Sức mạnh 845 mă lực của chiếc xe bán tải điện nặng gần 3,5 tấn đă khiến bộ lốp cao su phải chịu áp lực lớn, ngay cả khi không chạy off-road.
Chủ một chiếc Tesla Cybertruck tại Mỹ đang cảm thấy sốc khi bộ lốp xe bị ṃn vẹt chỉ sau 6.251 dặm (khoảng 10.000km), cần thay mới. Lốp xe không được bảo hành, chủ xe cho biết anh chỉ chạy xe trong nội độ và trên đường cao tốc, chứ không đi off-road.
Lốp đă ṃn tới mức báo động, cần thay, dù xe mới chạy khoảng 10.000km (Ảnh: santoshm/Cybertruckownersclub ).
Theo chia sẻ của chủ xe trên diễn đàn TeslaCybertruckOwner s, anh đă rất cẩn thận làm đúng theo hướng dẫn của Tesla. Khi đưa xe đi đảo lốp lần đầu tiên như khuyến cáo của nhà sản xuất ở mốc 6.250 dặm (10.000km), xưởng báo rằng lốp đă ṃn gần hết.
Bộ lốp lắp theo xe nguyên bản là Goodyear Territory All-Terrain và không được bảo hành. Trong trường hợp này, lốp trước ṃn ở mức 4/32 và lốp sau ở mức 5/32.
Cạnh của các khối gai lốp đă bị ṃn nham nhở. Đây là kiểu hao ṃn không thường gặp. Có vẻ như nguyên nhân là toàn bộ sức mạnh của chiếc Cybertruck đă dồn hết xuống lốp.
Đáng chú ư, Tesla Cybertruck không phải là xe điện duy nhất gặp phải vấn đề này. Hơn một năm trước, nhiều chủ xe Rivian cũng cho biết họ phải thay lốp chỉ sau 6.000 dặm.
Điều này xảy ra khi sử dụng chế độ "Conserve", khiến cho các mẫu R1T và R1S hoạt động như xe dẫn động cầu trước. Việc đó tăng gấp đôi áp lực lên lốp, khiến chúng ṃn nhanh hơn. Trọng lượng quá lớn của Rivian được cho là góp phần không nhỏ vào việc khiến lốp nhanh ṃn hơn so với ô tô thông thường.
Như vậy, việc kiểm soát tuổi thọ lốp với các xe như Cybertruck hay R1T sẽ liên quan đến ưu tiên của người dùng. Lốp cứng hơn có thể sẽ bền hơn nhưng lại giảm độ bám đường. Điều này đồng nghĩa với việc xe tăng tốc chậm hơn, phanh chậm hơn và xử lư t́nh huống kém hơn.
Lựa chọn bộ lốp mềm hơn, bám đường hơn sẽ mang lại tính năng vận hành tốt hơn, nhưng lốp sẽ ṃn nhanh hơn, giống như trường hợp của chủ chiếc xe trên.