Cửa hàng đầu tiên của chuỗi siêu thị Costco Wholesale Corp của Mỹ tại Trung Quốc, khiến quá tải v́ quá đông khách hàng Trung Quốc tới mua sắm, giữa bối cảnh thương chiến căng thẳng, đă buộc siêu thị này phải đóng cửa sớm ngay trong ngày khai trương.
Lễ khai trương quá tải
Mới đây, siêu thị Costco của Mỹ đă mở chi nhánh đầu tiên tại Trung Quốc. Theo CNN, trong ngày khai trương, khách hàng Trung Quốc mua sắm đông tới nỗi siêu thị phải đóng cửa tạm thời.
Trong buổi sáng mở cửa ở Thượng Hải, Costco viết thông báo tới khách hàng: "Siêu thị hiện tại quá đông. Để cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt nhất, Costco sẽ tạm dừng đón thêm khách vào buổi chiều. Khách hàng vui ḷng không tới vào thời điểm này."
Thậm chí, cảnh sát đă được điều động để giữ trật tự và giải quyết t́nh trạng tắc đường xung quanh khu vực. Nhân viên an ninh yêu cầu mọi người giữ b́nh tĩnh.
"Để đảm bảo an toàn, chúng tôi hi vọng các khách hàng muốn tới Costco giữ thái độ đúng đắn khi đi mua hàng và tránh mua sắm vào giờ cao điểm. Những ai đă tới đây phải tuân thủ luật lệ," cảnh sát Thượng Hải viết trên trang mạng xă hội Weibo của Trung Quốc.
Trong số các bức ảnh cảnh sát Thượng Hải đăng tải, có một bức cho thấy Costco đặt một biển hiệu thông báo: "Băi đỗ xe đă quá tải. Phải đợi 3 tiếng nữa mới có chỗ trống."
Nhiều người cố gắng t́m cách chui qua khe cửa để được vào trước. Nguồn: SCMP
Khách hàng giành thịt ngay khi cửa hàng vừa đưa ra. Nguồn: CNN
Công ty của Mỹ thậm chí c̣n xin lỗi khách hàng trên mạng xă hội, nói sẽ giới hạn số lượng khách hàng ở mức 2.000 người và sẽ hợp tác với cảnh sát địa phương để "hạn chế ảnh hưởng" tới khu vực lân cận.
Mặc dù Costco đă hiện diện ở Trung Quốc thông qua hợp tác điện tử với công ty Alibaba, nhưng xây dựng một siêu thị tại Thượng Hải đă đánh dấu một khoản đầu tư đáng kể.
Chương tŕnh hội viên thường niên của Costco cũng rẻ hơn tại Trung Quốc, chỉ tốn 42 USD so với 60 USD tại Mỹ.
Tuy nhiên, nhà bán lẻ Mỹ này vẫn cần chứng tỏ năng lực của ḿnh trong cuộc đua với những đối thủ quốc tế như Walmart và các đối thủ địa phương như Alibaba và JD.com.
"Thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn, giàu tiềm năng với Costco. Tuy nhiên, Costco có thành công hay không lại phụ thuộc vào việc công ty này thích ứng với môi trường mua bán năng động ở Trung Quốc như thế nào," Michelle Huang, một nhà phân tích ở Rabobank, Thượng Hải, chia sẻ.
Nghịch lư giữa thương chiến
Mặc dù thách thức trước mắt c̣n nhiều, nhưng không thể phủ nhận sức hút của Costco đối với khách hàng tại Trung Quốc.
Echo Zhou, một nhân viên tài chính 28 tuổi ở Thượng Hải, cho biết cô tới đây vào lúc 9h10 sáng, nhưng mất 1 giờ đồng hồ để tới được băi đỗ xe và tới 11h mới bước được vào siêu thị.
"Các con đường xung quanh đều tắc nghẽn. Đường cao tốc lân cận cũng ùn tắc. Khi tôi tới, các khách hàng đến trước đă mua sạch hàng hóa ở một số kệ hàng."
Zhou nói cô quyết định đi về mà không mua bất ḱ thứ ǵ bởi có quá ít chỗ trống để di chuyển, xung quanh đều chật cứng người và xe hàng.
"Tôi sẽ tới đây sau 3 tháng nữa, khi tôi có thẻ hội viên," cô nói.
Trong các đoạn video được CNN và SCMP đăng tải, có thể thấy lượng khách hàng quá tải tới độ nhiều người sẵn sàng ḅ và chui vào khe cửa hẹp, những miếng thịt lợn vừa được đưa ra đă bị khách tranh giành và đôi lúc tay người c̣n nhiều hơn cả sản phẩm có trên quầy bánh.
Điều này chứng tỏ nhu cầu mua sắm của người dân Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đối với mặt hàng Mỹ mặc dù trước đó, có không ít người dân Trung Quốc tỏ ư muốn tẩy chay sản phẩm và dịch vụ của Mỹ v́ t́nh h́nh thương chiến căng thẳng giữa hai cường quốc.