Nhiều tỷ phú, người nổi tiếng kêu gọi bảo vệ môi trường nhưng lại thường xuyên sử dụng máy bay riêng - phương tiện phát thải cao. Đối mặt chỉ trích, họ lư giải "đă mua tín chỉ carbon".
Taylor Swift, Bill Gates bị chỉ trích
Dựa trên cơ sở dữ liệu OpenSky và công thức tính mức phát thải, tờ The Guardian thống kê, khoảng 300 máy bay cá nhân của 200 người nổi tiếng, nhà tài phiệt trên thế giới đă thực hiện 44.739 chuyến bay trong 21 tháng kể từ đầu năm 2022. Số máy bay này phát thải 415.518 tấn CO2 - tương đương tổng lượng phát thải của 40.000 người dân tại Anh.Gần đây nhất, là việc nữ ca sĩ nổi tiếng Taylor Swift bị chỉ trích lạm dụng máy bay tư nhân khi thực hiện tour diễn Eras Tour và thực hiện chuyến bay kéo dài 12 giờ, từ Tokyo, Nhật Bản, đến Las Vegas để xem trận bóng bầu dục có người yêu là cầu thủ Travis Kelce thi đấu.
Ngôi sao nhạc pop được cho là đă làm phát thải 138 tấn khí CO2 trong ba tháng khi đi lại thăm Kelce.
Ông Leah Thomas, nhà nghiên cứu bảo vệ môi trường chia sẻ với BBC Travel cho biết: "Lượng khí thải carbon của nữ ca sĩ Swift là cực lớn, gây ô nhiễm khí quyển. Khí thải carbon trong khí quyển làm nóng hành tinh, góp phần gây ra các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt". Công ty marketing Yard (Anh) đánh giá, Taylor Swift là người nổi tiếng gây ô nhiễm, tạo ra lượng phát thải CO2 cao nhất trong năm 2022, gấp 1.100 lần lượng khí thải trung b́nh của một người.
Ví dụ khác, người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates vốn là tỷ phú ủng hộ mạnh mẽ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng thường xuyên sử dụng máy bay tư nhân.
Trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 66, tỷ phú Gates đă tiếp đón hàng chục vị khách, kể cả tỷ phú Jeff Bezos, trên du thuyền lớn ở biển Địa Trung Hải. Nhiều vị khách đến du thuyền bằng trực thăng.
Một nghịch lư khác là tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP - sự kiện hội tụ hàng ngh́n đại biểu từ khắp nơi trên thế giới t́m giải pháp giảm phát thải, lại xuất hiện hàng trăm máy bay tư nhân chở các đại biểu, đậu kín khu vực nơi tổ chức sự kiện.
Riêng tại COP 27 năm 2022, có khoảng 400 máy bay tư nhân đưa các đại biểu đến hội họp ở khu nghỉ mát băi biển Sharm el-Sheik.
Bao nhiêu tiền một tín chỉ carbon?
Bác bỏ các cáo buộc trên, giới siêu giàu thường đưa ra lư lẽ là lịch tŕnh dày đặc, đ̣i hỏi di chuyển nhiều nơi nên họ buộc phải sử dụng máy bay riêng, trực thăng hoặc du thuyền. Đặc biệt, tất cả đều đưa ra lư do mà không phải người b́nh thường nào cũng có thể viện cớ: "Đă mua tín chỉ carbon". Chia sẻ với BBC, AP, đại diện của Taylor Swift cho biết, cô đă mua gấp đôi số tín chỉ carbon cần thiết để bù đắp lượng phát thải từ những chuyến đi phục vụ Eras Tour và thừa sức bù đắp cho những chuyến đi thăm người yêu.
Với tỷ phú Bill Gates, ông cũng cho rằng đă bù đắp lại lượng khí thải phát ra trong quá tŕnh đi lại bằng cách mua tín chỉ carbon.
C̣n theo phát ngôn viên của Quỹ Trái đất Bezos của tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon cũng bù trừ tất cả lượng khí thải carbon từ các chuyến bay của ḿnh bằng tín chỉ carbon.
Về mặt lư thuyết, bù trừ carbon giúp cân bằng lượng khí thải carbon phát ra qua quá tŕnh sinh hoạt thông qua việc tài trợ cho các dự án môi trường, giúp loại bỏ khí nhà kính trong khí quyển.
Một tín chỉ bù trừ carbon tương đương một tấn carbon dioxide hoặc một lượng khí nhà kính khác được loại bỏ khỏi không khí.
Trên thế giới, nhiều tập đoàn hoặc chính phủ có thể mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải thải ra từ quá tŕnh sản xuất. Bên cạnh đó, các cá nhân thường sử dụng tín chỉ carbon để bù đắp lượng carbon phát thải ra khi di chuyển, điển h́nh là Taylor Swift hay Bill Gates.
Họ có thể mua tín chỉ carbon từ các công ty và những chương tŕnh trồng cây, tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, thậm chí từ những người nông dân giảm hoặc thu giữ khí thải metan từ chăn nuôi.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Hoa Kỳ, một tín chỉ carbon có giá dao động từ 2-20 USD.
Với riêng tỷ phú Gates, ông thường chi khoảng 5 triệu USD mỗi năm để bù đắp lượng khí thải carbon của cả gia đ́nh, song không nêu rơ số tiền đó được chi vào các hoạt động nào.
Tín chỉ carbon có thực sự hiệu quả?
Theo hăng tin BBC, hiện chưa đủ dữ liệu để trả lời rơ ràng là "có" hay "không", nhưng một số chuyên gia đă hoài nghi về mức độ hiệu quả và độ tin cậy của tín chỉ carbon.
Năm 2019, ProPublica đă tung một báo cáo chấn động, trong đó chỉ ra nhiều chương tŕnh cung cấp tín chỉ bù trừ carbon nhưng thực tế không thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường.
Bang California của Mỹ đang cố gắng bù đắp lượng khí thải carbon bằng cách đầu tư mạnh vào rừng, với kỳ vọng đạt được mức trung ḥa carbon vào năm 2045. Nhưng một nghiên cứu vào tháng 4 của tổ chức phi lợi nhuận CarbonPlan chỉ ra tiểu bang này đă đánh giá quá cao giá trị khí hậu từ những nỗ lực của ḿnh và các khoản bù trừ carbon không phản ánh lợi ích khí hậu thực sự.
Tuy vậy, xu hướng tín chỉ carbon lại đang phổ biến hơn, đặc biệt trong bối cảnh các tổ chức và chính phủ cam kết giảm đáng kể lượng khí thải. Đa phần đều cho rằng thà mua tín chỉ carbon c̣n tốt hơn là không làm ǵ.
Theo nhóm công tác về mở rộng thị trường carbon tự nguyện của Viện Tài chính Quốc tế, chi tiêu toàn cầu cho các khoản bù trừ carbon có thể tăng từ khoảng 300 triệu USD vào năm 2018 lên tới 100 tỷ đô la vào năm 2030.
|