Theo lời những người sống trong nhà bà Năm, Huệ sống biết điều, hơn 20 năm ở đây không mất ḷng người lớn bao giờ.
Sinh ngày 26/12/1987, Huệ bị cha mẹ bỏ rơi ở Bệnh viện Hùng Vương, hai ngày sau Huệ được bà Phấn (tên thường gọi là bà Năm) xin về nuôi và lo cho ăn học. Năm nay, Huệ đă 25 tuổi, dáng người nhỏ nhắn, mái tóc cắt cúp ngang vai, cô hiền lành và rất kín tiếng.
Ngôi nhà cô Huệ sinh sống từ sau khi bà Năm qua đời luôn được đóng kín cửa.
Ông Điền, cậu họ của bà Năm, đồng thời làm kế toán tại xưởng bún của bà Năm trước đây, kể, chính ông đă cùng bà đến Bệnh viện Hùng Vương để làm hồ sơ xin nhận bé Huệ làm con nuôi. Người đàn ông làm nghề sửa xe sống sát vách nhà bà Năm cho biết: "Bà Năm rất tin vào ngoại cảm. Bà ấy kể, có lần mẹ của bà hiện về báo là cụ đă đầu thai, hăy đi t́m một đứa bé gái ra đời cùng ngày giờ với cụ ấy. Cả cuộc đời, bà Năm vẫn tin vào chuyện này. Thật trùng hợp, cô con nuôi sinh đúng vào ngày giờ với người mẹ quá cố của bà Năm".
Cuối tháng 12/1987, khi tṛ chuyện với ban quản lư bệnh viện, bà Năm bày tỏ mong muốn xin một đứa trẻ mới sinh v́ nghĩ rằng đứa bé không có kư ức ǵ về cha mẹ ruột của ḿnh sẽ dễ nuôi bảo hơn. Được bệnh viện giới thiệu cho vài đứa trẻ sơ sinh, trong đó có bé Huệ, bà Năm không mấy ấn tượng bởi trông cô bé gầy g̣, ốm yếu. Sau đó, bà quay trở lại th́ thấy cô bé toét miệng cười, bà chạnh ḷng thương bảo: "Cười với bà th́ bà mang về nuôi nhé!". Thế là bà đến bên ẵm cô bé về nhà chăm sóc, chữa bệnh...
Bà Năm không lấy chồng mà sống cùng một người phụ nữ và một cô giúp việc trong ngôi nhà nằm giữa gia trang rộng cả ngh́n m2. Ba người phụ nữ này hết mực yêu thương đứa con gái nuôi. Họ đặt cho bé gái tên là Huệ, lấy họ Thạch của bà Năm. Cô được các má quản lư chặt việc học hành, ngủ nghỉ cũng như chuyện đi lại, vui chơi với bạn bè. Bản thân cô bé cũng ngoan ngoăn và vâng lời người lớn.
"Nó gọi cả ba bà ấy là má. Con bé vẫn hay thắc mắc hỏi sao con có nhiều má quá mà không có ba, bà Năm chỉ cười trừ, giải thích một cách vu vơ. Măi đến khi bà Năm mất đi, con bé mới biết ḿnh là con nuôi", câu chuyện được kể tiếp.
Ông Cảnh làm bảo vệ lâu năm ở nhà bà Năm cho biết, Huệ sống biết điều, hơn 20 năm ở đây không mất ḷng người lớn bao giờ. Duy nhất có một lần hồi c̣n nhỏ, cô bé xin đi sinh nhật bạn buổi tối, bà Năm không cho phép. V́ bực quá, Huệ vung tay đập hỏng mấy phím đàn piano nhưng sau đó cũng nghe lời má và ở nhà.
Cưng chiều và xem đứa trẻ nhận nuôi như ruột thịt, chưa một lần bà Năm nhắc đến chữ "con nuôi" khi kể chuyện về cô con gái ḿnh. Khi Huệ học xong lớp 11, người mẹ lo cho con đi du học ở Đức theo diện tự túc. Dự định sẽ học đại học ở nước ngoài 6 năm sau đó lấy bằng thạc sĩ rồi mới về nước nhưng khi Huệ học đến năm thứ ba th́ mẹ qua đời.
