Nhớ 'một câu nhịn chín câu lành', người Việt sẽ không hung dữ
Hơn nhau không phải ở nắm đấm mà là ở khả năng học tập, làm việc, chia sẻ, thương yêu, tử tế với ḿnh, với người trong mối quan hệ với cuộc sống xung quanh!
Hạ cẳng tay, thượng cẳng chân sau khi va chạm giao thông - Ảnh do bạn đọc cung cấp
Cách đây mấy bữa, trên đường đi làm về, tôi thấy một đám đông ở Hàng Xanh (Q.B́nh Thạnh, TP.HCM), nghĩ là có kẹt xe. Tới gần mới phát hiện là vừa có vụ va quẹt và hai tài xế đang căi nhau, người đi đường ngang qua ai cũng lắc đầu.
Chuyện va quẹt trên phố đông như Sài G̣n giờ tan tầm là chuyện cơm bữa, nếu cảm thông và chia sẻ được th́ có lẽ người ta sẽ nhẹ nhàng cho qua, tôi nghĩ vậy!
Môi trường nhiều mầm mống bạo lực
Thường người ta sẽ nổi nóng khi gặp một chuyện bất như ư nào đó, như vừa bị sếp la, ra cổng cơ quan bảo vệ đùa một câu, liền sân si. Nỗi buồn, sự bực bội là thứ năng lượng chi phối hành xử khiến người ta không thể kiềm chế được cơn tức dâng lên, lây sang người khác.
V́ vậy, có người dễ nổi nóng đă cảnh báo: "Thấy tôi ‘khó ở’ là tránh xa xa giùm, không ăn mắng ráng chịu". Theo đó, người nóng lâu ngày họ cũng biết tính khí của ḿnh nên có "chống chỉ định" chuyện nói đùa, tiếp xúc lúc họ đang không vui, căng thẳng. Thực ra, khi quá mệt mỏi, phiền muộn trong ḷng, ta không c̣n giữ được ḿnh.
Có người bạn của tôi b́nh thường hiền queo, ai nói ǵ cũng cười. Bỗng một ngày, tôi hỏi "sao buồn dữ rứa?" lại bị bạn nạt cho một câu nghe chưng hửng. Trời, bạn ḿnh đây sao? Mới đầu tôi phản ứng vậy, nhưng chợt dừng lại v́ nhớ ra, đây không phải là bản chất của bạn. Có thể bạn đang có một nỗi niềm, áp lực từ cuộc sống, gia đ́nh, t́nh yêu hoặc bản thân đang trải qua bệnh tật, sự cố…
Ai cũng có lúc nóng giận, nếu ḿnh hiểu th́ sẽ không khiến ngọn lửa trong họ cháy phừng. Tôi im lặng và không bỏ mặc, cuối cùng cũng nghe được thổ lộ từ bạn. Bạn bị nhiều áp lực trong công việc: sếp chèn ép, đồng nghiệp t́m cách chơi khăm, lương không cao, phải chật vật trang trải cuộc sống…
Tất nhiên, nhiều người khó khăn hơn nhưng họ không nổi nóng. Đó là tính cách và sức chịu đựng của từng người. Sự nóng tính là một thói quen được huấn tập hằng ngày theo nguyên lư:
"Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận".
V́ thế, các chuyên gia tâm lư khi chia sẻ với tôi về thói vũ phu của chồng vẫn thường lưu ư, có thể anh ấy từng bị bạo hành lúc nhỏ, từng sống gần những gia đ́nh lớn tiếng, ồn ào đánh căi nhau như cơm bữa.
Sự tác động của cuộc sống xung quanh lên tính cách con người theo hướng đó được ông bà xưa đúc kết rằng "gần mực th́ đen". Cái đen đó cần có thời gian thanh lọc để dần trắng, nhưng nếu vẫn tiếp tục nuôi dưỡng trong môi trường đen hơn th́ sẽ đen đậm hơn.
Ngày nay các văn hóa phẩm mang tính bạo lực vẫn đầy rẫy trên mạng và tồn tại trong cuộc sống, giải trí của nhiều người: từ game online đến phim ảnh. Thường ngày tiếp xúc với sự đánh đấm, máu me trong các "thức ăn tinh thần" đó khiến năo quen với những "mùi vị" của bạo lực, từ đó hành xử theo.
Những kẻ "giang hồ mạng" được ngưỡng mộ và thu tiền trăm triệu cũng chính là một "h́nh tượng" khiến người ta thay đổi suy nghĩ: cần ǵ học hành, tử tế, chỉ cần có "số má" là có thể lên đời.
