Theo như chính quyền Tổng thống Biden vừa quyết định cho phép Ukraina được dùng tên lửa ATACMS của Mỹ có tầm bắn 300 km «trên lănh thổ Nga». Như lần đầu tiên Ukraine được sử dụng tên lửa tầm xa của ḿnh để tấn công các mục tiêu nằm trong lănh thổ Nga trước thềm ngưỡng 1000 ngày Nga xâm chiếm Ukraina. Phải chăng đây là bước ngoặt cuối cùng trước khi kết thúc chiến tranh Ukraina, chỉ c̣n 63 ngày Nhà Trắng đổi chủ.
Theo CBS - đối tác của BBC tại Mỹ - chính quyền Tổng thống Biden sắp măn nhiệm đă nói với Kyiv rằng họ có thể sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất để tấn công có giới hạn các mục tiêu bên trong nước Nga.
Trước đó, Washington đă từ chối cho phép các cuộc tấn công như vậy v́ lo ngại chiến tranh leo thang.
Sự đảo ngược chính sách lớn này diễn ra hai tháng trước khi Tổng thống Joe Biden trao quyền cho Tổng thống đắc cử Donald Trump - người hoài nghi về viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine.
Tại sao Mỹ cho phép Ukraine dùng ATACMS tấn công lănh thổ Nga?
Ukraine đă sử dụng Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân, thường được gọi là ATACMS, vào các mục tiêu thuộc Nga nằm trên lănh thổ Ukraine bị chiếm đóng trong hơn một năm qua.
Ukraine đă dùng ATACMS để tấn công các căn cứ không quân của Nga ở bán đảo Crimea và các vị trí quân sự ở tỉnh Zaporizhzhia - miền đông nam Ukraine.
Mỹ chưa bao giờ cho phép Kyiv sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công vào nước Nga – cho đến bây giờ.
Tên lửa đạn đạo do Lockheed Martin sản xuất này là một trong những loại tên lửa mạnh nhất được cung cấp cho Ukraine tới nay với tầm bắn lên đến 300 km.
Ukraine cho rằng việc không được phép sử dụng những vũ khí như vậy để tấn công lănh thổ Nga cũng giống như việc đánh nhau mà một tay bị trói sau lưng.
Sự thay đổi chính sách này được cho là nhằm đáp trả việc Triều Tiên gần đây đă điều lính để hỗ trợ Nga tại tỉnh Kursk gần biên giới - nơi Ukraine tiến chiếm từ tháng 8/2024.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vẫn chưa xác nhận động thái này. Nhưng ông đă nói vào hôm 17/11:
"Các cuộc tấn công không được thực hiện bằng lời nói... Tên lửa sẽ tự nói lên điều đó."
Ukraine trong nhiều tháng qua đă đề nghị được dùng tên lửa ATACMS tấn công lănh thổ Nga
Ảnh hưởng của tên lửa tới cuộc chiến
Với sự cho phép này, Ukraine hiện có thể tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, nhiều khả năng là xung quanh tỉnh Kursk - nơi quân Ukraine đang chiếm giữ hơn 1.000 km2.
Các quan chức Mỹ cho rằng Kyiv sẽ có thể sử dụng ATACMS để pḥng thủ trước cuộc phản công dự kiến của quân đội Nga và Triều Tiên - có thể bắt đầu trong vài ngày tới với mục tiêu giành lại lănh thổ Nga.
Lực lượng Ukraine sẽ có thể tấn công các vị trí của Nga tại Kursk, bao gồm các căn cứ quân sự, hạ tầng và kho đạn dược.
Việc cung cấp ATACMS có lẽ sẽ không đủ để đảo ngược t́nh thế của cuộc chiến. Thiết bị quân sự của Nga, chẳng hạn như máy bay chiến đấu, đă được chuyển đến các sân bay sâu hơn trong lănh thổ Nga để đề pḥng các quyết định như vậy.
Tuy nhiên, vũ khí này có thể mang lại cho Ukraine một số lợi thế vào thời điểm mà Nga đang giành được lợi thế ở mặt trận phía đông và tinh thần của Ukraine th́ đang ở mức thấp.
"Tôi không nghĩ bước đi này mang tính quyết định tới cuộc chiến. Tuy vậy, nó lại mang ư nghĩa chính trị - điều vốn nên được thực hiện sớm hơn - nhằm nâng cao mức độ nghiêm túc và thể hiện sự ủng hộ quân sự đối với Ukraine. Điều này cũng có thể làm tăng chi phí chiến tranh cho Nga," một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên tại Kyiv nói với BBC.
Evelyn Farkas, người từng là phó trợ lư bộ trưởng quốc pḥng trong chính quyền ông Barack Obama, cho biết đă có những câu hỏi về lượng đạn dược sẽ được cung cấp.
