Ngậm kẹo mật ong, ăn các món mềm và loăng dễ nuốt, chia nhỏ bữa, không hút thuốc góp phần giảm khó chịu, đau khi nuốt.
Nuốt đau là cảm giác đau, nóng rát như bóp nghẹt ở cổ khi nuốt thức ăn hoặc uống nước. Người bệnh có thể bị khó chịu ở ngực, đau nhức và loét trong miệng, khó tiêu... T́nh trạng này do nhiều nguyên nhân gồm nhiễm trùng, đau họng do virus cảm cúm, trào ngược axit, tổn thương thực quản, áp xe, viêm amidan, nhiễm trùng tai giữa. Trong một số trường hợp là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, phù mạch.
Nuốt đau kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống. Người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng do không cung cấp đủ thức ăn và nước uống cho cơ thể, giảm cân không chủ đích, suy giảm sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống. Một số cách dưới đây có thể giảm các triệu chứng đau khi nuốt.
Thay đổi thói quen ăn uống như dùng thức ăn mềm dễ nhai, dễ nuốt. Cắt nhỏ, băm nhỏ, xay hoặc nghiền nhuyễn thực phẩm để làm mềm. Dùng đồ uống trong bữa ăn và nhấm nháp khi ăn để làm ẩm miệng và giúp thức ăn dễ trôi xuống dạ dày. Sử dụng ống hút nếu miệng bị kích ứng. Người bệnh có thể thêm độ ẩm cho thực phẩm bằng cách sử dụng nước sốt, nước thịt, ăn kèm với súp hay canh.
Tránh hoặc làm mềm thực phẩm gịn, khô như khoai tây chiên, bánh quy, các loại hạt... Hạn chế món cay hoặc kích ứng miệng và cổ họng như ớt, tiêu, mù tạt, nước ép trái cây, giấm, thực phẩm và đồ uống quá nóng. Thời gian này nên kiêng đồ uống chứa caffein, nước tăng lực, rượu để cơ thể không bị mất nước.
Không hút thuốc lá v́ các chất độc hại trong khói thuốc dễ kích ứng cổ họng. Tránh xa khu vực có người hút thuốc để không hít phải khói thuốc thụ động.
Sử dụng viên ngậm không kê đơn (OTC) hoặc thuốc xịt họng. Các viên ngậm có thành phần từ mật ong, bạc hà, gừng hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhanh. Người bị nuốt đau nên ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn thay v́ một bữa lớn quá no. Tăng cường thực phẩm nhiều protein hoặc chất béo tốt. Dùng sinh tố, sữa lắc hoặc đồ uống bổ sung để tăng cường miễn dịch, mau khỏi bệnh.
Nếu nuốt đau kèm triệu chứng như thở kḥ khè, hụt hơi, chóng mặt, giảm cân nhanh, sốt, ớn lạnh, đau bụng, ho, buồn nôn... người bệnh nên đi khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân, tư vấn hướng điều trị phù hợp.
|