R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Mar 2008
Posts: 13,507
Thanks: 18,223
Thanked 37,534 Times in 10,787 Posts
Mentioned: 159 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1831 Post(s)
Rep Power: 67
|
THƯA MÀ KHÓ LỌT
Ủy ban Bầu cử Quốc gia Đảng Cộng ḥa (RNC) cáo buộc rằng Hội đồng Bầu cử Quận Montgomery, Pennsylvania, đă quá háo hức gửi lá phiếu bầu qua thư đầu tiên trong tiểu bang đến nỗi họ đă bỏ qua một bước bắt buộc theo luật định trong quy tŕnh này.
Phiếu bầu phải được chạy qua máy đếm để "kiểm tra logic và độ chính xác" trước khi được sử dụng trong cuộc bầu cử, theo luật Pennsylvania 25 PS §3031.10(d) và chỉ thị ngày 7 tháng 3 từ Bộ trưởng Ngoại giao Pennsylvania. Việc kiểm tra này phải được thực hiện ít nhất 15 ngày trước mỗi cuộc bầu cử và chứng nhận kiểm tra phải được nộp cho Bộ Ngoại giao Pennsylvania.
Kiểm tra logic và độ chính xác sẽ t́m ra lỗi trên lá phiếu như các vấn đề về vị trí nếp gấp trên lá phiếu gửi qua thư; các câu hỏi trên lá phiếu được diễn đạt không chính xác; các cuộc đua bị thiếu hoặc được dán nhăn không đúng cách vv...
Quận Montgomery đă gửi 115.000 lá phiếu qua thư vào tuần trước mà chưa kiểm tra. Hăy tưởng tượng việc gửi đi hàng trăm ngàn lá phiếu, rồi đến Ngày bầu cử mới phát hiện ra rằng chúng không được quét đúng cách bằng thiết bị.
“Cử tri Pennsylvania xứng đáng được biết lư do tại sao những lá phiếu này được phân phối mà không cần kiểm tra và hăy yên tâm rằng Quận Montgomery đang kiểm đếm chúng một cách đúng đắn,” Chủ tịch RNC Michael Whatley cho biết trong một tuyên bố. “Đây là hành vi vi phạm không thể chấp nhận được đối với tính toàn vẹn của cuộc bầu cử và tất cả các lựa chọn pháp lư đều có thể được đưa ra.”
RNC đă yêu cầu các viên chức bầu cử của Quận Montgomery ngay lập tức ngừng phân phối tất cả các lá phiếu qua thư và lá phiếu vắng mặt cho đến khi hoàn tất mọi cuộc kiểm tra bắt buộc. Và bất kỳ lá phiếu nào đă phân phối cho đến nay phải được "phân loại khi trả lại để có thể sắp xếp và đếm những lá phiếu này bằng tay".
Tại sao Trump?
"THỎA ƯỚC PLZA" VÀ BÀI HỌC NHẬT BẢN
Nhật Bản từng là nước có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, và, cũng có ư đồ soán đạt ngôi vị thứ nhất của Mỹ, cũng có thể nhằm “rửa hận” trong thất bại về quân sự hồi thế chiến 2. Thực hiện kế hoạch này là các Zaibatsu (tài phiệt) tức là các tập đoàn kinh tế có từ thời Minh Trị, được bảo hộ bởi nhà nước, hay đúng hơn là một kiểu “gia đ́nh trị” trong kinh tế, và thao túng chính trị.
Có lẽ chúng ta cần ngược lại một thời kỳ rất thú vị của lịch sử Hoa Kỳ, để hiểu rằng Mỹ đă từng học được bài học về các “tài phiệt”. Giai đoạn đầu “Đại tư bản” ở Mỹ, khi các nhà tài phiệt như Rockefeller, Morgan và Carnegie bỏ tiền vận động cho Thống đốc bang Ohio - William Mc Kinley đắc cử Tổng thống, một chiến dịch vận động được coi là “tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Năm 1896, với sự đắc cử của Mc Kinley, sự độc quyền không bị kiểm soát của các đại công ty tưởng như là vĩnh viễn, chính nó đă gây ra sự bất công trong xă hội, một trong những nguyên chính là do cách kinh doanh không công bằng, cạnh tranh “bẩn” đă dẫn đến các cuộc đại khủng hoảng kinh tế của Mỹ.
