Hăng t́m kiếm lớn nhất thế giới bị kiện v́ cơ chế độc quyền, ưu tiên dịch vụ mua sắm của riêng ḿnh thay v́ các đối thủ cạnh tranh.
PriceRunner, dịch vụ so sánh giá có trụ sở tại Thụy Điển, đệ đơn kiện Google lên Ṭa án Liên minh châu Âu và đ̣i số tiền bồi thường 2,1 tỷ Euro (2,4 tỷ USD). "Chúng tôi đ̣i lại công bằng cho những thiệt hại Google đă gây ra cho chúng tôi trong suốt nhiều năm", Giám đốc điều hành của PriceRunner, Mikael Lindahl, cho biết. "Chúng tôi cũng coi đây là cuộc chiến dành cho những người tiêu dùng đă phải chịu đựng rất nhiều v́ sự vi phạm luật cạnh tranh của Google trong 14 năm qua".
Mikael Lindahl cho rằng Google thường xuyên ưu tiên các dịch vụ mua sắm có liên kết hoặc sở hữu riêng của hăng trong việc so sánh giá thành. Điều này dẫn đến thiệt hại tài chính cho khách hàng cũng như các công ty cạnh tranh cung cấp dịch vụ tương tự.
Nền tảng mua sắm Google Shopping liên tục bị kiện. Ảnh: Phonearena
Tháng 11/2021, Ṭa án Liên minh châu Âu từng bác đơn kháng cáo của Google và tuyên bố hăng phải chịu khoản phí kỷ lục 2,8 tỷ USD do đẩy các dịch vụ so sánh, mua sắm của riêng ḿnh lên trước các đối thủ cạnh tranh không công bằng. Quyết định này được cho là mở đường cho vụ kiện của PriceRunner.
"V́ vi phạm vẫn đang tiếp diễn nên số tiền bồi thường thiệt hại tăng lên mỗi ngày", Mikael Lindahl nói. Đại diện của PriceRunner nói công ty thường đưa ra các gợi ư, giao dịch có giá tốt hơn so với Google, dẫn đến các mức chênh lệch mà người dùng phải chịu khi quyết định mua sắm.
Giữa năm 2017, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng đại gia công nghệ Mỹ đă sử dụng kết quả t́m kiếm để cố t́nh dẫn dắt người dùng đến nền tảng mua sắm Google Shopping. Sau hai lần kháng cáo không thành công, Google phải chịu mức phạt kỷ lục của EU dành cho một công ty công nghệ là 2,8 tỷ USD. Hăng c̣n phải đối mặt với hai vụ kiện độc quyền khác liên quan đến nền tảng di động Android và dịch vụ quảng cáo AdSense.
Những người ủng hộ chống độc quyền ở EU đang chuyển trọng tâm sang việc kiểm soát các công ty công nghệ lớn của Mỹ. Các nhà lập pháp của khối đă đề xuất đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) lên EC từ tháng 12/2020, trong đó buộc các nền tảng công nghệ phải nhượng bộ cho đối thủ nhỏ hơn.