"Câu hỏi tất nhiên là Ukraine sẽ nhận bao nhiêu tên lửa? Chúng tôi nghe nói Lầu Năm Góc đă cảnh báo rằng không có nhiều tên lửa như vậy để có thể cung cấp cho Ukraine."
Bà Farkas nói thêm rằng ATACMS có thể có "tác động tinh thần mạnh mẽ" ở Ukraine nếu chúng được sử dụng để tấn công các mục tiêu như cầu Kerch - nối liền Crimea với đất liền Nga.
Sự cho phép của Mỹ cũng sẽ có tác động dây chuyền hơn nữa: cho phép Anh và Pháp cấp phép cho Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow bên trong lănh thổ Nga. Storm Shadow là một tên lửa hành tŕnh tầm xa của Pháp-Anh với khả năng tương tự như ATACMS của Mỹ.
Chiến tranh có leo thang?
Chính quyền Tổng thống Biden trong nhiều tháng đă từ chối cho phép Ukraine tấn công vào Nga bằng tên lửa tầm xa v́ lo ngại xung đột leo thang.
Tổng thống Vladimir Putin đă cảnh báo phương Tây không nên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấn công Nga, nói rằng Moscow sẽ coi đó là "sự tham gia trực tiếp" của các nước NATO vào cuộc chiến ở Ukraine.
“Nó sẽ thay đổi đáng kể bản chất của cuộc xung đột. Điều này có nghĩa là các nước NATO - Mỹ và các quốc gia châu Âu - đang chiến đấu với Nga,” ông Putin nói.
Nga đă từng đặt ra “lằn ranh đỏ”. Tuy nhiên, một số động thái, bao gồm việc cung cấp xe tăng chiến đấu hiện đại và máy bay chiến đấu cho Ukraine, đă vượt qua lằn ranh đó mà không gây ra một cuộc chiến trực tiếp giữa Nga và NATO.
Cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Kurt Volker nói:
“Bằng cách hạn chế phạm vi trong việc Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ, Mỹ đă áp đặt các hạn chế đơn phương một cách vô lư đối với khả năng tự vệ của Ukraine."
Ông nói thêm rằng quyết định hạn chế sử dụng ATACMS là "hoàn toàn tùy tiện và được thực hiện v́ sợ 'khiêu khích' Nga".
“Tuy nhiên, việc công khai thay đổi như vậy là một sai lầm, v́ điều này giúp Nga nhận cảnh báo trước về các cuộc tấn công tiềm tàng của Ukraine.”
Ông Donald Trump sẽ phản ứng ra sao?
Vấn đề ai cũng biết nhưng ít được đề cập là hiện ông Biden là một Tổng thống "vịt què" (người sắp măn nhiệm, không c̣n nhiều thời gian) khi chỉ c̣n khoảng hai tháng nữa là ông sẽ bàn giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Không rơ liệu ông Trump có tiếp tục chính sách như vậy hay không. Nhưng một số đồng minh thân cận nhất của ông đă lên tiếng chỉ trích quyết định này.
Con trai cả của ông là Donald Trump Jr đă viết trên mạng xă hội:
"Tổ hợp công nghiệp quân sự dường như muốn đảm bảo rằng họ sẽ tiến hành Chiến tranh Thế giới III trước khi cha tôi có cơ hội tạo ra ḥa b́nh và cứu sống người dân."
Ông Trump chưa nói rơ chính sách mà ông sẽ thực hiện đối với cuộc chiến ở Ukraine, ngoài lời tuyên thệ sẽ chấm dứt xung đột trong ṿng một ngày - dù không bao giờ tiết lộ ông sẽ thực hiện như thế nào.
Những người phản đối từ Đảng Dân chủ cũng cáo buộc ông Trump đă làm thân với Tổng thống Putin - người mà ông đă nhiều lần bày tỏ sự ngưỡng mộ.
Nhiều quan chức cấp cao của ông Trump, chẳng hạn như Phó Tổng thống đắc cử JD Vance, cho rằng Mỹ không nên cung cấp thêm bất kỳ viện trợ quân sự nào cho Ukraine.
Nhưng những người khác trong chính quyền Trump thứ hai lại có quan điểm khác. Cố vấn An ninh Quốc gia tương lai Michael Waltz đă lập luận rằng Mỹ có thể đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine để buộc Nga phải đàm phán.
Vẫn chưa rơ tổng thống đắc cử sẽ đi theo hướng nào. Nhưng nhiều người ở Ukraine lo ngại rằng ông sẽ cắt đứt việc chuyển giao vũ khí, bao gồm cả ATACMS.
"Chúng tôi đang lo lắng. Chúng tôi hy vọng rằng [Trump] sẽ không đảo ngược [quyết định]," Dân biểu Ukraine Oleksiy Goncharenko nói với BBC.