Cả cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đều tập trung t́m kiếm sự ủng hộ tại Georgia và Pennsylvania - hai bang chiến trường được cho là sẽ quyết định kết quả bầu cử Mỹ 2024.
Càng gần ngày tranh cử, cả đội ngũ của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (đại diện đảng Cộng ḥa) và của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (ứng viên đảng Dân chủ) đều dồn sức vào các bang chiến trường - những nơi được cho là sẽ quyết định kết quả bầu cử năm nay.
Trong số 7 bang chiến trường (Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin), 2 bang Pennsylvania và Georgia được cả hai ứng viên ưu tiên "quần thảo" tranh cử những ngày qua để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri càng nhiều càng tốt.
Lư do Pennsylvania và Georgia trở thành mục tiêu chính của hai ứng viên trong những ngày qua là v́ 2 bang này sở hữu nhiều phiếu đại cử tri cùng các yếu tố liên quan lịch sử và chính trị quan trọng.
Hai bên dồn sức cho Georgia và Pennsylvania
Theo đài CNBC News, kể từ đầu chiến dịch, cựu Tổng thống Trump và phó tướng của ông là Thượng nghị sĩ bang Ohio JD Vance đă đến Georgia 10 lần, trong khi Phó Tổng thống Harris và phó tướng Tim Walz (Thống đốc bang Minnesota) đă vận động tranh cử tại đây 8 lần.
C̣n tại Pennsylvania, mỗi bên đều có 25 chuyến vận động tranh cử ở tiểu bang Đông Bắc này.
Thời gian gần đây hai ứng viên tăng cường "quần thảo" hai bang này.
Tối 23-10, Phó Tổng thống Harris đă có cuộc gặp cử tri tại hạt Delaware (Pennsylvania). Bà Harris tập trung cảnh báo người Mỹ, đặc biệt những cử tri chưa quyết định và những người Cộng ḥa ôn ḥa, rằng ông Trump gây ra mối đe dọa đối với các nguyên tắc cốt lơi của nước Mỹ, theo đài CNN.
Nữ phó tổng thống liên tục chỉ ra những cựu nhân vật quân sự cấp cao của chính quyền ông Trump đă gọi cựu tổng thống là phát xít. Bà Harris cũng nêu lên mối quan ngại về những việc ông Trump kêu gọi quân đội đối phó “kẻ thù bên trong” nước Mỹ.
“Nếu ông Trump thắng, ông ấy sẽ ngồi đó, bất ổn và mất kiểm soát, lên kế hoạch trả thù và lập danh sách kẻ thù” - bà Harris nói.
Bên cạnh đó, phó tổng thống Mỹ cũng tập trung vào loạt vấn đề nóng mà cử tri nước này quan tâm như an ninh biên giới, điểm khác biệt mà chính quyền của bà sẽ mang lại so với chính quyền Tổng thống Joe Biden, các vấn đề kinh tế và đối ngoại,...
Cùng thời điểm bà Harris tích cực vận động ở Pennsylvania, ông Trump có buổi vận động tại Georgia để kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu cho ông. “Cứ bỏ phiếu đi, theo bất cứ cách nào bạn muốn” - ông Trump nói, kêu gọi cử tri bỏ phiếu sớm hoặc bỏ phiếu trực tiếp vào ngày bầu cử 5-11.
Cựu tổng thống cũng tŕnh bày kế hoạch kinh tế và tầm nh́n của ông, chỉ trích chính quyền Biden-Harris về vấn đề nhập cư và liên tục đưa ra những cáo buộc về đàn áp chính trị.
Ba ngày sau đó, ứng viên phó tổng thống của đảng Cộng ḥa JD Vance có mặt tại Georgia để tập hợp những người ủng hộ và chỉ trích bà Harris.
Ở chiều ngược lại, đảng Dân chủ tuần qua cũng t́m kiếm sự ủng hộ của cử tri Georgia. Ngày 24-10, phó Tổng thống Harris lần đầu xuất hiện cùng cùng cựu Tổng thống Barack Obama tại sự kiện ở TP Atlanta (Georgia).
