Thật vậy, nước Mỹ thua trận v́ cái máy truyền h́nh , thập niên 50, chỉ có 9% dân Mỹ có TV nhưng sang thập niên 60, những năm chiến tranh VN nóng bỏng 1966, 67, 68 số người xử dụng TV đă tăng lên 93%. Phim ảnh diễn tả cuộc chiến đă gây xúc động cho người dân Mỹ, phong trào phản chiến lan mạnh ở Mỹ lúc này v́ đây là lần đầu tiên chiến tranh đă được giới truyền thông đưa vào quảng đại quần chúng và lần đầu tiên tin tức chiến sự đă không bị kiểm duyệt. Các phóng viên, nhiếp ảnh gia tự do lấy tin chiến sự bên VN về nước phổ biến rộng răi, đài truyền h́nh quay phim đem về chiếu những cảnh bắn giết, đốt nhà khiến cho người dân ghê tởm cuộc chiến.
Điều tai hại là nhiều phóng viên, nhà làm phim đă xuyên tạc cuộc chiến, đầu độc thanh niên, đổ dầu vào lửa, họ làm giầu v́ chiến tranh, hốt bạc nhờ những bản tin đem về từ chiến trường xa xăm bên kia trái đất. Họ loan tin quân đội Hoa Kỳ mất chính nghĩa, tàn ác giết cả trẻ con, hăm hiếp phụ nữ… thậm chí sau khi chiến tranh, cựu chiến binh về nước bị người dân, giới trẻ phỉ nhổ là đồ sát nhân, gian ác, tất cả chỉ là hậu quả của thông tin do những phóng viên, kư giả tán tận lương tâm vô trách nhiệm.
Kissinger khen các nhà lănh đạo BV ĺ lợm, kiên tŕ nhưng nếu không có phản chiến họ có ĺ lợm được hay không? Các nhà lănh đạo CSBV theo đuổi chiến lược cố đấm ăn xôi phần lớn họ trông thấy phong trào chống đối ngày càng lớn mạnh, họ sẵn sàng đẩy thanh niên vào chỗ chết để hỗ trợ cho phong trào phản chiến, BV đặt nhiều hy vọng vào phản chiến. Nixon nói nhóm phản chiến đă nối giáo cho giặc, tại Ḥa đàm Paris, BV nắm được “cái tẩy” của hành pháp Mỹ đang suy yếu v́ bị cử tri, quốc hội gây áp lực. Họ biết vậy nên ngày càng gây khó dễ, không chịu đàm phán nghiêm chỉnh hoặc phá thối ḥa đàm, đôi khi Thọ chửi bới Kissinger hỗn hào mà ông ta phải nhịn nhục để mong sớm kư Hiệp định. Tháng 12 -1972, BV tưởng bở, hy vọng Quốc hội sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước nên Lê Đức Thọ đă bỏ không thèm họp Hội nghị. Nixon cũng chẳng phải tay vừa, ông đă thẳng tay trừng trị BV bằng trận đ̣n B-52 suốt mười ngày cuối năm 1972 để bắt Hà Nội phải trở lại bàn hội nghị.
T́nh h́nh cuối năm 1972, CSBV bị thảm bại sau trận mùa hè đỏ lửa, từ 500 đến 700 xe tăng bị bắn hạ, từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh bị tử thương. VNCH thắng nhưng khi kư Hiệp định Paris lại như thua nguyên do TT Nixon phải nhượng bộ BV v́ sự thúc ép của Quốc hội phản chiến và cử tri Mỹ, họ sẵn sàng ra luật chấm dứt chiến tranh, hy sinh Đông Dương để đánh đổi lấy 580 người tù binh c̣n bị BV giam giữ nếu việc kư kết không thành, nếu VNCH gây trở ngại.