Môi trường bên ngoài đă vậy, trong nhà trường, gia đ́nh cũng đầy mầm mống bạo lực, tránh sao người trẻ không hoang mang và hành xử theo cách tương tự. Đây mới là điều đáng lo, và người lớn muốn thay đổi không khí bạo lực lan tràn th́ chính bản thân phải nỗ lực để ứng xử nhẹ nhàng với nhau trước.
Nhẫn để yêu thương
Không thể có kết cục tốt với những người nóng nảy. Nhân vật Trương Phi trong Tam Quốc Chí là h́nh mẫu của nóng tính dẫn đến hư sự và mang họa sát thân. Ai cũng nóng nảy trong hành xử th́ chiến tranh sẽ nổ ra, thương vong là tất yếu.
Một câu nói đùa cũng thành chuyện lớn v́ con người ta quá nóng, quá hung dữ; đi nhậu lo hát karaoke cũng bị đánh chết th́… ôi thôi, cuộc sống quá kinh khủng. Pháp luật cần nghiêm minh để trừng trị việc vô cớ đánh, giết người nhưng đó là xử lư phần ngọn, c̣n cái gốc vẫn là giáo dục.
Làm sao để con người có thể chậm lại để phân tích kỹ hơn từng câu nói, từng biểu hiện của người khác, trong đó có thân nhân, bạn bè ḿnh để không chụp mũ rồi hành xử như người điên, người say?
Sống thiền hay b́nh tĩnh sống, sống chậm, sống có chánh niệm… là những cách sống theo tinh thần "nhẫn để yêu thương". Đầu tiên là thương ḿnh. Một người chỉ được người khác tin tưởng, nể trọng và giao việc khi có sự chín chắn, điềm tĩnh trong xử lư. Như vậy, người sống có lư trí, điềm tĩnh chính là cách sống lợi lạc tự thân.
C̣n cái lợi cho người xung quanh, nhất là người thân - thương th́ cũng dễ dàng để thấy. Con cái sẽ học được nhiều điều hay ho từ bố mẹ có cách sống nhẹ nhàng, t́nh cảm. Đó mới là gia tài quư giá để lại cho con.
Hành xử nóng tính dẫn tới hư việc, hại người th́ ṿng lao lư chờ ḿnh là chắc chắn. Một khi đă gây ra sự cố mới hối th́ đâu c̣n kịp. Nhiều người b́nh luận thiếu niên 16 tuổi rút dao đâm chết người nhắc ḿnh chuyện chạy xe chính là "anh hùng rơm", chứng tỏ với bạn gái nhưng rồi được ǵ sau lần ra tay đó? Tù tội và có thể mất luôn bạn gái.
Ai đợi và ai chấp nhận một người giết người làm người yêu, người chồng, người cha tương lai?
Thực ra, sân si - ai cũng có. Cái chính là cách quản lư năng lương tiêu cực đó để những năng lượng tích cực phát triển. Để làm được điều đó, phải xây dựng lối sống nhân văn từ chính mỗi gia đ́nh, người lớn dạy trẻ nhẫn nhịn để an lành như ông bà ḿnh nhắc "một câu nhịn chín câu lành".
Trong không khí ồn ào của buổi tiệc ông vẫn ngồi im lặng như ch́m đắm trong một cơi xa vắng.....
Sau một thời gian khá lâu do một sự t́nh cờ ông lại cùng tu học trong một đạo tràng với tôi. Sự t́nh cờ nối tiếp nhau h́nh như đến để cho tôi được biết nguyên nhân của ánh mắt u uẩn của người đàn ông. Qua những mẩu tâm sự, tôi được biết những ngày tháng khó quên, những ngày tháng đau thương của ông.
Trước đây khoảng hơn 10 năm, ông cũng như bao nhiêu người thành công khác, có nhà cửa, có vợ, có một cô con gái bé bỏng thật xinh. Rồi kinh tế đi xuống, hăng ông làm đóng cửa, ông nộp đơn rất nhiều chỗ nhưng vẫn không nơi nào nhận ông. Dịp may mà ông chờ đợi h́nh như c̣n xa lắm.
Tiền thất nghiệp hết, số khách làm nail của vợ ông cũng giảm dần, tiền mang về không đủ cho bà mua sắm quần áo. Thấy vợ lạnh nhạt và thường đi, về không có giờ giấc, ông rất buồn, nhưng đành vậy thôi, ông bắt đầu bị bệnh, một bệnh mà bác sĩ không t́m ra, người ông tím bầm lên như người bị đ̣n, bác sĩ không t́m ra bệnh và kết luận là ông bị tress.