"Bà Năm lên cơn đột quỵ rồi qua đời vào một đêm tháng 2/2011. Vừa nhận được tin báo tử, con bé khăn gói về quê ngay. Sau khi cùng ḍng tộc lo hậu sự cho bà xong th́ nó không sang Đức học nữa mà ở lại Việt Nam luôn", ông bảo vệ nhớ lại.
Sau khi bà Năm mất, vẫn không ai hay biết thực hư khối tài sản bà để lại. Văn pḥng thừa phát phải lập một vi bằng, kiểm kê khối tài sản trong két sắt của bà gồm: 19 sổ tiết kiệm hàng trăm ngh́n USD và nhiều tỷ đồng, nhiều thẻ ngân hàng hạng VIP, gần 100 cây vàng, đá quư, kim cương, nữ trang và nhiều giấy chứng nhận quyền sở hữu đất... ước tính cả ngh́n tỷ đồng.
Theo một số người trong ḍng tộc, Huệ sống rất ḥa thuận với mọi người trong gia tộc họ Thạch. Mâu thuẫn xảy ra sau khi bà Năm qua đời, Huệ dự định sẽ cho thiêu xác bà rồi thả tro xuống sông theo như lời bà hay dặn ḍ cô lúc sinh thời. Tuy nhiên, khi nghe Huệ giăi bày th́ phía anh em con cháu của bà Năm không chịu mà một mực quyết định mang bà đi chôn ở một nghĩa trang dành cho ḍng tộc.
"Có lẽ do không thống nhất được nên hai bên căi nhau, xô xát nhỏ. Cuối cùng cô con nuôi buộc phải nghe theo quyết định của gia tộc đem xác bà Năm đi chôn mà trong ḷng vẫn ấm ức. Đến khi lo hậu sự bà Năm xong, phát hiện ra số tài sản khổng lồ trong két sắt th́ hai bên xảy ra tranh chấp không ai chịu nhường ai. Mỗi lần nhắc đến chuyện này lại thêm buồn", một người trong ḍng tộc họ Thạch tiếp chuyện.
Theo lời kể của người dân địa phương, bà Năm rất giỏi tính việc làm ăn. Sinh ra trong một gia đ́nh người Hoa di cư từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đến Việt Nam, bà Năm chỉ học hết lớp 4 đă nghỉ rồi nối nghiệp cha ông ba đời làm bún khô bằng phương pháp thủ công. Thương hiệu bún Phúc Kiến của bà Năm xuất hiện ở chợ Lớn, chợ Bà Chiểu ở TP HCM và một số tỉnh miền Trung.
Một trong những kho phơi bún của bà Năm đă cho thuê.
Làm bún thuê cho gia đ́nh họ Thạch từ năm 1965 đến 1975, ông Hùng (hiện là cán bộ tổ dân phố) kể, trước năm 1975, ḷ bún của gia đ́nh họ Thạch mỗi ngày chỉ làm thủ công được một bao gạo. Sau khi cha mẹ mất, bà Năm lên tiếp quản th́ mở rộng quy và thay đổi phương phức sản xuất, mỗi ngày tiêu thụ từ 4 đến 5 tấn gạo, có thời cực thịnh, xưởng bún của bà có đến 100 công nhân làm việc. Bà không chỉ làm bún mà c̣n tự nghiên cứu chế biến nui, ḿ vàng khô... mang nhăn hiệu "Ông Thọ".
"Công việc rất vất vả nhưng được cái trời ban cho bà ấy biết tính toán lo liệu mọi thứ. Bà ấy biết được thời thế làm ăn nên nghề bún chưa bao giờ đi xuống. Măi đến sau này khi bà tuổi già sức yếu không kham được nữa mới thôi không làm bún. Lúc đó, bà gọi công nhân đến, cho mỗi người vài chục triệu xây nhà, ai muốn ở lại th́ bà cho đất", ông Hùng thuật lại.