Nguyễn Đức Phương đă nhận xét:
“Người Mỹ kư hiệp định Ba Lê với mục đích rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời trao đổi tù binh Mỹ. Quyền lợi chính của miền Nam không được chú trọng đến. Một chuyên viên về du kích chiến, Sir R. Thompson, khi thảo luận về việc kư kết hiệp định Ba Lê đă viết “ Sự sống c̣n của miền Nam VN bị đe doạ chỉ v́ để tránh cho nước Mỹ khỏi phải cấu xé nhau tan nát. Một điều trái ngược ở đây là miền Bắc VN bị bắt buộc phải ngồi vào bàn hội nghị tại Ba Lê không phải để tự cứu họ mà là để cứu nước Mỹ” V́ lư do vừa kể nên mặc dù có quá nhiều khuyết điểm, hiệp định Ba Lê vẫn phải được phê chuẩn với bất cứ giá nào”
Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 811
Theo TT Nixon, sau Hiệp định Paris đầu năm 1973 miền Nam mạnh hơn miền Bắc lư do BV bị thiệt hại nặng trong cuộc tổng tấn công mùa hè đỏ lửa và trận oanh tạc của B-52 dịp Giáng sinh đă phá hủy nhiều kho hàng, cơ sở quân sự tại Hà Nội Hải pḥng, nhưng sau đó CS quốc tế tiếp tục viện trợ dồi dào cho BV, ngược lại Quốc hội Mỹ cắt giảm viện trợ miền Nam nên cán cân lực lượng đă hoàn toàn đảo ngược. Sự sụp đổ của VNCH là điều không thể tránh khỏi.
Cựu ngọai trưởng ca ngợi quyết tâm thống nhất hai miền Nam Bắc của Hà Nội, họ đă đánh bại người Pháp 1954 để theo đuổi mục tiêu thống nhất và tin tưởng tuyệt đối vào tinh thần ấy. Nếu nói họ hạ quyết tâm thống nhất hai miền v́ ḷng yêu nước th́ chỉ để nói cho vui thôi chứ thực ra v́ cái bao tử. Miền Bắc đất chật dân đông, đồng bằng Bắc Việt cằn cỗi v́ đă xưa cũ, sản lượng lúa gạo không đủ nuôi số dân quá đông, ngược lại miền Nam đồng bằng sông Cửu Long ph́ nhiêu, cá tôm dồi dào, dân cư thưa thớt đă được coi là vựa lúa. Trước 1954, miền Nam vẫn thường phải chở lúa gạo tiếp tế cho miền Bắc v́ như đă nói trên sản lượng lúa gạo tại đây không đủ nuôi dân, sau Hiệp định Genève 1954 miền Bắc phải nhập cảng lúa gạo của Miến Điện. Năm 1957 Thủ Tướng BV Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho ông Ngô Đ́nh Diệm xin hiệp thương hai miền, văn thư rất trịnh trọng “Kính Thưa Tổng Thống….” Nhưng bị ông Diệm từ chối thẳng thừng nên Hà nội phải quay ra dùng quân sự để thôn tính miền Nam, sống chết cũng phải chiếm được vựa lúa miền Nam.
Từ sau 1975 cho đến nay, mức sống tại miền Nam vẫn cao hơn miền Bắc nhiều, kinh tế miền Nam VN vẫn là đầu tầu cho cả nước về mọi mặt: sản xuất lúa gạo, khai thác dầu khí, đầu tư của nước ngoài, hàng xuất khẩu, tiền gửi về từ khúc ruột ngàn dặm… Đó là lư do tại sao Hà Nội phải theo đuổi mục tiêu thống nhất đến cùng, họ đă nướng một triệu quân để chiếm cho được kho tài nguyên phong phú của miền Nam VN.
Thống nhất hai miền Nam Bắc là điều ắt phải làm nhưng có nhiều cách để thống nhất trong ḥa b́nh, bằng ngọai giao, kinh tế, chính trị…tại sao chúng ta phải chém giết nhau, phải làm đổ máu hàng mấy triệu người khiến đất nước tan hoang lạc hậu cả nửa thế kỷ ? Tôi nghĩ có lẽ người Mỹ họ lịch sự, giả vờ ca ngợi mục tiêu thống nhất của CSVN cho vui thôi chứ trong ḷng họ không thể nào dấu nổi sự khinh bỉ ghê tởm cho sự ĺ lợm cố đấm ăn xôi của những người CS da vàng.
Kissinger than thở Lê Đức Thọ gây nhiều khó khăn bực tức cho ông, theo Nixon sở dĩ Thọ hỗn hào chửi mắng Kissinger v́ thấy hành pháp lâm vào thế yếu, bị Quốc hội và cử tri phản đối ầm ĩ. Đại diện BV thừa cơ nước đục thả câu, lợi dụng khi hành pháp bị lập pháp gây áp lực, chống đối nên càng kéo dài đàm phán không chịu kư kết để buộc Mỹ phải nhượng bộ tại bàn hội nghị.
