Trong ngày cưới, cô muốn công khai bí mật này. Thế nhưng, cô không ngờ phản ứng của chú rể lại như vậy.
Sau 6 tháng yêu đương, Zhao Li và Zhang Kun ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã quyết định tổ chức đám cưới hoành tráng.
Hai bên gia đình rất môn đăng hộ đối và đều có kinh tế nhờ kinh doanh. Chú rể đã ghi tên cô dâu vào chung 1 trong số 3 căn hộ của nhà mình.
Còn nhà gái cũng không kém cạnh khi tặng 1 chiếc ô tô trị giá hơn 300.000 tệ và một số của hồi môn. Hơn thế, cô dâu là con một nên sẽ được thừa kế toàn bộ tài sản của bố mẹ.
Đám cưới của cặp đôi diễn ra trong một khách sạn sang trọng. Đến đón dâu với vẻ mặt hạnh phúc, chú rể mang theo cả giấy tờ nhà đất đã sang tên cho vợ.
Chú rể sang đón dâu với vẻ mặt hạnh phúc.
Cô dâu mặc váy cưới màu trắng e thẹn mỉm cười định nhận hoa từ tay chú rể nhưng chú rể đột nhiên tái mặt.
Anh nhìn chằm chằm vào cô dâu một lúc, sau đó thay đổi sắc mặt, ném bó hoa xuống đất và quay người bỏ đi khiến xấu hổ ngượng ngùng đứng đó.
Bỗng dưng anh ném hoa cưới và quay người bỏ đi khi cô dâu quay lại.
Khi phù rể và người thân của nhà gái vây quanh hỏi chuyện gì đã xảy ra, chú rể tức giận nói: "Nhìn tay và ngực của cô ấy xem, có cô gái ngoan nào mà lại đi xăm hình như thế cơ chứ".
Lú này mọi người mới để ý thấy 2 hình xăm trên cánh tay phải và 1 hình xăm lớn trên ngực trái của cô dâu.
Hóa ra cô dâu có hình xăm lớn trên ngực và tay.
Cô dâu sau đó giải thích rằng, thời trẻ nông nổi đã xăm hình để bày tỏ sự hâm mộ với thần tượng. Tuy nhiên, khi trưởng thành cô muốn xóa hình xăm thì sợ để lại sẹo.
Trong ngày cưới, cô có thể chọn mặc áo tay dài để che đi hình xăm của mình nhưng cô muốn công khai bí mật này. Thế nhưng, cô không ngờ phản ứng của chú rể lại như vậy.
Hơn thế, khi yêu nhau, chú rể luôn nói mình phải trân trọng và thật may mắn khi gặp được cô thì chắc anh sẽ không quá để ý đến việc này.
Mặc dù vậy, chú rể vẫn không chấp nhận lời giải thích và liền hủy hôn.
Định kiến về hình xăm
Quan điểm "Xăm hình là không chấp nhận được", "Những người xăm hình thường không đáng tin" vẫn tồn tại từ trong gia đình đến ngoài xã hội và ở cả các mối quan hệ công sở.
Không riêng Việt Nam, định kiến về xăm mình đã và đang diễn ra ở nhiều nước khác.
Liao Lijia, một nghệ sĩ xăm hình có tiếng Bắc Kinh, nói với CNN: "Mười năm trước, chúng ta vẫn cho rằng hình xăm là đặc điểm để nhận dạng người xấu, những kẻ giang hồ, những người muốn chơi trội giữa xã hội".
Cũng tại Trung Quốc, một trong những điều kiện cơ bản để được tham gia giải đấu bóng đá chuyên nghiệp là cầu thủ không được có bất cứ hình xăm nào lộ ra. Trong giải giao hữu quốc tế năm 2018, U23 Trung Quốc gặp xứ Wales, 11 cầu thủ nước chủ nhà phải dùng băng màu da, quần bó để che giấu hình xăm. Thông tin này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng trên toàn thế giới.
Những định kiến khá gay gắt về xăm hình tồn tại không chỉ ở những nước châu Á. Mỹ cũng không phải ngoại lệ.
Nghiên cứu của Kristin Broussard và Helen Harton đăng vào tháng 9/2017 trên The Journal of Social Psychology, một tạp chí chuyên ngành có uy tín về tâm lý xã hội, đã chỉ ra: Dù số người có hình xăm trên mình đã tăng lên trong suốt một thập niên qua, nhóm người này vẫn bị nhìn nhận một cách tiêu cực như có tính cách tồi tệ, năng lực, tính xã hội kém. Thậm chí, họ còn bị đánh giá dễ lăng nhăng hơn.
VietBF@sưu tập