Đại đa số dân Việt+ đầu cơ đều chôn tiền chết ở bất động sản
Chị Huỳnh Mai Phương (38 tuổi), ở quận Phú Nhuận, TP. HCM chia sẻ, hai vợ chồng chị có đi làm, tích luỹ từ khá sớm. Nhờ làm ăn may mắn, để dành được một lượng tài sản, thời điểm 2020 đă đầu tư hết vào 2 mảnh đất tại Long An và Cam Ranh với trị giá lúc đó khoảng hơn 10 tỷ đồng, trong đó có vay mượn thêm của bố mẹ 2 bên.
Chưa hết, đầu năm 2024, hai vợ chồng quyết định chi thêm 600 triệu đồng để đầu tư đất chung với bạn bè, tính lướt sóng kiếm lời. Tuy nhiên đă gần một năm trôi qua mà chưa bán được. Người hỏi mua th́ lại chỉ trả bằng đúng giá đă mua, như vậy lỗ luôn phí môi giới, thuế, chưa kể thiệt hại từ việc mất lăi suất tiền gửi ngân hàng.
Hiện căn nhà phố đang ở của vợ chồng chị trị giá khoảng gần 9 tỷ đồng, 2 mảnh đất ở tỉnh lúc mua 10 tỷ nhưng gần như không có giao dịch, khảo sát th́ thấy 1 vài giao dịch cắt lỗ của nhà đầu tư với giá đất mức bằng với 5 năm trước đây.
“Gần 100% tài sản hiện nằm trong bất động sản, có cả gần 1 triệu USD trong tay mà lúc nào cũng thấy bất an v́ thiếu tiền”, chị Mai Phương lo lắng.
Anh Vũ Đ́nh Tuân (35 tuổi), sống tại Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, anh cũng đang trong t́nh trạng khá éo le khi tổng tài sản hiện có ước tính khoảng 17-18 tỷ đồng bao gồm, 1 căn hộ chung cư giá 7 tỷ, 2 mảnh đất tại Quảng Ninh và Đồng Nai giá khoảng 8 tỷ, gần 2 tỷ tiền đầu tư chứng khoán, vài trăm triệu đồng chứng chỉ quỹ và một số nguồn tiền khác.
Anh Tuân mới đây cũng giật ḿnh, cần tiền, nhưng không thể bán đất, chứng khoán hiện vẫn đang trong t́nh trạng lỗ, đành phải đi vay mượn bố mẹ 2 bên, bạn bè.
“Có đến tiền chục tỷ trong tay, nhưng có thời điểm cảm giác thật sự bất an khi vẫn phải lo lắng về chi phí. Cần đến tiền nhưng không thể chuyển đổi được tài sản”, anh Tuân e ngại.
Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam không ngừng gia tăng trong nhiều năm qua, tuy nhiên, khá nhiều người Việt đang “kẹt” hàng chục tỷ đồng trong bất động sản, t́nh trạng phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lư, thiếu kiến thức tài chính khiến họ bất an dù sở hữu tài sản lớn.
Nguồn: vietnamfinance
BÀI HỌC TỪ MỘT VỤ CƯỚP NHÀ BĂNG
Vào nhà băng, tướng cướp
Bắn, rồi quát thế này:
“Tiền thuộc về nhà nước.
Mạng sống - của chúng mày!”
Mọi người liền nằm xuống,
Úp mặt xuống sàn nhà.
Đây gọi là bài học
Phải biết ḿnh, biết ta.
Một cô nhân viên trẻ
Phô cái mông rất to,
Chiếc váy lại quá ngắn.
Một tên cướp bảo cô:
“Quí cô nên giữ ư
Và thay đổi thế nằm.
Chúng tôi là tướng cướp,
Chứ không định hiếp dâm.
Bài học này được gọi
Là tính chuyên nghiệp cao.
Không phân tán tư tưởng,
Dù t́nh huống thế nào.
Xong việc, một tên cướp
Nói với tên cướp già:
“Tất cả bao nhiêu nhỉ?
Cần đếm không, đại ca?”
“Mày có bằng tiến sĩ
Mà ngu, chẳng biết ǵ.
Đợi tối về sẽ biết,
Khi ngồi xem ti-vi.”
Đây gọi là kinh nghiệm.
Kinh nghiệm quí hơn vàng,
Hơn Harvard có thể
Dạy về cướp ngân hàng.
