c̣n kéo dài đến nay, người ta thấy Việt Nam ngày càng trở nên một mắt xích quan trọng trong hệ thống cung cấp hàng hóa toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư sản xuất đa quốc gia đă chạy đến Việt Nam mở hăng xưởng để xuất cảng sang Mỹ, châu Âu và những nơi khác. Ngay nhiều công ty Trung Quốc cũng chạy sang Việt Nam để tránh thuế quan trừng phạt đánh vào hàng hóa xuất xứ Hoa Lục.
Tháng Chín 2023, Việt Nam lại nộp hồ sơ tại Bộ Thương mại Washington, chính thức yêu cầu chính phủ Mỹ xét lại nhăn hiệu “kinh tế chỉ huy”, viện cớ họ đă liên tiếp đưa ra rất nhiều biện pháp cải cách luật lệ kinh tế nên không c̣n là một nền kinh tế chỉ huy nữa.
Trong một thông báo đưa ra ngày Thứ Sáu 2 Tháng Tám, Bộ Thương Mại Mỹ nói rằng việc công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường như họ yêu cầu không được chấp nhận dựa trên sự cân nhắc các lời b́nh luận từ nhiều giới kỹ nghệ trong nước Mỹ và đề nghị, biện luận từ phía Hà Nội.
“Mặc dù Việt Nam có nhiều cải cách trong 20 năm qua, nhưng sự can thiệp sâu xa của nhà cầm quyền vào nền kinh tế đă “bóp méo” (distort) giá bán và giá thành sản phẩm của Việt Nam”. Bản tuyên bố của Bộ Thương Mại Mỹ viết.
Người ta đă thấy Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất khi hàng loạt nhà đầu tư sản xuất quốc tế ôm hàng tỉ đô la từ Trung Quốc đến Việt Nam mở cơ sở. Một trong những mục đích họ muốn là một sự ổn định, không bị trở ngại trong vấn đề sản xuất và cung ứng hàng hóa, khi cuộc thương chiến Washington-Bắc Kinh không biết bao giờ chấm dứt.
Một nước có nền kinh tế thị trường th́ các quyến định liên quan đến đầu tư, sản xuất và phân phối hàng hóa sản phẩm tới người tiêu thụ của cả hệ thống kinh tế được hướng dẫn bởi các tín hiệu giá cả từ sức cung cấp đến khả năng tiêu dùng. Trái lại, một nước không được gọi là kinh tế thị trường khi nhà nước kiểm soát giá cả, định giá áp đặt dẫn đến cạnh tranh bất chính với các nước khác khi xuất cảng.
Việc chính phủ Mỹ cân nhắc gỡ bỏ nhăn hiệu “kinh tế chỉ huy” cho Việt Nam đă bị nhiều nhà lập pháp chỉ trích chứ không riêng ǵ giới công kỹ nghệ nội địa. Họ cho rằng nhà cầm quyền trung ương Việt Nam vẫn can thiệp vào sản xuất kinh tế, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Mỹ là không công bằng.
Năm 2022, Washington đă đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước bị theo dơi đặc biệt về thao túng tiền tệ. Nhờ vậy, Việt Nam tránh được các biện pháp thuế quan trừng phạt khi cam kết không lạm dụng tỉ suất hối đoái để gia tăng lợi thế thương mại.
B́nh luận về quyết định của chính phủ Mỹ, luật sư Lê Quốc Quân viết trên Facebook là ông “luôn ủng hộ quan hệ Việt Mỹ mạnh lên, đưa Việt Nam trở thành đối tác quan trọng và đáng tin cậy với Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới”.
Tuy nhiên, theo ông Quân “suốt hơn 10 năm nay, Việt Nam đă không thực sự quan tâm sửa đổi hệ thống pháp luật để hướng tới nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Quyết định hôm nay tiếp tục tạo ra sự khó khăn hơn cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ, nhưng nó phản ánh đúng bản chất điều mà ông Nguyễn Phú Trọng luôn mong muốn và cổ suư. Đó là xây dựng quyền lực của đảng Cộng sản thật mạnh chứ không phải quyền lực của thị trường; Lấy doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo…”
Hàng hóa Việt Nam xuất cảng từ Hải Pḥng. (H́nh: Nhạc Nguyễn/AFP/Getty Images)
Luật sư Lê Quốc Quân đă bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù 30 tháng và tước giấy phép hành nghề cuối năm 2012 khi bị vu cho tội danh “trốn thuế” dù bản chất sự việc là ông chỉ trích các sai trái của chế độ Hà Nội.
Mỹ nhập cảng các loại hàng hóa từ Việt Nam hơn $114 tỉ USD năm 2023, nhiều hơn hai lần so với năm 2018. Trong khi đó, các con số gia tăng vừa kể nhiều hơn phân nửa của con số 110 tỉ USD giảm nhập cảng từ Hoa Lục kể từ 2018.
Những mặt hàng chính yếu như đồ dệt may, điện tử nhập cảng vào Mỹ, Việt Nam chiếm lấy hơn 60% các mặt đó của Trung Quốc bị mất xuất cảng, theo ông Nguyễn Hùng, một chuyên gia phân tích về chuỗi cung ứng hàng hóa, kinh tế, tại đại học RMIT ở Sài G̣n.(NTB)
|