Long An - NV. - Trong một phiên xử kết quả bất ngờ với dự đoán của nhiều người, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên chỉ c̣n bị án treo trong khi thanh niên Đinh Nguyên Kha được giảm một nửa án tù.
|
Nguyễn Phương Uyên (trái) và Đinh Nguyên Kha (phải) trong phiên ṭa phúc thẩm ngày 16/8/2013 tại Long An. Phiên ṭa tuy được tuyên bố là “công khai” nhưng ngồi chứng kiến chỉ toàn là Công An đủ kiểu. Thân nhân, bằng hữu, người dân không được tới gần. (H́nh: AFP/Getty Images)
|
Phiên ṭa “phúc thẩm” xử hai bạn trẻ yêu nước đă kết thúc chóng vánh chỉ ít giờ kể từ lúc bắt đầu lúc sáng.
“Chúc mừng em, Phương Uyên” rất nhiều người viết trên facebook như vậy bày tỏ nỗi vui mừng dành cho một cô gái nhỏ bé nhưng vô cùng khẳng khái, rất anh hùng.
Tuy bị đại diện Viện Kiểm Sát (công tố) đ̣i y án sơ thẩm 6 năm tù cho Nguyễn Phương Uyên và giảm một hai năm tù cho bản án 8 năm tù của Đinh Nguyên Kha, chủ tọa phiên xử “phúc thẩm” đă tuyên bố giảm án tù của Phương Uyên xuống c̣n “3 năm tù treo, 3 năm quản chế, cộng với 50 tháng thử thách” dù cô không nhận tội
. Trong khi đó, dù nhận tội, Đinh Nguyên Kha chỉ được giảm từ 8 năm tù xuống c̣n 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Điều này chứng tỏ án chính trị thường được gọi là “án bỏ túi”mà thẩm phán xử án chỉ là kẻ đọc bản án được phán xuống từ “ở trên”. Không nhận tội chỉ bị án treo mà nhận tội th́ án tù chứ không được treo. Trong vụ án Lê Công Định nhận tội th́ án nhẹ (5 năm tù rồi được giảm án và đă được thả) c̣n Trần Huỳnh Duy Thức không nhận tội th́ án nặng tới 16 năm tù và y án.
Các vụ án chính trị đều bất chấp quy định của luật lệ h́nh sự và tố tụng h́nh sự của chính chế độ Hà Nội.
“Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần ṭa xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống Đảng Cộng Sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng!” Nhiều facebookers thuật lại lời tuyên bố dơng dạc, anh hùng của cô nữ sinh viên 21 tuổi Nguyễn Phương Uyên ở phiên ṭa phúc thẩm. Tại phiên ṭa sơ thẩm ngày 16 Tháng 5 vừa qua, Đinh Nguyên Kha cũng đă nói những lời tương tự cho cáo buộc anh chống chế độ Cộng sản. Cả hai đều bị vu cho tội "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Luật H́nh Sự CSVN.
“Ṭa án của Việt Nam không xét xử theo chứng cứ pháp luật, mà chỉ xét xử theo t́nh cảm của người cầm quyền.” Mạng thông tin Ḍng Chúa Cứu Thế b́nh luận “Cần phải lưu ư. Công an bắt công dân là công an vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân, nên công an tức khắc phạm tội
,. Công an chỉ vô tội về bắt người khi đưa ra được bằng chứng tại ṭa và được ṭa chấp nhận và tuyên án. Việc bắt người tùy tiện của công an trong thời gian gần đây đang đẩy nền tư pháp Việt Nam đến t́nh trạng vô luật. Việc ṭa án toa rập vời công an để tuyên án (dù án treo) để hợp pháp hóa việc bắt người sai trái của công an làm cho đất nước Việt Nam mất hết kỷ cương”.