Một ngày sau đó, ông Trump có buổi vận động tranh cử tại Pennsylvania và tập trung vào các vấn đề quen thuộc như chương tŕnh nghị sự của ông về kinh tế, nhắm vào vấn đề lạm phát ở Mỹ, an sinh xă hội,...
Cuộc thăm ḍ do tạp chí Forbes công bố hôm 24-10 cho thấy ông Trump dẫn trước bà Harris 1% (49% so với 48%) tại Pennsylvania. Tại Georgia, hai ứng viên ḥa nhau với tỉ lệ 49%.
Tại sao Pennsylvania và Georgia lại quan trọng?
Với 19 phiếu đại cử tri, Pennsylvania đứng thứ năm về số phiếu đại cử tri trong tất cả các bang ở Mỹ (bằng số phiếu với Illinois) và đứng đầu về số phiếu đại cử tri trong 7 bang chiến trường năm nay. Trong lịch sử bầu cử Mỹ, 10/12 người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây đều giành chiến thắng ở Pennsylvania. Ngoài ra, kể từ năm 1948, chưa có đảng viên Dân chủ nào giành được Nhà Trắng mà không thắng ở Pennsylvania.
Theo tờ US News, Pennsylvania là một bang “cực kỳ dao động” trong cuộc bầu cử năm nay. Bà Harris hay ông Trump đều có khả năng thắng ở Pennsylvania và người chiến thắng ở tiểu bang này nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
Quay lại các kỳ bầu cử trước, vào năm 2016, cử tri Pennsylvania đă giúp ông Trump phá vỡ chuỗi sáu chiến thắng liên tiếp của đảng Dân chủ tại bang này, đưa ông lên làm tổng thống. Tuy nhiên, sang kỳ bầu cử 2022, Pennsylvania đă chọn ông Biden - một người sinh ra tại tiểu bang này - giúp ông xây dựng một “bức tường xanh” của đảng Dân chủ tại Michigan, Wisconsin và Pennsylvania.
Về nhân khẩu học, gần 74,1% dân số Pennsylvania là người da trắng, 12,3% là người da màu hoặc người Mỹ gốc Phi, và dân số gốc Tây Ban Nha chiếm 8,9%. Các đặc điểm này tác động đến mối quan tâm của cử tri bang này.
Theo khảo sát của CNN công bố đầu năm nay, 4/10 cử tri Pennsylvania coi nền kinh tế là vấn đề hàng đầu khi lựa chọn tổng thống, kế đến là bảo vệ nền dân chủ ở mức khoảng 25%, và quyền nhập cư và phá thai ở mức hơn 10% cho mỗi vấn đề.
Không giống với Pennsylvania, Georgia đă có giai đoạn là bang Dân chủ và cả giai đoạn là bang Cộng ḥa. Từ cuối những năm 1800 đến năm 1960, Georgia đă bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trong mọi cuộc bầu cử. Bắt đầu từ năm 1964, cử tri Georgia đă chọn ứng cử viên của đảng Cộng ḥa trong hầu hết các cuộc đua và chiến thắng của ông Biden ở Georgia năm 2020 được xem là trường hợp ngoại lệ.
Với 16 phiếu đại cử tri, Georgia nằm trong 10 tiểu bang có nhiều phiếu đại cử tri nhất. 8/12 người chiến thắng ở Georgia trong các cuộc bầu cử gần đây đă trở thành tổng thống.
Về nhân khẩu học, gần một nửa (49,6%) dân số của Georgia là người da trắng, 33,2% là người da màu hoặc người Mỹ gốc Phi, 11,1% là người gốc Tây Ban Nha và 4,9% là người châu Á.
Một cuộc thăm ḍ đầu năm nay từ Viện Marist College cho thấy 25% cử tri Georgia được hỏi nói rằng việc bảo vệ nền dân chủ là ưu tiên hàng đầu của họ khi chọn tổng thống. 24% cử tri chọn nhập cư, 24% chọn lạm phát, 10% đề cập đến chăm sóc sức khỏe, 8% nhấn mạnh quyền phá thai và 7% quan tâm vấn đề tội phạm.
VietBF@ Sưu tập