Khi bọn cướp rút hết,
Trưởng chi nhánh bật lên,
Định gọi cho cảnh sát,
May cũng ở phố bên.
Nhưng viên kế toán trưởng
Vội ngăn lại: “Nhân đây,
Số tiền ta biển thủ
Nên cho vào vụ này!”
Đây chính là bài học
Biết mượn gió bẻ măng.
Rất bổ ích, không chỉ
Với nhân viên nhà băng.
Ngày hôm sau, bọn cướp
Xem ti-vi ở nhà,
Nghe tin chúng đă cướp
Một trăm triệu đô-la.
“Thế đấy chúng mày ạ. -
Tên tướng cướp lầu bầu. -
Ta vất vả, liều mạng,
Luôn nơm nớp lo âu,
Mà chỉ được hai chục.
C̣n bọn chó ngân hàng
Gấp bốn lần như thế,
Mà lại quá dễ dàng.
Bài học: Phải xem lại
Định nghĩa cướp của công.
Ai cướp nhiều, ai ít.
Ai hợp pháp, ai không.
Daisugi (台杉) – “Phép thuật” giúp lấy gỗ không cần chặt cây của người Nhật!
Bạn có biết rằng cách đây 600 năm, người Nhật đă phát minh ra một phương pháp đặc biệt để lấy gỗ mà không cần phải chặt cây? Vừa nghe qua bạn sẽ thấy có phần hư cấu đúng không? Thật ra đó chính là Daisugi (台杉) – một kỹ thuật lâm nghiệp đỉnh cao từ thời Kitayama.
Daisugi là ǵ mà hay ho vậy?
Đây là phương pháp cắt tỉa trên gốc cây tuyết tùng được trồng đặc biệt (tưởng tượng như một cây Bonsai khổng lồ), sau đó sẽ cắt tỉa cho chúng để sản xuất những chồi cây mọc thẳng tạo nên nhánh cây.
Từ một gốc cây, mỗi 2 năm họ cắt tỉa chồi một lần, và sau 20 năm, bạn có thể thu hoạch tới 100 nhánh gỗ thẳng đứng! Không chỉ đẹp mắt, gỗ Daisugi c̣n đàn hồi hơn 140% và chịu lực mạnh hơn 200% so với gỗ thường.
Nếu bạn từng thắc mắc làm sao Nhật Bản có thể xây dựng hàng loạt công tŕnh bằng gỗ mà không lo hết gỗ, th́ đây chính là câu trả lời. Thay v́ phá hoại thiên nhiên, họ chọn cách sống ḥa hợp và khai thác tài nguyên một cách tinh tế. Daisugi chính là minh chứng cho sự sáng tạo và tầm nh́n xa của người Nhật – làm sao để vừa tận dụng được tài nguyên, vừa bảo vệ môi trường, một điều mà chúng ta cần học hỏi theo.
Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Walter Salles vào thành phố làm việc, ông đi ngang một cậu bé đánh giày khoảng mười mấy tuổi ở quảng trường nhà ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi ông: “Thưa ông, xin hỏi ông có cần đánh giày không ạ?”
Walter cúi đầu nh́n đôi giày chưa quá bẩn của ḿnh, ông lắc đầu từ chối. Khi Walter chuẩn bị đổi tàu th́ cậu bé lúng túng, ngượng ngùng, đôi mắt ánh lên sự cầu xin: “Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa ăn ǵ rồi, xin ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần sau cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.
Walter nh́n cậu bé trước mặt mặc bộ quần áo rách rưới, cả người gầy g̣, thế là ông móc túi đưa cho cậu bé vài đồng xu. Cậu bé vô cùng cảm kích nói lời cảm ơn ông rồi chạy đi như bay. Khi đó, Walter nghĩ thầm: “Lại là một thằng nhóc lừa đảo…” và rồi ông đă quên bẵng đi…
Cho đến vài tuần sau, Walter lại đi ngang qua trạm xe lửa, đột nhiên ông nghe thấy giọng nói từ xa vọng lại: “Thưa ông, xin ông đợi một lát!”. Khi đó, ông nh́n thấy một cậu bé gầy g̣ chạy đến đưa cho ông mấy đồng xu, lúc này Walter mới nhận ra cậu bé này chính là đứa bé đánh giày đă mượn ông tiền.