Vợ ông thường có những buổi đi về thất thường, ông cũng không giám hỏi, chỉ lặng lẽ lo việc nhà và lê gót đến sở thất nghiệp để mong t́m việc. Thời gian trôi, tiền nợ nhà không thanh toán nổi, nhà bị xiết, gia đ́nh ông phải vào ở trong một shelter. Nhưng shelter không phải là một cái khách sạn, mỗi sáng họ cho ăn sáng rồi phải đi ra ngoài đi kiếm việc làm, để đến chiều tối quay trở lại ăn tối và giang sơn chỉ là một khoảng trống đủ để trải tấm vải xuống ngả lưng, có những hôm về trể, mọi chỗ đều đă có người chiếm, gia đ́nh ông phải nằm cạnh cầu tiêu, đêm về tiếng giựt nước làm cho ông mất ngủ. nhưng đó vẫn không phải là điểm đáng ngại bằng mỗi sáu tháng lại phải t́m cho ra một shelter khác để xin vào. Vào dịp lễ cũng có những nhà hảo tâm đến phát quà, đồ chơi cho trẻ con....
Khi ấy con gái ông đă ba tuổi, nỗi lo ngại cho việc đi học của con làm ông càng lo lắng thêm, người ông gầy dộc đi, bệnh ông nặng thêm, không có bảo hiểm, không có việc làm, ông phó mặc cho định mệnh. Ông đi xin phụ cấp nhà cửa để cho con có một chỗ nương thân ổn định. Danh sách chờ dài dằng dặc, không biết chờ đến bao giờ.
Họa vô đơn chí, một ngày nọ vợ và con ông đă không trở lại shelter vào buổi chiều, có lẽ bà vợ chịu không nổi cảnh đọa đầy bên người chồng không có nhà cửa, không có việc làm, phải chuyển từ shelter này qua shelter khác. Từ đó ông trở thành một người không nhà cửa, không gia đ́nh. Anh em ở xa và ông cũng không muốn nhờ vả. Cứ như thế sống một cuộc sống vô vọng, ông nộp đơn xin làm bất cứ việc ǵ để có tiền dù ít để trả tiền share pḥng.
Ông đă dấu đi bằng cấp để xin một chân bồi bàn trong một tiệm phở, tiền vừa đủ cho ông share một căn pḥng và ăn uống. Một hôm ông đang dọn bàn, một ông khách vỗ vai ông reo lên:
- Tuân, ông nhận ra tôi không, Vũ đây.
Vũ là một đồng nghiệp của ông ở sở cũ.
Ông giật ḿnh quay lại, mừng tủi giữa khách hàng và người bồi bàn, nhưng Vũ đă đánh tan sự ngỡ ngàng bằng thái độ vui vẻ.
- Tôi t́m ông mấy tuần nay, hên quá hôm nay gặp ông ở đây. Ông về làm resume gấp, hăng tôi đang làm cần một người có bằng cấp như ông, mai tôi ghé lại lấy resume của ông để đưa cho pḥng tuyển người.
Ông có mơ không? Cấu vào tay ḿnh một cái thật mạnh để biết đây là sự thật tuy rằng kết quả chưa biết ra sao. Khi đang tuyệt vọng trong sự t́m kiếm việc, lời nói của Vũ như một tia nắng trong trời thu.
Sau khi nhờ Vũ nộp bản resume ông hồi hộp chờ đợi, qua bao nhiêu thất vọng, niềm tin của ông gần như lịm tắt.
Cuối cùng th́ ngày ấy cũng đến ông được gọi đi phỏng vấn, và được nhận vào làm.
Cuộc đời lại mở rộng ṿng tay chào đón ông, ông lại được sống lại cuộc đời của một người đi làm việc.
Nhưng mất mát lớn nhất của ông là vợ và con ông, không biết giờ này họ phiêu bạt nơi nào. Ông có ư t́m kiếm và mong vợ trở về để ông được ôm đứa con gái bé bỏng của ông vào ḷng, được hôn lên chiếc má phinh phính của cô bé và được nghe cô bé gọi tiếng "daddy".
Sự t́m kiếm không c̣n hy vọng, ngày tháng qua mau, giờ đây con gái ông đă ở vào tuổi "teen" và chắc đang ở một tiểu bang nào xa xôi.
Một ḿnh trong căn nhà rộng nhưng ông không hề nghĩ đến việc t́m một người đàn bà khác. Ông chỉ sống như một cái bóng, là một thiền sinh Phật tử, ch́m đắm trong sự t́m hiểu Phật pháp. Ông thường chạnh ḷng nghĩ đến những ngày qua để thương cho những người không nhà, biết đâu họ cũng gặp cảnh khổ như ông đă gặp
Đó chính là những lư do khiến tôi thường thấy ông trong những buổi làm thiện nguyện nhất là những buổi giúp cho những người không nhà.
