Generation Z hay Gen Z là nhóm người sinh từ năm 1995 đến năm 2012 (có người nói từ năm 1997 đến năm 2015). Trong đó quãng tuổi được công nhận rộng rãi nhất là những năm sinh 1997-2012. Phần lớn Gen Z là con cái của Gen X (sinh từ năm 1965 đến 1979), thế hệ tiếp theo sau Millennials (Thế hệ Y) và trước Thế hệ Alpha (α).
Gen Z là sự tiếp nối của Gen Y (1981-1996) và Gen X (1965-1980). Gen X sinh ra và lớn lên trong thời điểm thế giới đang có những bước tiến vượt bậc, chẳng hạn như khám phá không gian hay phát triển máy tính.
Sinh ra trong thời đại công nghệ và Internet bùng nổ, thế hệ Z còn được gọi bằng những cái tên khác: iGeneration, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Later – Millennials, Zoomers , Gen Wii, Gen-Tech,...
Trên toàn cầu, Thế hệ Z bao gồm khoảng 2,6 tỷ người trên toàn thế giới, tương đương khoảng một phần tư dân số toàn cầu. Tại Việt Nam, Gen Z chiếm khoảng 25% lực lượng lao động cả nước, tương đương khoảng 15 triệu người.
Để hiểu vấn đề, bạn cần nhìn lại quá trình phát triển của kinh tế Việt Nam.
- 1975-1986: Kinh tế bao cấp
- 1986: Đổi Mới
- 1995: Bình thường hóa quan hệ với Mỹ
- 2007: Gia nhập WTO
Những cột mốc đó sẽ giúp giải thích xung đột thế hệ.
Những ai đã sinh ra trong giai đoạn 1975-1995 khi lúc đất nước đang khó khăn sẽ bị hạn chế về sự phát triển. Bao gồm dinh dưỡng, ngoại ngữ, công nghệ, và cơ hội giao lưu.
Ngược lại, những ai đã sinh ra từ năm 1995 trở lên thì lớn lên trong thời kinh tế thị trường nên có điều kiện phát triển tốt hơn.
Sau đây là vài khác biệt rõ rệt nhất.
- Nhan sắc: GenZ được ăn bơ sữa nên hình thể khỏe hơn và nhan sắc mặn mà hơn, nhất là các bạn nữ.
- Trình độ tiếng Anh: Thời 8x, những ai giỏi tiếng Anh được coi là nhân tài. Còn đối với GenZ, tiếng Anh chỉ là công cụ vì nó quá phổ biến.
- Kỹ năng công cụ văn phòng: Nếu 8x coi việc giỏi Office 365 hay Adobe là điểm nhấn, thì GenZ coi đó là kỹ năng cơ bản.
- Cơ hội nghề nghiệp: Thời 8x không có quá nhiều lựa chọn vì kinh tế mới hội nhập. Còn thời GenZ thì có quá nhiều, nhất là trong lĩnh vực sáng tạo.
Đó là vì sao GenZ hay nhảy việc và thành công trên mạng xã hội hơn. Không phải vì họ ngạo mạn, mà là họ có sự lựa chọn và tính cạnh tranh cao. Họ có nền tảng ngoại ngữ và vi tính tốt hơn từ khi sinh ra. Cho nên ở không ít công ty, sếp của những 8x lại là các bạn GenZ. Từ đó mới có khái niệm “Trình độ không nằm ở tuổi tác.”
Còn nếu có mặt tiêu cực thì có lẽ là:
- GenZ lớn lên trong thời hòa bình nên ít bận tâm đến quá khứ. Đơn giản vì họ không trải qua giai đoạn đó nên lạc quan với cuộc sống.
- GenZ phải đối mặt với vấn nạn giá nhà tăng cao. Họ sinh sau nên không mua được nhà giá thấp như 8x. Điều này khiến nhiều người bất mãn và muốn đi nước ngoài.
Sự xung đột thế hệ là kết quả của quá trình phát triển của đất nước, từ thời bao cấp đến kinh tế thị trường.
Thế hệ Z (Gen Z) hay còn gọi là công dân của thời đại số, là thế hệ mới đang làm thay đổi thế giới, họ quyết định văn hóa và xu hướng tiêu dùng trong tương lai. So với các thế hệ trước, kênh thương mại điện tử, hình thức mua sắm trực tuyến, đặc biệt phổ biến hơn với Gen Z. Điều này không chỉ giúp họ lựa chọn và thanh toán thẻ dễ dàng mà còn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
|