Cậu bé vừa thở hổn hển vừa nói: “Cháu đă đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng đă trả được tiền cho ông”.
Walter cầm trong tay những đồng xu c̣n ướt đẫm mồ hôi của cậu bé, đột nhiên ông cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt. Thế nên bỗng nhiên ông có một suy nghĩ, ông thấy cậu bé này rất phù hợp với h́nh tượng nam chính trong kịch bản mới của ḿnh.
Hóa ra Walter là một đạo diễn và khi đó ông đang chuẩn bị phần tiền kỳ cho bộ phim, ông đă quan sát các sinh viên của trường diễn xuất không dưới một trăm lần, nhưng đều không vừa ư.
Lúc này, ông nhận ra rằng cậu bé này có thể là nam chính trong bộ phim của ông. Và rồi ông lấy vài đồng xu ra và nói với cậu bé rằng: “Số tiền này là chính tôi muốn cho cháu, không cần trả lại. Ngày mai cháu hăy đến văn pḥng đạo diễn ở công ty điện ảnh trong thành phố t́m tôi, tôi sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ lớn hơn”. Nói xong, Walter rời đi, trong ḷng cảm thấy rất ấm áp và bắt đầu hy vọng vào cậu bé này.
Hôm sau, bảo vệ công ty điện ảnh nói với Walter rằng trước cửa có một nhóm trẻ con mặc quần áo rách rưới đến. Walter vô cùng ngạc nhiên, ông đi ra cửa th́ thấy cậu bé ngày hôm qua chạy đến, vui vẻ nói: “Thưa ông, họ đều cũng là trẻ mồ côi lưu lạc không có cha mẹ giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”
Walter không thể nào ngờ được một cậu bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Nhưng sau khi quan sát, ông nhận ra quả thật là có vài đứa trẻ khác trong số đó phù hợp với vai nam chính trong kịch bản của ông hơn. Dù vậy cuối cùng Walter đă quyết định chọn cậu bé đánh giày này và ông viết trong hợp đồng lư do mà ông chọn cậu bé là: “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.
Vài năm sau, Vinícius de Oliveira cũng mở một công ty điện ảnh và làm chủ tịch, anh c̣n viết một quyển tự truyện có tên là “Cuộc đời diễn viên của tôi”.
Trên trang b́a trong của quyển sách có ḍng chữ viết tay của ông Walter: “Sự lương thiện không qua sát hạch” và đánh giá của ông về Vinícius de Oliveira: “V́ ḷng lương thiện, cậu từng đem cơ hội nhường cho người khác; cũng v́ sự lương thiện ấy, cơ hội trong cuộc đời chưa từng bỏ qua cậu”.
Đạo diễn Walter Salles
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THỨC ĂN VIỆT VÀ TÀU
Trần Văn Khê
Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đă trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi: Người Việt Nam ăn uống thế nào? Hay là cách nấu ăn của người Việt có khác người Trung Quốc hay chăng?
V́ đó chỉ là những phần nhận xét đă được nhanh chóng đúc kết để đưa ra những câu giải đáp kịp thời chớ không phải do một sự sưu tầm có tính cách khoa học. Trong câu chuyện, một vài bạn trong báo Tuổi Trẻ thấy nhận xét sơ bộ của tôi có phần nào lư thú, nghe vui tai, nên nhờ tôi ghi ra thành văn bản. Nể lời các bạn, tôi xin gởi đến các bạn đọc vài mẩu chuyện có thật về cách ăn và nấu ăn của người Việt chúng ta, và xin các tay nghề nấu ăn trong nước đừng cười tôi dốt hay nói chữ, dám múa búa trước cửa Lỗ Ban, đánh trống trước cửa nhà Sấm.
Trong một buổi tiệc, một anh bạn Pháp hỏi tôi: “Chẳng biết người Pháp và người Việt Nam ăn uống khác nhau như thế nào?” Tôi rất ngại so sánh… tôi trả lời… v́ so sánh là biết rơ rành mạch cả hai yếu tố để so sánh. Thỉnh thoảng, tôi có ăn uống theo người Pháp nhưng làm sao biết cách ăn của người Pháp bằng người Pháp chính cống như anh. Tôi th́ có thể nói qua cách ăn uống của người Việt chúng tôi. Để cho anh dễ nhớ, tôi chỉ đưa ra ba cách nấu ăn của người Việt, rồi anh xem người Pháp có ăn như vậy chăng?