Nhưng, lịch sử thường có những bất ngờ, một nhân vật mới xuất hiện : Theodore Roosevelt, xuất thân là một công tử con nhà giàu nổi tiếng ăn chơi ở New York, bỗng nhiên từ bỏ vai tṛ doanh nhân mà chuyển sang chính trị, cách ăn mặc và sinh hoạt của Roosevelt thường bị báo chí chế nhạo, nhưng ông đă bỏ công sức thay đổi h́nh ảnh của ḿnh để trở thành người của công chúng, thậm chí c̣n gia nhập quân đội, trở thành người hùng sau cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, rồi trở thành Thống đốc bang New York, với cương vị này việc đầu tiên mà Roosevelt đưa ra là các đạo luật nhằm thắt chặt sự kiểm soát đối với các doanh nghiệp lớn, mục tiêu là những nhà tài phiệt đang thao túng nước Mỹ. (Ta thấy h́nh bóng của ông trong h́nh ảnh của Trump, lịch sử đang lặp lại?)
Biết Roosevelt là một người không thể bị mua chuộc, các “ông lớn” như Rockefeller và Morgan t́m một cách tinh vi hơn, biến Roosevelt thành Phó Tổng thống, một chức vụ mờ nhạt ở Hoa Kỳ, cuộc bầu cử năm đó (1900) lại tái diễn như kỳ trước, với những thỏa thuận ngầm, Mc Kinley giới thiệu Roosevelt ra tranh cử chức Phó tổng thống. Đúng như dự đoán, Mc Kinley tái đắc cử với số phiếu áp đảo và Roosevelt trở thành Phó tổng thống. Với sự hỗ trợ như vậy, Rockefeller và Morgan đă tự do mở rộng đế chế của ḿnh đến mức không tưởng.
Nhưng vào năm 1901, Mc Kinley bị ám sát bởi Leon Czolgosz, một công nhân ở nhà máy bị sa thải khi Morgan mua lại công ty này để thành lập “Thép Mỹ” độc quyền trong lĩnh vực thép. Czolgosz tham gia vào phong trào vô chính phủ đang nở rộ bởi dân chúng Mỹ đă chán ngấy việc toa rập giữa các đại doanh nhân và chính khách. William Mc Kinley chết, và Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống, việc đầu tiên của vị tân TT là gửi thông điệp khẳng định : Các nhà tư bản lớn chỉ nên coi ḿnh đơn thuần là nhà tư bản. Khẳng định những công chức của đất nước được bầu là do dân chúng lựa chọn.
Roosevelt nhanh chóng triển khai việc tấn công vào các tập đoàn tư bản độc quyền, đầu tiên là tập đoàn đường sắt do J.P.Morgan là chủ sở hữu. Morgan lao lên DC, xông vào Nhà Trắng “như một cơn băo giận dữ”. Kể lại chuyện này, TT Roosevelt viết trong hồi kư : “ Đây chính xác là vấn đề với Morgan. Hắn hành xử cứ như tôi là một ông trùm của ngành cạnh tranh hay ǵ đó”. TT Roosevelt đă kiện Morgan ra Ṭa án Liên bang. Đây là vụ kiện đầu tiên của chính phủ đối với một tập đoàn, chính phủ đă thắng và đế chế đường sắt độc quyền của Morgan sụp đổ.
Đắc cử nhiệm kỳ thứ 2, Roosevelt lại kiện hàng chục tập đoàn tư bản khác, trong đó vụ nổi tiếng nhất là Chính phủ kiện tập đoàn dầu mỏ Rockefeller (tường thuật vụ kiện này phải cần 1 bài dài), sau nhiều tháng trốn tránh khắp các tiểu bang bằng cách không có mặt để nhận “trát” Ṭa, Rockefeller nhận được tin cháu nội ra đời, ông nghĩ rằng ḿnh cần trở lại là một con người b́nh thường nên chấp nhận ra ṭa, thua kiện nhưng Rockefeller đă dành phần lớn số tiền của ḿnh cho những quỹ hỗ trợ các trường đại học nổi tiếng chuyên đào tạo giới tinh hoa . Nước Mỹ thay đổi nhanh chóng, sự tàn bạo của “chủ nghĩa tư bản hoang dă” bị chế ngự, nó cũng sinh ra một lớp những nhà kinh doanh mới như Henry Ford và một tầng lớp đông đảo nhất cũng ra đời chỉ trong có 10 năm, đó là những người trung lưu, những người thực sự đại diện cho “giấc mơ Mỹ”. Và, người Mỹ đă học được nhiều bài học về sự tham lam quá độ sẽ dẫn đến đâu ? “Tinh thần Mỹ” là tin tưởng sâu sắc rằng : Biết quyền lợi của ḿnh đến đâu là đủ sẽ dẫn đến công bằng và lương thiện.