Ông kết luận:
- Hoàn cảnh nào cũng có thể xẩy đến cho ḿnh. Cuộc đời luôn luôn thay đổi, ḿnh sẽ không bao giờ t́m được những ǵ tuyệt đối như ḿnh mong muốn, tôi chỉ biết chấp nhận mọi chuyện đến với ḿnh không than trách hay oán hờn và cố gắng làm những ǵ để phần nào giúp đỡ những người kém may mắn hơn ḿnh mà thôi
Trên trang trực tuyến của CNN vào tháng Tư 2014, có một bản tin kèm theo h́nh ảnh, mang tựa đề “The images tell a story of anguish and forgiveness” (Những h́nh ảnh thuật lại một câu chuyện về ḷng tha thứ và hỷ xả) do hai phóng viên của CNN tường thuật đă gây ra nhiều xúc động.
Bộ ảnh này của một nhiếp ảnh gia của một hăng tin chụp được tại một cuộc xử tử bằng cách treo cổ vừa diễn ra lúc b́nh minh vào vài ngày trước tại thành phố Noor, tỉnh Maznadaran, miền Bắc nước Ba Tư (Iran). H́nh thức trừng phạt này vẫn c̣n được chấp nhận và rất phổ thông ở đây.
Kẻ tử tội tên là Balal. Năm 2007, Balal 19 tuổi, đă dùng một con dao thường sử dụng trong nhà bếp và đâm chết một thanh niên khác mới 17 tuổi, trong một trận ấu đả với nhau ngoài đường phố. Balat bị kết án tử h́nh và sẽ bị xử tử bằng cách treo cổ trước công chúng. Gia đ́nh của nạn nhân nghĩ rằng Balal không thực sự có ư định muốn giết con ḿnh.
Nhiếp ảnh gia kể lại rằng khi tử tội Balal được lôi ra pháp trường, ông thấy bà mẹ của tử tội, đang đứng bám tay vào hàng rào ngăn, đă quỵ xuống và ngồi bẹp trên mặt đất v́ quá đau ḷng khi chứng kiến cảnh đứa con trai sắp bị hành quyết. Nhiếp ảnh gia nói: “Bà ấy dường như đă kiệt sức v́ đau khổ trước thực tế sắp mất con. Cảnh thật thương tâm.”
Tử tội Balal bị bịt mắt và được nhân viên công lực d́u ra, bắt đứng lên trên một chiếc ghế và tṛng sợi dây tḥng lọng vào cổ. Tử thần đă gần kề. Balal hô lớn lời cầu nguyện sau cùng rồi im lặng chờ mạng sống kết liễu khi thi hành án.
Gia đ́nh của nạn nhân bước ra. Bà mẹ nạn nhân, người mất con đă 7 năm trước đó, được cho phép phát biểu cảm tưởng trước đám đông. Bà cho biết bà đă sống một cơn ác mộng kể từ khi đứa con trai của bà bị đâm chết và khó có thể nào tự cho phép để tha thứ cho kẻ sát nhân.
Thế nhưng sau đó, bà đi về phía Balal và xin một chiếc ghế khác nữa để đứng. Bà bước lên ghế cho ngang tầm với tử tội Balal.
Bà vung tay tát ngay vào mặt kẻ đă giết con ḿnh và lớn tiếng tuyên bố “Tha tội!” Đây là cách phạt tượng trưng thay cho tội chết. Sau đó, ông chồng bà cùng với bà đă tháo dây tḥng lọng ra khỏi cổ kẻ tử tội.
Gia đ́nh của Balal vui mừng vội vàng chạy lại ôm chầm lấy họ và cảm ơn họ đă tha mạng cho Balal.
Nhiếp ảnh gia tâm sự: “Tôi không biết làm thế nào mà tôi đă ngăn sự xúc động để chụp được những bức ảnh này. Tôi đoán đó là sức mạnh của chiếc máy ảnh đă khiến tôi phải tập trung. Đó là lư do duy nhất giúp tôi khỏi gục xuống và bật khóc.” * Nhân đọc bản tin nói trên người ta nhớ lại rằng trong Kinh Maha Dhammapala Jataka cho biết có một vị bồ tát trẻ tuổi kia rải tâm từ đồng đều, luôn cả cho người cha tàn ác đă hạ lệnh hành hinh ngài, cho tên đao phủ, cho ngựi mẹ thân ái đang xót xa than khóc và cho chính bản thân từ tốn của ngài.
Bồ tát nghĩ thế này: “Đây là một cơ hội quư báu để ta thực hành tâm Từ. Đứng trước đây là cha ta. Mẹ ta đang khóc thê thảm. Ḱa là đao phủ sẵn sàng hành quyết ta và ta đây là nạn nhân đang đứng ở giữa. Ta phải rải t́nh thương đến đồng đều cho tất cả bốn người. Cầu cho cha ta khỏi phải chịu quả xấu do hành động hung ác này gây ra. Cầu cho cha ta, mẹ ta, tên đao phủ và ta được hạnh phúc an vui, không khổ, không tật bệnh, không oan trái. Nhờ năng lực tâm từ này, mong rằng một ngày kia ta sẽ thành Phật.”