Nguyễn Phương Uyên đă được thả ngay sau phiên xử và được gia đ́nh, bằng hữu, người ủng hộ đón rước nồng nhiệt. Cô trả lời phỏng vấn của đài BBC là "Người ta bảo đi một ngày đàng học một sàng khôn. Tôi thấy trong ḷng ḿnh nhen nhóm lên một nhiệt huyết, chưa thể dừng ở đây được. Cần phải cháy nhiều hơn nữa. Nhưng như người ta bảo, hữu dũng vô mưu ... Tôi sẽ điềm tĩnh hơn. Tôi nghĩ hành động của ḿnh nhỏ bé thôi ... Nhưng tôi vui mừng và tự hào v́ đă cống hiến cho đất nước, khơi dậy ḷng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không c̣n vô cảm nữa. Tôi rất tiếc khi nh́n thấy những thanh niên là bạn ngồi cùng lớp với tôi, là các anh chị đă tốt nghiệp, nhưng v́ sợ, họ lại trú ḿnh."
Theo một blogger cho biết, cô và gia đ́nh, bằng hữu lên xe về Sài G̣n. Một buổi lễ chào mừng cô được tổ chức tại nhà ḍng Chúa cứu Thế 38 đường Kỳ Đồng, quận 3, Sài G̣n vào 20 giờ cùng ngày.
Qua sự tường thuật trên facebook của một số bloggers tới thành phố Long An theo dơi phiên ṭa, tuy gọi là ṭa xử “công khai” nhưng thân nhân, tất cả các bloggers, nhân sĩ, trí thức cũng như một số dân oan kéo từ nhiều nơi đến xem xử cũng đều bị chận đường quanh ṭa án.
Sự ngăn chận và bưng bít phiên ṭa giống như những phiên ṭa chính trị khác trước đây. Chỉ một ngày hôm trước, một số thân nhân, bạn bè, nhân sĩ trí thức, bloggers đă được cho đến gặp mặt hay nói chuyện với Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên ở nhà tạm giam của tỉnh Long An. Sự cư xử của nhà cầm quyền CSVN khiến người ta tưởng lầm là chế độ Hà Nội bắn tín hiệu nhân nhượng về nhân quyền.
Sau khi luật sư Hà Huy Sơn, can thiệp, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha với được cho vào ṭa. Tuy nhiên, chồng bà th́ bị Công an đưa đi đâu mất tích. Công an đă bắt giữ một số người như mẹ con bà Trần Thị Nga, Trương Văn Dũng, Nguyễn Thiện. Một số người trong đó có ông Huỳnh Kim Báu đă nằm trên mặt đường, chận không cho xe bắt người của Công an lăn bánh. Ông Báu bị bắt mấy tiếng đồng hồ rồi thả.
Theo trang mạng Chuacuuthe.com, “trước lúc vào Ṭa án, luật sư Hà Huy Sơn cho biết: Cả ba bạn Uyên, Kha và Uy đều từ chối luật sư. Lư do, các bạn này cho rằng phiên ṭa đă có bản án, luật sư vào chỉ trang điểm cho phiên ṭa mà thôi, nên không cần. Chính các bạn sẽ lên tiếng tự bảo vệ ḿnh trước phiên ṭa. Tinh thần các bạn rất mạnh mẽ, rất cương quyết và luôn luôn khẳng định ḿnh vô tội. Chỉ chống Trung Quốc, không chống Việt Nam.”
|
Bloggers và những người tới xem phiên xử phúc thẩm bị ngăn cản đă đi biểu t́nh tuần hành trên đường phố Tân An với những biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu đ̣i trả tự do cho cô gái và thanh niên yêu nước. (H́nh: An Đỗ Nguyễn Facebook) |
Khoảng một giờ sau th́ luật sư Sơn từ trong ṭa đi ra dù mới chỉ khoảng gần 10 giờ sáng và phiên xử vẫn đang diễn ra. “Ông nhắc lại, các thân chủ tinh thần rất vững vàng. Chúng ta sẽ chứng kiến cảnh các thân chủ yêu nước trực tiếp đối đầu với công an, viện kiểm sát và hồi đồng xét xử để tự bảo vệ ḿnh”, VRNs cho hay.
Theo các nhân chứng, khoảng 200 Công an thường phục và sác phục, dân pḥng v.v…đă được huy động ngăn chặn người dân, không cho tới gần ṭa án. Bởi vậy, họ đă đi biểu t́nh tuần hành trên đường phố và hô to các khẩu hiệu “Trả tự do cho Phương Uyên”, "Phương Uyên và Nguyên Kha vô tội!", "Đả đảo Trung Quốc xâm lược!", "Đả đảo tay sai bán nước!". (TN)