Quay lại chuyện nước Nhật, cuối thập niên 70, đầu 80, Nhật Bản cũng vươn lên thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, một trở ngại của họ là đồng dollar đang chiếm vị trí bá chủ trong rổ thanh toán quốc tế. Nền kinh tế mà phải phụ thuộc vào đồng ngoại tệ là tiềm ẩn một rủi ro. Nhật Bản làm cách nào ? Họ bán hàng vào Mỹ (lợi dụng quy chế “tối huệ quốc” được miễn thuế), đề ra chính sách kinh tế dựa vào xuất khẩu, đầu tư vào Mỹ, mở công xưởng, ăn cắp các phát minh vv…và mua công trái Hoa Kỳ để trở thành “chủ nợ” của nước Mỹ, yên tâm rằng chính phủ Mỹ không thể để đồng dollar quá mất giá dẫn đến khủng hoảng. Thế giới vẫn lầm tưởng Hoa Kỳ là tay “nhà giàu mới nổi” ngờ nghệch, chính điều này đă dẫn họ đến những thất bại đau đớn.
Nước Mỹ phản ứng thế nào ? Ngoài hệ thống truyền thông thổi bùng lên “mối nguy hiểm mang tên Japan”, có những phong trào bài Nhật, không mua hàng Nhật, hành pháp Liên bang th́ hành xử như nó đă được quy định theo Hiến pháp mỗi khi quyền lợi quốc gia bị đe dọa.
Ngày 22/9/1985 tại New York ,”Thỏa ước Plaza” (Plaza Accord) ra đời để giải quyết “chiến tranh tiền tệ” giữa 5 cường quốc phương Tây, mà thực chất là nhằm vào Nhật Bản, buộc nước này phải tăng giá đồng Yên so với đồng USD và các ngoại tệ chủ chốt khác. Thỏa ước Plaza là đ̣n độc, khiến Nhật không thể dùng chiến thuật dumping (giảm giá), cạnh tranh không lành mạnh nhờ hỗ trợ của chính phủ để đánh bại các công ty Mỹ. Và cũng từ đây bong bóng bất động sản Nhật bị bể, kinh tế rơi vào trạng thái tŕ trệ suốt từ đầu những năm 1990 đến nay mới phục hồi, và, từ đây trở đi Nhật không bao giờ trở thành mối đe dọa về kinh tế với Mỹ nữa. Cũng từ đây hai khái niệm “Tư bản thân hữu” và “Lợi ích nhóm” ra đời. Nhưng dù sao, Mỹ và Nhật vẫn là một đồng minh chiến lược, người Nhật vẫn nổi tiếng là một dân tộc sẵn sàng học hỏi để tiến lên
China không chịu học “Bài học Nhật Bản”, họ quá ngông cuồng, quá say mê lịch sử của chính ḿnh, hơn nữa cuộc “chiến tranh thương mại” Mỹ - Trung không đơn giản chỉ là thương mại, trong diễn văn tuyên bố ra tranh cử tổng thống, ông Trump đă hứa với cử tri nhiều điều trong đó có việc nếu đắc cử sẽ đưa China vào danh sách “quốc gia thao túng tiền tệ” (của Mỹ). Con Rồng Đỏ sẽ không thể gượng dậy sau cú đánh này với nhiều năm nữa. Lịch sử đang lặp lại ? Nhưng dù nó không lặp lại hoàn toàn, dù chỉ là một phần nhỏ tương tự, nhưng thế cũng là quá đủ để làm một bài học. Trump sẽ làm tiếp công việc c̣n dang dở trong nhiệm kỳ trước khi ông quay lại Nhà Trắng.
Các tiểu bang chiến trường đang bắt đầu bỏ phiếu sớm và bị kiểm soát nghiêm ngặt “Từng đốt một” để ngăn gian lận xảy ra trên quy mô lớn, việc kiểm soát cử tri và phiếu bầu ngay từ đầu, ngay với quy mô nhỏ sẽ lập tức phát hiện được gian lận như Trump phát biểu “Bỏ phiếu sớm sẽ bảo đảm chiến thắng cho chúng ta vào tháng 11”.
|