Đức Phật cũng từng khuyên dạy chúng sinh hăy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hăy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu t́nh ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh. Nếu mỗi người tự cố gắng thực hành “tứ vô lượng tâm”, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc v.v… th́ mỗi người sẽ trở thành một công dân lư tưởng trong một thế giới ḥa b́nh, an lạc.
Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có t́nh thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là “từ, bi, hỷ, xả”. Người Phật tử lấy “từ, bi, hỷ, xả” làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Trong quá tŕnh truyền giáo, Đạo Phật chưa bao giờ gây chiến tranh hay đổ máu, thông điệp t́nh thương cứu khổ, giúp đời đă được Đức Phật tuyên thuyết ngay từ thời kỳ sơ khai thành lập giáo đoàn. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là “Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả”.
Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, ḷng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Đức Phật dạy người Phật tử phải tu tập “tứ vô lượng tâm”.
Từ” là ḷng lành giúp ích cho người, ḷng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sinh. Tâm từ là cái ǵ làm cho ḷng êm dịu, là ḷng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ. Tâm từ là ḷng mong mỏi chân thành của người bạn hiền muốn cho bằng hữu ḿnh được an vui hạnh phúc. Ngược lại với tâm từ là ḷng “sân hận”.
Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về t́nh dục, cũng không phải là ḷng tŕu mến vị kỷ, ḷng luyến ái đối với người nào. Tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho t́nh đồng chí, không dành riêng cho t́nh đồng chủng, cũng không dành riêng cho t́nh đồng hương hay đồng đạo. Hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi v́, loài cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và t́nh thương.
Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng răi, trải ra đồng đều đối với chính ḿnh cũng như đối với những người thân cận, dù không quen biết, dù có ác cảm với ḿnh. Người thực hiện từ tâm đến mức độ cùng tột sẽ thấy ḿnh đồng hóa với tất cả chúng sinh, không c̣n sự khác biệt giữa ḿnh và người. Cái gọi là “ta” không c̣n nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.
Khi tâm từ xuất hiện th́ ḷng sân hận, ác ư, thù oán không thể phát sinh. Đức Phật dạy chỉ có tâm từ mới dập tắt được ḷng sân. Không những dập tắt được ḷng sân, tâm từ c̣n diệt được các mầm tư tưởng bất thiện. Nh́n thái độ của loài người đối với hận thù, Đức Phật đưa ra nhận xét là t́nh thương sẽ chinh phục được ḷng sân hận.
Để giảng ḥa một cuộc tranh chấp giữa hai tiểu bang đang giành nhau nước dưới con sông làm ranh giới, Đức Phật dạy (Kinh Pháp Cú):
(Pháp Cú 197) Ở ngay giữa đám nhân sinh Dù người hờn oán, nếu ḿnh thảnh thơi Sống không thù hận cùng người Thật là sung sướng, cuộc đời thơm hương.
Nhưng có ḷng từ ái đối với người khác không có nghĩa là phải quên ḿnh. Lúc Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử từ bốn phương xa gần tấp nập về đảnh lễ Ngài. Chỉ có một thầy Tỳ kheo, thay v́ làm như các vị khác, lại rút về tịnh thất chuyên cần hành thiền. Khi được hỏi về thái độ ấy, thầy trả lời v́ trong ba tháng nữa Đức Phật sẽ nhập diệt nên thầy nghĩ rằng để tỏ ḷng quư trọng Ngài, việc làm tốt đẹp nhất là thành tựu đạo quả A La Hán lúc Ngài c̣n tại tiền.
Đức Phật ngợi khen thầy và nhấn mạnh là “Không nên v́ mục tiêu của người khác mà lăng quên mục tiêu, sự an lành của chính ḿnh. Hăy nhận định rơ ràng mục tiêu của ḿnh và lập tâm thành đạt mục tiêu ấy”:
(Pháp Cú 166) Chớ v́ lợi ích cho người Mà quên lợi ích cho nơi chính ḿnh Mục tiêu giải thoát tử sinh Ai lo lợi ích cho ḿnh chớ quên Quyết tâm đạt được cho bền.
Không nên hiểu lầm là Đức Phật dạy ta nên ích kỷ, chớ có phục vụ kẻ khác một cách vị tha, bất cầu lợi. Trái lại Đức Phật chỉ nhấn mạnh rằng trong khi phục vụ lợi ích cho người cũng đừng quên mục tiêu tự giải thoát cho chính ḿnh. Ḿnh có giác ngộ và giải thoát rồi sau đó đi giúp kẻ khác mới hữu hiệu được hơn.