Người Việt chúng tôi ăn toàn diện, ăn khoa học, ăn dân chủ.
1. Ăn toàn diện:
Chúng tôi không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi, mà bằng ngũ quan.
Trước hết ăn bằng con mắt, và do đó có nhiều món đem dọn lên, nhiều màu sắc chen nhau như món gỏi sứa của chúng tôi chẳng hạn: Có giá màu trắng, các loại rau thơm màu xanh, ớt màu đỏ, tép màu hồng, thịt luộc và sứa màu sữa đục, đậu phộng rang màu vàng nâu, v.v… Có khi lại tạo ra h́nh con rồng, con phụng, trong những món ăn nấu đăi đám hỏi, đám cưới.
Sau khi nh́n cái đẹp của món ăn, chúng tôi thưởng thức bằng mũi, mùi thơm của các loại rau thơm như húng quế, ng̣, hoặc các mùi đặc biệt của nước mắm, của cà cuống.
Răng và nướu đụng chạm với cái mềm của bún, cái dai của thịt luộc và sứa, cái gịn của đậu phộng rang để cho xúc cảm tham gia vào việc thưởng thức món ăn sau thị giác và khứu giác.
Rồi lỗ tai nghe tiếng lốc cốc của đậu phộng rang, hay tiếng rào rào của bánh phồng tôm, hay tiếng bánh tráng nướng nghe rôm rốp. Sau cùng lưỡi mới nếm những vị khác nhau, ḥa hợp trong món ăn: lạt, chua, mặn, ngọt, chát, the, cay, v.v…
Chúng tôi ăn uống bằng năm giác quan, về cái ăn như thế gọi là ăn toàn diện.
2. Ăn khoa học:
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhất là ở Nhật Bổn thường hay sắp các thức ăn theo “âm” và “dương”. Nói một cách tổng quát th́ những món nào mặn thuộc về dương, c̣n chua và ngọt thuộc về âm.
Người Việt thường trộn mặn với ngọt làm nước mắm, kho thịt, kho cá, rang tép, ướp thịt nướng, luôn luôn có pha một chút đường; mà ăn ngọt quá như chè, ăn dưa hấu hay uống nước dừa xiêm th́ cho một chút muối cho âm dương tương xứng.
Người Tây khi ăn bưởi thật chua lại cho thêm đường, đă âm lại thêm âm th́ âm thịnh dương suy, không đúng theo khoa học ăn uống.
Người Việt phần đông không nghiên cứu về thức ăn, nhưng theo truyền thống của cha ông để lại thành ra ăn uống rất khoa học.
Người Việt chẳng những để ư đến quân b́nh âm dương giữa các thức ăn mà c̣n để ư đến quân b́nh âm dương giữa người ăn và thức ăn. Khi có người bị cảm, người nấu cháo hỏi: Cảm lạnh (bị mắc mưa, đêm ra ngoài bị cảm sương) th́ nấu cháo gừng v́ cảm lạnh (âm) vào người phải đem gừng (dương) vào chế ngự. Nếu cảm nắng (bị mặt trời làm cho sốt) th́ dương đă vào người phải nấu cháo hành (âm).
Lại nghĩ đến âm dương giữa người ăn và môi trường; mùa hè thời tiết có dương nhiều nên khi ăn có canh chua (âm) hoặc hải sâm (âm); mùa Đông thời tiết có âm nhiều nên ăn thịt nướng. Ta có câu: Mùa Hè ăn cá sông, mùa Đông ăn cá biển.
Quân b́nh trong âm dương c̣n thể hiện qua điếu thuốc lào. Thuốc lá phơi và đóm lửa (dương) hít một hơi cho khói qua nước lă trong b́nh (âm) để hơi khói thuốc vào cơ thể, nguồn hút có cả dương và âm, không kể nước đă lọc bớt chất nicotine có hại cho buồng phổi.
Chẳng những cân đối về âm dương mà c̣n hàn nhiệt nữa: Thịt vịt hay thịt cá trê (hàn) th́ chấm với nước mắm gừng (nhiệt). Cách ăn của người Việt Nam khoa học, v́ phù hợp với nguyên tắc âm dương tương xứng hàn nhiệt điều ḥa. Ngoài ra, trong một món ăn thường đă có chất bột, chất thịt, chất rau làm cho sự tiêu hóa được dễ dàng.