Cựu ngoại trưởng nói ông đă thấy Hiệp định Paris nguy hiểm bấp bênh cho miền Nam VN và cuộc chiến không thực sự chấm dứt, nhưng Hoa Thịnh Đốn tin tưởng miền Nam VN có thể đẩy lui sự xâm lăng của CS. Sự tin tưởng của chính phủ Mỹ vào khả năng tự vệ của miền Nam VN là điều giả dối, chỉ là câu nói an ủi cho người bạn đồng minh v́ như chúng ta đều đă thấy hỏa lực của CS bao giờ cũng mạnh hơn miền Nam qua nhiều trận thử thách. CS quốc tế đă viện trợ quân sự cho đàn em nhiều hơn Mỹ cho VNCH cả về phẩm lẫn lượng, năm 1968 trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu thân, vũ khí cá nhân cũng như cộng đồng của cán binh CS toàn là những thứ ác ôn, hiện đại trong khi quân đội miền Nam VN vẫn c̣n dùng súng đạn từ thời Thế chiến Thứ hai .
Người Mỹ đă đánh giá thấp khả năng viện trợ của Nga sô Trung Cộng và trên thực tế ta thấy một trong những lư do chính khiến cuộc chiến thất bại v́ Hoa Kỳ đă không chạy đua kịp với khối CS quốc tế về viện trợ quân sự cho đồng minh của ḿnh. Năm 1965 trung b́nh một tuần VNCH mất một quận và một tiểu đoàn lư do viện trợ quân sự của Mỹ cho miền Nam thua viện trợ của CS quốc tế cho đàn em của họ. Hỏa lực của miền Nam không đủ để tự vệ và đẩy lui các cuộc tấn công của VC. Trong trận tổng tấn công mùa hè đỏ lửa 1972, nếu không được sự yểm trợ của máy bay chiến lược B-52 th́ VNCH khó mà bảo vệ được An Lộc, Kontum và và chiếm lại được Quảng Trị, không lực Mỹ đă duy tŕ cán cân lực lượng và VNCH vẫn c̣n một cơ hội tốt để sống c̣n. Nhất là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến VN, Quốc hội Mỹ cắt xén viện trợ cho VNCH đến xương tủy trong khi đó Hà Nội vẫn nhận đầy đủ hàng viện trợ quân sự của Nga Sô, Trung Cộng và ngày sụp đổ 30-4-1975 là bằng chứng cụ thể rơ ràng nhất cho sự viện trợ yếu kém của Hoa Kỳ.
Ngân khoản viện trợ quân sự cho VN được Hành pháp Mỹ đưa ra Quốc hội bàn luận, cắt xén, c̣ kè bớt một thêm hai trong khi các nước CS Nga Sô Trung Cộng vẫn yên lặng viện trợ ồ ạt cho BV đủ lọai vũ khí tối tân. Trên thực tế viện trợ quân sự của CS quốc tế cho BV để đánh nhau với Mỹ chứ không phải để đánh VNCH. Viện trợ của CS quốc tế cho đàn em toàn những vũ khí tối tân như hỏa tiễn tầm nhiệt, xe tăng hiện đại, đại bác có tầm viễn xạ tối đa 30 cây số… trong khi Hoa Kỳ viện trợ cho miền nam những vũ khí cũ secondhand, không đủ đương đầu với hỏa lực địch. Người Mỹ la làng kêu than cuộc chiến VN quá tốn kém, từ đầu chí cuối mấy trăm tỷ đô la… nhưng họ không biết rằng CS quốc tế chi viện cho BV nhiều hơn Mỹ mà ta không nghe thấy ở họ một lời than thở.
CSBV có nhiều thuận lợi hơn miền nam VN trong việc xin viện trợ v́ Đảng CS tại Nga và Trung Cộng toàn quyền trong chính sách yểm trợ cho các nước thuộc quĩ đạo của họ, muốn viện trợ bao nhiêu cũng được, người dân, quốc hội bù nh́n không ai dám hé răng. Ngược lại VNCH mỗi lần xin viện trợ quân sự phải cử người sang Mỹ vận động đi tới đi lui, Chính phủ không thực sự có quyền chi viện mà phải thông qua sự cứu xét của Quốc Hội, thường là bị cắt xén, nhất là giai đoạn cuối của cuộc chiến, họ cắt giảm đến độ vào tháng tư 1975, quân đội VNCH chỉ c̣n đạn đủ đánh trong hai tuần lễ (Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối của VNCH, trang 92).