“Bi” là ḷng thương xót cứu khổ, Tâm bi hay ḷng bác ái có đặc tính làm rung động những tâm hồn trắc ẩn cao thượng trước cảnh khổ của người khác, thương dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sinh. Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Đặc tính của “tâm bi” là ư muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ.
Tâm bi tương tự như t́nh thâm của một bà mẹ hiền thương xót đứa con đang bị bệnh hoạn ngặt nghèo. Bao nhiều tâm trí, lời nói và hành động đều tập trung lại để chuyên chú t́m phương thế làm cho con đỡ đau khổ.
Tâm bi là vị thuốc có thể tiêu trừ bệnh hung bạo, tàn ác. Ḷng của người có tâm bi thật là mềm dịu. Lắm khi người có tâm bi không ngần ngại hy sinh đến cả tính mạng. Chính do nơi tâm bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ kẻ khác, giúp mà không bao giờ mong đền ơn, đáp nghĩa.
Đối tượng của tâm bi là những kẻ nghèo đói, túng thiếu, đau ốm, cô đơn dốt nát, hư hèn và cả những người có đời sống buông lung, phóng đăng tội lỗi. Tâm bi không bị hạn định trong một quốc gia, một tôn giáo, một giai cấp hay một loại chúng sinh nào. T́nh thương mà có giới hạn thời không phải là tâm bi. Tâm bi phải bao trùm tất cả chúng sinh đau khổ, rất bao la và b́nh đẳng.
Như Đức Phật xưa kia đă từng tế độ cho một người phụ nữ lạc bước giang hồ và cho cả một tên sát nhân tàn ác, toan hại Ngài. Về sau, cả hai đều theo Ngài và hoàn toàn đổi tính. Bên trong mỗi người, dù xấu xa thế nào cũng ngầm có những tính tốt. Đôi khi chỉ có lời nói phải, đúng lúc, cũng có thể làm đổi hẳn con người. Như vua A Dục ngày xưa, tàn bạo đến nỗi, người đời bấy giờ gọi là “A Dục, con người tội lỗi”. Thế mà, khi nghe được lời nói phải của một thầy Sa di trẻ tuổi, ông đổi hẳn lại tính t́nh, mạnh tiến trên con đường tự giác và trở thành “A Dục, con người hiền đức”. Ta nên nhận định rằng, tâm bi của Phật giáo không phải là giọt nước mắt nhỏ suông gọi là thương xót. Kẻ thù gián tiếp của tâm bi là “âu sầu, phiền năo”.
Tâm từ và tâm bi thường đi chung với nhau. Trước hết phải dùng tâm bi để trừ giùm đau khổ cho chúng sinh, rồi kế đó dung tâm từ mà cho họ niềm vui. Như thế, cái vui mới được hoàn toàn. Vậy “bi” là nhân mà “từ” là quả. Người sống có tâm từ bi, có t́nh thương th́ mọi hận thù trên thế gian này sẽ tiêu tan.
Một người có hai bà vợ. Một bà có con và một bà không. Bà không con đem ḷng ganh tị, trộn thuốc độc vào thức ăn của bà kia, hại bà kia hai lần hư thai. Đến lần thứ ba, thuốc độc làm cho bà kia đang có mang cùng chết với đứa bé. Bà kia khởi tâm cương quyết báo oán và thực hành ư định. Bà không con bị trả thù, cũng quyết tâm trả thù lại. Thù oán trả qua trả lại, hết bà này đến bà kia, qua lại trong hai kiếp sống liên tục. Tuy nhiên, đến kiếp tái sinh thứ ba, cơ hội đưa đẩy hai bà cùng đến gặp Đức Phật và sau đó nhờ Ngài khuyên giải mà hận thù được chấm dứt:
(Pháp Cú 5) Khắp nơi trong cơi dương gian Hận thù đâu thể xua tan hận thù Chỉ t́nh thương với tâm từ Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm Đó là định luật ngàn năm.
Cô hầu nhỏ của một ông chồng nọ bất chợt đem ḷng ganh tị bà vợ lớn. Một lần cô đem đổ bơ nóng lên đầu bà nhưng bà không giận mà c̣n giải ḷng từ bi đến cô, nguyện rằng ḿnh không sân hận, khiến cho bơ nguội lạnh, bà không bị phỏng.
