Hồ Baikal còn được biết đến với tên Biển Hồ thiêng, trữ lượng nước ngọt của hồ Baikal, theo tính toán đủ dùng trong 5 năm cho nhu cầu về nước ngọt của toàn nhân loại. Các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được làm sáng tỏ.
Nhiếp ảnh gia người Moscow Kristina Makeeva đã đi đến hồ Baikal để ghi lại hình ảnh về hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cuộc sống của đại dương dưới lớp băng dày.
Với chiều dài 600 kilomet, mặt hồ giống như một tấm gương khổng lồ phản ánh những tảng băng trong suốt, đứt gãy. Hồ đã tạo nên hình ảnh đầy ấn tượng về thành tạo băng với kiến trúc hình học khó tin.
Rất nhiều bức ảnh của cô miêu tả hàng nghìn bong bóng lớn tạo ra do khí methane của tảo đang bị mắc kẹt dưới bề mặt. Các vết nứt lớn có thể kéo dài đến 30 kilomet với chiều rộng từ 2 - 3 mét. Theo Makeeva, khi băng vỡ ra, âm thanh gợi nhớ đến tiếng sấm hay tiếng súng nổ.
Với lớp băng dày 1.642 mét tại một số vị trí, mặt hồ đóng băng có thể chịu được sức nặng của người và xe ô tô. Với làn nước trong vắt nổi tiếng, khách thăm quan có thể nhìn sâu xuống đáy đại dương thăm thẳm, nơi cá, các cây thực vật, đá và rất nhiều điều kì thú khác nằm dưới lớp băng dày.
Máy ảnh của Makeeva thường chỉ hoạt động được khoảng 2 tiếng trong điều kiện lạnh giá nên việc chụp mất rất nhiều thời gian.