3. Ăn dân chủ:
Trên bàn dọn bao nhiêu thức ăn, nhưng chúng tôi có thể ăn những món chúng tôi thích, hoặc phù hợp với vấn đề bảo vệ sức khỏe của chúng tôi. Ăn ít hay ăn nhiều th́ tùy theo sức chứa bao tử của chúng tôi, chớ không phải ăn những món không ăn được, hay là ăn không nổi. Như vậy, cách của người Việt Nam rất dân chủ.
Anh bạn người Pháp thích chí cười to: “Ăn toàn diện, chúng tôi chưa nghĩ đến là về thính giác, ăn mà nghe tiếng động là vô phép nên ăn bớt ngon. Ăn khoa học, th́ chúng tôi chỉ nghĩ đến calori mà không biết âm dương và hàn nhiệt. C̣n ăn dân chủ, th́ hoàn toàn thiếu sót, v́ đến nhà chúng tôi có một thực đơn mà mỗi người một đĩa, ăn không hết sợ vô phép nên nhiều khi không ngon lắm hoặc quá no cũng phải cố gắng ăn cho hết. Tôi xin hoàn toàn hoan nghinh cách ăn của người Việt Nam.”
Về cách ăn uống Việt Nam lại có thêm:
1. Ăn cộng đồng:
Thức ăn đầy bàn mà có một nồi cơm, một tô nước mắm để mọi người cùng xới cơm và chan nước mắm ở một nơi.
2. Ăn lễ phép:
Con lớn lên đă theo học ăn, học nói, học gói, học mở. Học ăn là trước nhứt, khi ăn phải coi nồi, ngồi coi hướng.
3. Ăn tế nhị:
Ăn ớt từ cách cắn trái ớt, có khi phải ăn ớt xắt từng khoanh, ớt bằm, ớt làm tương. Nước chấm, nhứt là ở miền Trung rất tinh tế, ăn món chi phải có nước chấm đặc biệt món nớ: bánh bèo, bánh lá, bánh khoái đều có nước chấm khác.
4. Ăn đa vị:
Một miếng nem nướng đă có vị thịt, riềng, muối, tỏi, hành cuốn vào bánh tráng lạt lạt, có chút bún, rau thơm, ớt (cay), chuối sống (chát), khế (chua), tương (ngọt, mặn, cay) có pha hột điều hay đậu phộng xay (béo). Ăn có năm vị chánh: Ngọt, mặn, chua, cay, béo; có cả ngũ sắc đen (tương), đỏ (ớt), xanh (rau), vàng (khế chín), trắng (bánh tráng, bún). Ăn một miếng mà thấy 5 màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi hơn thế nữa.
Một lần khác, một anh bạn của tôi khai trương một tiệm ăn lớn tại Paris. Anh có mời đài phát thanh và báo chí đến để cho biết rằng tiệm của anh có cả thức ăn Trung Quốc và Việt Nam.
Các phóng viên muốn biết Việt Nam và Trung Quốc nấu ăn có khác nhau như thế nào. Hai đầu bếp Việt Nam và Trung Quốc được mời ra để báo chí hỏi th́ hai người đều khẳng định là cách nấu ăn rất khác, nhưng phải xuống bếp coi mới thấy.
Nhà bếp nhỏ không chứa được mấy chục phóng viên, và ai cũng ngại hôi dầu hôi mỡ, nên ông chủ tiệm nhờ tôi t́m câu trả lời cho các nhà báo. Tuy không phải là một chuyên gia về nghệ thuật nấu bếp, nhưng tôi cũng phải t́m câu trả lời thế nào để cho các nhà báo bằng ḷng. Tôi mới nói rằng, tôi không đi vào chi tiết, nhưng chỉ đưa ra ba điểm khác nhau trong cơ bản.
1. Người Việt Nam thường dùng bột gạo, trong khi người Trung Quốc thích dùng bột ḿ. Cho nên, Việt Nam có phở, hủ tiếu, bún thang, bún ḅ, bún riêu; mà người Trung Quốc th́ chuyên về ḿ nước, ḿ khô, ḿ sợi nhỏ, ḿ sợi lớn, ḿ vịt tiềm. Người Việt làm bánh đùm, bánh xếp, bánh cuốn, bánh hỏi; người Trung Quốc th́ bánh bao. Chả gị người Việt Nam cuốn bằng bánh tráng bột gạo; c̣n người Trung Quốc th́ cuốn tép trong bánh bằng bột ḿ.