Về sau, cô hầu nhỏ ăn năn hối hận và xin sám hối. Bà bảo cô phải lên xin sám hối với Đức Phật trước bà mới bằng ḷng quên lỗi. Cô làm theo lời bà và được Đức Phật khuyên rằng “Hăy lấy t́nh thương mà chế ngự tâm sân, lấy chân thật khắc phục giả dối”:
Trên Sân Cỏ Đời Sống - Lm Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
Trong đời sống ai cũng đă sống trải qua những giai đoạn, những biến cố vui buồn, thành công cũng như thất bại.
Những đội tuyển bóng đá tham dự tranh tài World cup 2014 bên Brazil đă và đang sống trải qua những biến cố bất ngờ hân hoan chiến thắng có và thất vọng thua trận phải cuốn gói trở về nhà sớm có.
Những điều đó không phải chỉ là bất ngờ ngoài dự liệu mong muốn, nhưng c̣n có ư nghĩa chứa đựng sứ điệp, lời nhắc bảo cho đời sống nữa. Nhưng không phải lúc nào, và ai cũng đọc hiểu được sứ điệp lời nhắc bảo qua biến cố mà ḿnh đă trải qua. V́ thế mỗi người đọc hiểu biến cố đă sống trải qua cách khác nhau.
Khi sự việc, biến cố xảy ra trong đời sống, có người không hiểu nh́n ra đó là một biến cố, nhưng cho đó là ảo tưởng, là bị làm cho choáng mắt thôi.
Có người không ngần ngại chối bỏ phủ nhận, cho đó là mơ mộng.
Có người qúa sốt sắng, như thành điên loạn, luôn loan báo rộng răi cho mọi người khác điều ḿnh hiểu, và cho đó là sứ điệp quan trọng. Hễ ai chê cười th́ bị nguyền rủa xỉ vả.
Có người thinh lặng suy nghĩ biến cố sự việc đă xảy ra mang ư nghĩa tích cực ǵ cho đời sống ḿnh. Và họ c̣n ghi chép lại thành bài vở như kinh nghiệm qúy báu cho đời sống.
Biến cố bóng đá World Cup 2014 đang diễn ra ở Brazil. Trên sân cỏ trái banh được hai đội tranh giành nhau dẫn lừa đá tung lưới khung thành đội đối thủ đoạt dành chiến thắng cho đội ḿnh.
Hàng trăm triệu người trên khắp thế giới từ hôm 12.06. đến 13.07. 2014 đă và đang chú tâm theo dơi những trận tranh tài biến cố bóng đá World Cup 2014 sôi nổi qua màn ảnh truyền h́nh. Nhưng họ có những cách thế phản ứng khác nhau.
Có người không màng quan tâm tới cho đó là tṛ chơi ảo ảnh vô bổ.
Có người chối bỏ không chấp nhận tṛ chơi đó, cho là mơ mộng điên lọan.
Có người cuồng nhiệt to tiếng ca ngợi đủ mọi cách, hễ ai chê th́ bị chê bai nguyền rủa là người không biết ǵ hết.
Có người b́nh tĩnh hơn, vui vẻ hơn không coi đó chỉ là tṛ chơi môn thể thao. Nhưng hiểu nhận ra cùng rút ra bài học về cung cách sống trong tương quan với người khác trên sân cỏ cuộc đời như t́nh liên đới đồng đội qua cùng chơi cùng làm việc chung, ḷng khiêm nhượng chia xẻ t́nh người với nhau. Thắng thua là chuyện thường t́nh trong đời sống, có lên cũng có xuống, không ai măi măi ở trên đỉnh cao của thành công chiến thắng, cũng như không ai mất tất cả và măi măi bị thất bại.
Bốn thái độ cung cách sống cũng giống tựa như bốn trường hợp trong dụ ngôn Chúa Giêsu nói về người gieo giống tung văi hạt lúa trên nền đất.
Lạc quan hay bi quan ? Hay cần phải có cái nh́n triết lư ?.
Bài nên đọc để hiểu rằng ḿnh chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi th́ đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều ǵ. Ḿnh hăy sẵn sàng khi già không c̣n làm việc nổi th́ vào nursing home như vậy th́ ḿnh sẽ bớt khổ. Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi! Ḿnh cũng c̣n có phúc hơn rất nhiều người là bên này ḿnh được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy th́ chả nên bi quan mà nên chấp nhận những ǵ cuộc đời đă dành sẵn cho ḿnh rồi!.. Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home th́ lại c̣n vui nữa đấy!
Mời quí vị đọc và nhớ để đời hai thân già bớt khổ.....!!!!!
Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9,10 người con, dù là kỹ sư,bác sĩ, họ vẫn khổ v́ con cái bạc bẽo!!!Nói chi quí vị chỉ có 4 hay 5 con!