Không chỉ đối xử tốt với công nhân, bà Năm c̣n giúp đỡ nhiều người nghèo, cụ già, trẻ em lang thang. Dọc theo con hẻm Phan Anh, đường Tô Hiệu, quận Tân Phú ai cũng kể, bà Năm sinh thời đă bỏ tiền ra xây một viện dưỡng lăo ở Thánh thất đạo Cao Đài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, bên cạnh đó bà c̣n giúp từ thiện cho nhiều chùa chiền ở các tỉnh thành khác.
"Con cháu hay ai đến kể khổ xin tiền bà cũng cho ngay. Hào phóng với mọi người nhưng bà lại sống khắc khổ, chi tiêu tằn tiện, không bao giờ đeo trang sức. Bà theo đạo Cao Đài nên ăn chay trường, quanh năm nước tương, đậu hũ. Ngày bà Năm ra đi, người ta ở khắp nơi đến cúng viếng kẹt đường cả mấy cây số", ông Điền hồi tưởng về người phụ nữ ngh́n tỷ sống cuộc đời trầm lặng.
Ông Dũng, người chuyên cùng bà Năm đi mua bất động sản ở TP HCM và các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, cho biết, mấy chục năm trước đất rẻ mà bà Năm lại có nhiều tiền từ kinh doanh bún nên dốc toàn bộ mua bất động sản. Thời gian đầu, mặt bằng chủ yếu được dùng để phơi bún, về sau bà cho thuê mỗi tháng thu về vài trăm triệu đồng. “Tôi từng đưa bà ấy đi mua mảnh đất có vài chục triệu mà đến sau này bán tiền tỷ, bà Năm cũng cho tôi vài chỉ tiền c̣. Sau này, đất tiếp tục lên giá cao quá trời, tui ngỏ ư xin
một miếng đất làm nhà, bà Năm hứa sẽ cho nhưng chưa kịp cho đă ra đi rồi", ông Dũng thở dài vẻ tiếc nuối.
Gia trang luôn có 4 vệ sĩ và 6 con chó bécgiê canh chừng.
Nắm trong tay khối tài sản cả ngh́n tỷ đồng nhưng bà Năm vẫn chọn cách sống giản dị, ở nhà mặc áo bà ba, khi ra đường chỉ quần tây, áo sơ mi và chạy chiếc Dream II cũ. Bà ở trong một ngôi nhà dát đá màu xám do chính tay bà thiết kế và thuê thợ thi công. Hiện nay, trong ngôi dinh thự ấy chỉ có cô con gái nuôi sống cùng hai người phụ nữ thân cận của bà Năm ngày trước.
Đầu năm ngoái sau khi bà Năm ra đi không để lại di chúc, xảy ra tranh chấp giữa cô con gái nuôi với người nhà ḍng họ Thạch về quyền thừa kế khối tài sản khổng lồ kia. Theo luật th́ người con (dù là ruột thịt hay con nuôi) có quyền hưởng gia sản khi cha mẹ qua đời, song phía người nhà gia tộc họ Thạch cho rằng trong số tài sản kia có sự đóng góp của anh em bà Năm ở nước ngoài. Để đảm bảo an toàn cho Huệ, hơn một năm qua lúc nào trong gia trang này cũng có 4 vệ sĩ lực lưỡng và 6 con chó bécgiê canh chừng không để người lạ tiếp cận cô chủ.
Kể từ ngày ấy ngôi nhà nằm giữa sân tennis Lan Minh suốt ngày đóng kín cửa, mỗi lần Huệ đi đâu đều có xe hơi đưa đón và 4 vệ sĩ ngồi xung quanh, người ta chỉ nh́n thấy bóng cô thấp thoáng khi lên và xuống xe.
* Tên các nhân vật đă được thay đổi
Sonata Thi - ngoisao