2. Nước chấm cơ bản của người Việt nam là nước mắm làm bằng cá; c̣n nước chấm của người Trung Quốc là x́ dầu làm bằng đậu nành.
3. Người Việt th́ thường pha mặn ngọt; người Trung Quốc thích chua ngọt.
Chỉ nói đại khái như vậy mà các phóng viên đă hài ḷng; về viết bài tường thuật nêu lên những điểm khác nhau ấy. Ông Giám Đốc Tạp Chí Đông Nam Á, sau lời nhận xét đó, cho phóng viên đến phỏng vấn tôi thêm và hỏi tôi có biết yếu tố nào khác đáng kể khi nói về cách nấu ăn của người Việt khác người Trung Quốc ở chỗ nào. Tôi trả lời cho phóng viên trong 40 phút.
Hôm nay tôi chỉ tóm tắt cho các bạn những điểm chính sau đây:
1. Về rau: Người Việt tuy có ăn rau luộc, hay xào; nhưng thích ăn rau sống, rau thơm, mà người Trung Quốc không ưa ăn rau sống, cải sống, giá sống.
2. Về cá: Người Trung Quốc biết kho, chưng, chiên như người Việt Nam. Nhưng người Trung Quốc không làm mắm như người Việt. Có rất nhiều cách làm mắm và ăn mắm: Mắm thái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm, v.v… Các nước Đông Nam Á cũng có làm mắm nhưng không có nước nào biết làm nhiều loại mắm như người Việt.
3. Về thịt: Người Trung Quốc biết quay, kho, luộc xào, hầm như người Việt, mà không biết làm nem, b́ và các loại chả như chả lụa, chả quế, v.v…
4. Người Trung Quốc ít có phối hợp nhiều vị trong một món ăn như người Việt. Khi chúng ta ăn một món ăn như nem nướng th́ có biết bao nhiêu vị: Lạt lạt của bánh tráng, bún; mát mát ngọt ngọt của dưa leo, và đặc biệt của giá sống trộn với khế chua, chuối chát, ớt cay, đậu phộng cà bùi bùi, có tương mặn và ngọt. Người Việt trong nghệ thuật nấu ăn rất thích lối đa vị và tất cả các vị ấy bổ sung cho nhau, tạo ra một vị tổng hợp rất phong phú.
Cái ăn chiếm phần khá quan trọng trong đời sống của chúng ta. Khi dạy dỗ một trẻ em th́ phải cho nó học ăn, học nói, học gói, học mở để biết ăn, nói với người ta.
Ra đường phải biết “ăn bận” hay “ăn mặc” cho phải cách phải thế. Đối với mọi người, không nên “ăn thua” làm chi cho bận ḷng.
Làm việc ǵ phải cẩn thận “ăn cây nào, rào cây nấy”.
Trong việc tiêu tiền phải biết “liệu cơm, gắp mắm” và dẫu cho nghèo đi nữa “khéo ăn th́ no, khéo co th́ ấm”.
Không nên ham ăn quá độ v́ “no mất ngon, giận mất khôn”.
Ra làm ăn phải quyết tâm đừng “cà lơ xích xụi” chạy theo “ăn c̣” người khác. Phải biết “ăn chịu” với người làm việc nghiêm túc th́ công việc khỏi bị “ăn trớt”.
Không nên “ăn gian, ăn lận” hay bỏ lỡ cơ hội th́ “ăn năn” cũng muộn.
Trong cuộc sống nên t́m việc làm hữu ích cho gia đ́nh, cho xă hội, cho đất nước đừng để mang tiếng “ăn hại” “ăn bám” người khác.
Khi đàn chơi phải biết lên dây đàn cho “ăn” với giọng ca, ḥa đàn cũng phải “ăn” với nhau, “ăn ư”, “ăn rơ” th́ mới hay.
Các bạn thấy chăng? Cái “ăn” cũng khá quan trọng nên mới lọt vào một số từ ngữ của tiếng nói Việt Nam. Tuy chúng ta không như người Trung Quốc “dĩ thực vi tiên”, nhưng phải có ăn mới làm nên việc, v́ “có thực mới vực được đạo.”
TVK.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.