Các dự báo kinh tế - xă hội có thể không mấy khả quan nhưng người Nhật Bản dường như không hề lo lắng về chúng.
Nền kinh tế suy thoái sau nhiều thập kỷ hầu như không tăng trưởng. Dân số tiếp tục giảm với tỷ lệ sinh năm 2023 giảm xuống mức thấp nhất. Chính trường chao đảo khi một số quan chức bị truy tố v́ liên quan đến bê bối.
Nhưng đừng lo lắng. Đây là Nhật Bản - nơi mọi tin xấu đều chỉ mang tính chất tương đối, theo New York Times.
Đất nước vẫn duy tŕ sự ổn định và gắn kết đáng kinh ngạc. Bầu không khí ảm đạm hay nỗi lo ngại về viễn cảnh tồi tệ dường như là điều xa vời.
Sự b́nh tĩnh đó phản ánh lối suy nghĩ “không cần phải gây thêm vấn đề” hay văn hóa “Shouganai” của người Nhật Bản.
Không mấy bận tâm
Shouganai có thể được hiểu là “không c̣n cách nào khác". Nó mang quan điểm tốt rằng đôi khi ta cần phải sẵn sàng chấp nhận một số thứ không nằm trong tầm kiểm soát của ḿnh.
Cũng thật dễ hiểu tại sao người dân Nhật Bản dường như không mấy bận tâm đến t́nh h́nh hiện tại. Ở đất nước Mặt Trời mọc, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tàu vẫn chạy đúng giờ và hoa anh đào vẫn nở vào mỗi mùa xuân.
Khách du lịch tràn ngập các đền thờ và khu mua sắm, trong khi thị trường chứng khoán đạt mức cao kỷ lục.
Nhà ở, nh́n chung, vẫn giữ giá cả phải chăng ngay cả ở Tokyo - thành phố đắt đỏ và mọi người dân đều tham gia bảo hiểm y tế công.
Nhật Bản cũng có tỷ lệ tội phạm thấp. Năm 2022, chỉ có 3 vụ giết người bằng súng trên toàn đất nước. Nếu bạn quên điện thoại di động ở nhà hàng, rất có thể nó vẫn c̣n ở đó khi bạn quay lại.
“Tôi khá hài ḷng với điều kiện sống của ḿnh”, Chihiro Tsujimoto (26 tuổi) - nghệ sĩ chơi nhạc cụ gơ cổ điển - cho biết.
Theo anh, người Nhật dường như chấp nhận t́nh trạng hiện tại, “cảm thấy khá hạnh phúc miễn là cuộc sống của họ vẫn đầy đủ và tốt đẹp”.
“Tôi thấy Nhật Bản đang ở trong t́nh trạng yên b́nh", anh nói thêm. “V́ thế, thế hệ trẻ không cảm thấy họ cần phải thay đổi đất nước này”.
Cảm giác đó càng được củng cố thêm trước sự hỗn loạn và những thách thức đang diễn ra ở thế giới bên ngoài.
“Tôi thường đi công tác ở Mỹ và châu Âu. Tôi cảm thấy xă hội và hệ thống Nhật Bản rất ổn định so với các quốc gia khác đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như người nhập cư, tỷ lệ tội phạm cao và bạo loạn”, Hisashi Miwa, 65 tuổi, làm việc cho một nhà sản xuất hóa chất, cho biết khi đang mua giấy vệ sinh ở Setagaya, phía tây Tokyo.
C̣n nhiều vấn đề
Tuy nhiên, bên dưới bề mặt yên tĩnh của Nhật Bản, vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề cố hữu.
Những người đi làm buổi sáng băng qua đường bên ngoài ga Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Shoko Takayasu/Bloomberg.
Theo báo cáo thường niên do Liên Hợp Quốc hỗ trợ, với văn hóa làm việc căng thẳng cùng áp lực xă hội, Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển kém hạnh phúc nhất. Tự tử là mối lo ngại lớn ở nước này.
Trong khi bất b́nh đẳng giới ăn sâu và thay đổi chậm chạp, tỷ lệ nghèo đói ở các hộ gia đ́nh đơn thân cũng thuộc hàng cao nhất trong số những quốc gia giàu có.
Dân số ở khu vực nông thôn đang giảm đi nhanh chóng và t́nh trạng dân số già sẽ ngày càng tăng thêm gánh nặng về lương hưu cùng vấn đề chăm sóc.
Năm 2025, gần 1/5 số người ở Nhật Bản sẽ từ 75 tuổi trở lên. Điều này ngày càng làm lộ rơ t́nh trạng thiếu hụt lao động ở quốc gia đang đấu tranh để chấp nhận và ḥa nhập với người nhập cư.
Trên thực tế, khoảng trống dịch vụ đă xuất hiện ở một số cơ sở của đất nước.
“Phải mất 4-5 ngày để nhận được lá thư”, Sayuri Shirai, giáo sư quản lư chính sách tại Đại học Keio, nói về dịch vụ bưu chính của Nhật Bản - nơi trước đây luôn đảm bảo giao thư chỉ một ngày sau khi chúng được gửi đi.
Sự bất tiện này, tuy nhiên, chỉ được xem như sự khó chịu hơn là dấu hiệu của vấn đề xă hội.
Sự suy thoái của Nhật Bản diễn ra từ từ và theo một số cách khó nhận biết, New York Times nhận định.
Nền kinh tế Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, sau khi tụt xuống dưới Đức trong tháng này. Nó chứng kiến sự thăng trầm, lên xuống nhiều lần nhưng phần lớn vẫn đứng vững trước tỷ lệ nợ công cao hàng đầu thế giới.
Dân số giảm đi mỗi năm, nhưng Tokyo vẫn là thành phố đông dân nhất thế giới. Người ta vẫn phải xếp hàng chờ đợi hàng giờ để có được một chiếc bánh doughnut nổi tiếng và phải đặt chỗ trước nhiều tuần tại nhà hàng hàng đầu nếu muốn có bàn.
“Tôi nghĩ mọi người đều biết điều ǵ đang đến gần, nhưng nó diễn ra quá chậm đến mức rất khó để đề xuất sự thay đổi lớn”, Mieko Nakabayashi, giáo sư chính trị tại Đại học Waseda ở Tokyo, cho biết.
Cuối năm 2023, chính trường Nhật Bản chao đảo khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền phải đối mặt với chỉ trích. Động thái này diễn ra trong bối cảnh phái lớn nhất của LDP bị cáo buộc không khai trong báo cáo nhận tài trợ chính trị về khoản thu nhập hàng trăm triệu yen "tiền hoa hồng" từ doanh thu của hoạt động gây quỹ chính trị.
Tháng 12/2023, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đă quyết định thay 4 thành viên nội các, trong đó có cả Chánh văn pḥng Nội các kiêm người phát ngôn hàng đầu của chính phủ.
Nhưng ngay cả khi công chúng bức tực trước vụ bê bối tài chính gây chấn động, “cuối cùng, họ không thực sự quan tâm quá nhiều miễn là họ vẫn sống và cuộc sống hàng ngày không quá tồi tệ”, Tsuneo Watanabe, thành viên cấp cao tại Tổ chức Ḥa b́nh Sasakawa ở Tokyo, cho biết.
“Tôi không biết thị trưởng của ḿnh là ai hay không kiểm tra tin tức nhiều”, Tsujimoto, nghệ sĩ chơi nhạc cụ gơ, nói. “Tôi chỉ xem tin tức trên mạng về những chuyện như có một con vật nào đó mới được sinh ra ở sở thú thôi”.