Một trong những nguyên nhân thất bại của Mỹ là họ quí trọng sinh mạng con người quá đáng, CSBV rất nhậy bén về nội t́nh nước Mỹ, họ biết rơ tâm lư anh nhà giầu sợ chết, biết cái “tẩy” tham sinh úy tử của Mỹ. Anh nghèo đói không sợ chết nên họ sẵn sàng chấp nhận tỷ lệ lấy 16 cán binh đổi một lính Mỹ để đẩy mạnh phản chiến, trong những năm 1966, 67, 68… Hà Nội chỉ thị cho cán binh phải giết cho nhiều lính Mỹ để tạo chống đối tại ngay đất nước họ y như tại Pháp thập niên 50 thời chiến tranh Đông Dương.
Cho tới 1968 số tử vong của người Mỹ tại VN là 31 ngàn người chết tại mặt trận (killed in action, battle dead) và khoảng 4 ngàn người chết v́ những lư do khác như tai nạn, chết đuối, tự sát, bệnh tật.. tổng cộng năm 1968 khoảng 35 ngàn lính Mỹ chết tại miền nam VN. Suốt bốn năm chiến tranh mới chết có vài chục ngàn người nhưng tại hậu phương nước Mỹ đă có bao nhiêu người khóc than, la làng cho cả thế giới biết trong khi riêng trận tấn công mùa hè đỏ lửa năm 1972 có khoảng 70 ngàn lính BV tử thương, thiệt hại VNCH bằng một nửa, tại trận Stalingrad năm 1942 có tới 500 ngàn (hay nửa triệu) lính Nga tử trận nhưng họ yên lặng chẳng hề than văn.
Đă sợ chết nhưng lại muốn làm trùm thế giới! mới chết có gần 60 ngàn người trong một cuộc chiến dài mà người Mỹ đă cho là một bi kịch lớn, kêu khóc từ mấy chục năm qua, làm sao họ có thể đương đầu với một cuộc chiến tranh nguyên tử làm chết hàng triệu người? Nếu Hoa Kỳ viện trợ quân sự đầy đủ cho VNCH họ đă không cần phải đem quân vào miền nam để gây ra phản chiến làm sụp đổ cả Đông Dương.
Truyền thông phản chiến Mỹ trong thời chiến tranh đă chế nhạo quân đội VNCH hèn nhát, họ nói lính Mỹ lùng và diệt địch (search and destroy) c̣n lính miền nam VN th́ lùng và tránh địch (search and avoid), họ đăng những h́nh ảnh lính VNCH bám càng máy bay trực thăng tháo chạy trong trận Hạ Lào để chế nhạo đồng minh hèn nhát. Nhưng thực tế cho thấy ai đă tham sinh úy tử?
Mặc dù cộng tác mật thiết với nhau nhưng trên thực tế lập trường của TT Nixon và người phụ tá Kissinger của ông có nhiều tương phản. Cựu bộ trưởng ngọai giao cho rằng nước Mỹ đă quá lư tưởng để đặt chính sách dân chủ hóa VN của ḿnh trên quyền lợi quốc gia, ông chủ trương phải quay về với quyền lợi của nước Mỹ, ḥa hoăn với đối phương, bỏ Đông Dương. Nixon cho rằng nếu bỏ rơi VNCH th́ sự hy sinh của 58 ngàn lính Mỹ để bảo vệ miền nam VN sẽ trở thành vô nghĩa. Khi kư Hiệp định ông đă dự trù hai kế hoạch để giữ miền nam VN, trước hết viện trợ quân sự đầy đủ cho VNCH, và sau đó dùng sức mạnh của không lực Mỹ để trừng trị BV nếu mở cuộc xâm lăng miền Nam VN, nhưng Quốc hội phản chiến đă phá hỏng tất cả hai kế hoạch hoạch khiến ông không c̣n quyền hành ǵ để đối phó với CSBV.
Nixon không thể quay ngược bánh xe lịch sử khi gió đă đổi chiều, thuyết Domino không c̣n giá trị. Người Mỹ đă quá chán ghét cuộc chiến Đông Dương, họ chấm dứt sự xung đột này chính là để chấm dứt cuộc chiến tại đất nhà, chấm dứt cảnh cắn xé nhau dữ dội từ bao năm qua.
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt