Nếu chú ư đến những thay đổi bất thường trên cơ thể như màu sắc làn da hay mùi hương, bạn có thể sớm phát hiện bệnh tiểu đường.
Theo bác sĩ Wang Youxin (Trung Quốc), khi mắc bệnh tiểu đường, không chỉ bên trong mà cơ thể mà vẻ bề ngoài cũng có nhiều thay đổi bất thường. Có thể kể đến như làn da, mắt, biểu cảm khuôn mặt… hay thậm chí là cả mùi cơ thể.
V́ vậy, ông nhắc nhở nên tự kiểm tra cơ thể thường xuyên và không chủ quan khi phát hiện các thay đổi bất thường dù là nhỏ. Trong đó có “1 đen, 2 hôi” là tín hiệu tiểu đường quan trọng: làn da ở một số vị trí có màu đen và hôi miệng, mùi cơ thể nặng.
“1 đen” trên cơ thể cảnh báo bệnh tiểu đường
Bác sĩ Wang cho biết, làn da bị ảnh hưởng rất nhiều khi lượng đường trong máu tăng cao. Phổ biến như khô da, ngứa da và cả đen da bất thường ở một số vùng.
Một số vùng da dễ bị đen bất thường khi mắc tiểu đường (Ảnh minh họa)
“Đen da do tiểu đường hay c̣n gọi là gai đen không xảy ra trên toàn bộ da của cơ thể. Nó thường xuất hiện ở những nơi có nhiều nếp gấp trên da, thường xuyên bị ma sát. Xếp theo độ phổ biến th́ có thể kể tới: cổ, nách, khuỷu tay, phần đùi trong (bẹn), các khớp ngón tay, đầu gối.
Bệnh tiểu đường tuưp 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất gây vùng đen da bất thường. Lư do chủ yếu là do nồng độ insulin quá cao hoặc các bất thường về nội tiết, gây ra sự tăng sinh bất thường của tế bào sừng và nguyên bào sợi trên da, khiến da cục bộ trở nên thô ráp và đen sẫm” - ông nói.
Để phân biệt vùng da bị đen do tiểu đường, bác sĩ Wang đưa ra một số đặc điểm khác. Ví dụ như thường xuất hiện cùng với các đường gạch ngang, gấp khúc, màu sắc đậm nhạt đan xen, làn da sờ vào thô ráp hơn các vùng khác. Nó thậm chí có thể gây ngứa ngáy, có mùi lạ như mùi ng̣n ngọt hoặc mùi hôi gây khó chịu. V́ vậy, không khó hiểu khi dễ bị nhầm lẫn với bệnh da liễu. Các vùng đen này không thể làm sạch khi tắm rửa kỹ, thậm chí chà xát mạnh hay dùng hóa chất tẩy rửa.
Ông cũng nhắc nhở, ngoài tiểu đường, da một số vùng đột nhiên đen kịt lại có thể do béo ph́ làm tăng ma sát, mỡ máu cao, tăng huyết áp lâu năm, mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc thậm chí là ung thư. Tốt nhất hăy đi thăm khám sớm!
“2 hôi” thường thấy ở người mắc tiểu đường
Hai loại mùi hôi cảnh báo bệnh tiểu đường đó là: hôi miệng và mùi mồ hôi bất thường. Mùi hôi miệng ở bệnh nhân tiểu đường th́ có khác biệt đáng kể với chứng hôi miệng thông thường. Đó là mùi này ở giai đoạn đầu sẽ giống như mùi trái cây, cụ thể là mùi táo nhưng không thơm mà chua như táo lên men. Khi bệnh tiến triển, mùi hôi miệng cũng tăng lên giống như mùi táo thối, rất khó chịu.
Bác sĩ Wang giải thích: “Mùi này tạo ra do lượng xeton trong máu cao. Bởi tiểu đường làm cơ thể kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin dẫn tới tế bào không nhận đủ lượng glucose cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để bù đắp, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng. Khi chất béo dự trữ trong tế bào bị đốt cháy thay v́ glucose, nó sẽ tạo ra xeton, bắt đầu tích tụ trong máu và nước tiểu”
Bên cạnh đó, lượng đường trong máu dao động bất thường ảnh hưởng tới tuyến mồ hôi trong cơ thể, dẫn đến t́nh trạng đổ mồ hôi không kiểm soát. “Tiểu đường cũng là một rối loạn chuyển hóa gây rối loạn hormone tuyến thượng thận (adrenaline) và trung tâm điều ḥa thân nhiệt. Cộng thêm xeton máu cao, ảnh hưởng tới mùi của mồ hôi được bài tiết ra bên ngoài” - bác sĩ Wang nói thêm.
VietBF@ Sưu tập