Chính bản thân tôi đă gặp nhiều cha mẹ khổ v́ sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này ! con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi "share" pḥng hay "get line" sau lưng tôi để xin nhà "low income"... Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời ḿnh bớt khổ v́ chính những đứa con mà ḿnh đă suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời. Tôi đă đọc được 1 bài rất hay : Nếu lỡ sanh con th́ : vui với con khi chúng c̣n nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên người, và khi chúng trưởng thành, có gia đ́nh rồi th́ quên chúng đi để sống. Và đây là điều quan trong : Đừng trông mong chúng báo hiếu, kẻo thất vọng nặng nề...!!!!???(sác h nói nhé) Chính v́ biết rơ điều này nên bản thân tôi, đă 73 xuân xanh, ngày ngày đi pḥng "gym" 3 tiếng để tập thể dục, bơi lội...v́ bà xă đă bịnh rồi, tôi bịnh nữa là chỉ c̣n nước dắt nhau vào "nursing home" thôi??? Thân chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe .
Một bài rất hay, hăy ráng đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua !!!
Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đ́nh, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần c̣n lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ t́m vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với ḿnh, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Được ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho ḿnh một tài khoản nào, ông đồng ư đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.
Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng c̣n có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, ḍ dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngă.
Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đăi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này c̣n có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đă đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.
Những đứa con mua nhà mới có thể đă không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đ́nh đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều pḥng, với ư nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lănh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lư do để tiết kiệm cũng là lư do để cha mẹ chồng phải dọn ra.
Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết ḷng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đă có gia đ́nh riêng của ḿnh, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.
Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:
“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.
Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nḥm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.
Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.
Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.
Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ ḿnh.”
Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ th́ có khác chi!” Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc ǵ đó”, và buồn bă kết luận: “Ở Mỹ này, có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”
Thứ bảy nào cũng vậy, khu phố chợ Việt Nam Bankstown, c̣n được hội đồng thành phố mệnh danh là “Saigon Place” cũng tấp nập đông người, nhứt là sau 10 giờ trở lên, trái hẳn với những ngày trong tuần ai nấy bận đi làm, khu shop chỉ có loe hoe những bà nội trợ lớn tuổi hoặc vài ông cụ vô công rỗi việc, ngồi nhà riết sợ lú lẫn và sinh bệnh nên cực chẳng đă phải ra chợ t́m người tán gẫu hoặc đánh cờ cho khuây khỏa tuổi già thừa thăi cô đơn.
Ai ai cũng đổ xô về đây ăn uống, dạo chợ mua sắm thức ăn dự trử cho những ngày đi làm trong tuần. Kiếm được một chỗ đậu xe phải thật kiên nhẫn, đôi khi phải chờ cả mười phút đồng hồ dù rằng có ba băi đậu xe chung quanh.
Đó là nói lúc không gặp ông parking officer đi ruồng bố th́ c̣n double parking chờ được. Nhưng nếu chẳng may thấy bộ tướng hùng hổ của mấy ổng từ xa đi tới là phải lo dzọt luôn, chớ mà rà rà lại là bị chụp h́nh biên giấy phạt ngay. Thời buổi kinh tế khó khăn, mấy ông “du kích nằm vùng” làm việc hết ḿnh, phạt được nhiều chừng nào th́ tiền c̣m nhiều chừng nấy nên rất hăng hái thi hành nhiệm vụ. Ông Tâm vừa ngừng xe lại, bà Tâm chợt thóang thấy một ông parking officer đang lui cui gạch bánh xe đàng xa, bà nói với ông:
-Thôi em xuống trước, anh chạy vài ṿng đi, có “đặt công” đàng trước ḱa.
Nói rồi bà Tâm mở cửa xe vội vàng bước xuống rồi băng qua đường. Đây là khu chợ huyết mạch của cư dân Việt Nam vùng Bankstown và những vùng phụ cận. Bước vào đây là có thể quên ḿnh đang ở Úc, cứ tiếng Việt mà “phang” tới. Chủ tiệm, khách hàng ṭan là Việt Nam, muốn mua món ǵ cũng t́m ra được dễ dàng, không có chuyện bất đồng ngôn ngữ cho người ḿnh mà trái lại chỉ “trẹo họng” với người… ngọai quốc Úc. Tiếng cười tiếng nói nhoi trời đất. Bà này réo bà nọ. Cô nọ chào chị kia, hỏi thăm, kể chuyện đi làm, chuyện nhà cửa, hụi hè, chuyện con cháu vv... ṭan là tiếng Việt. Có ông t́nh cờ gặp lại bạn già chí cốt, mừng quá không biết diễn tả cách nào hơn là xổ tiếng Đan Mạch (ĐM) làm đầu câu chuyện rất chính hiệu …Việt Nam.
Đang đứng lóng nhóng tính coi mua món ǵ nhẹ nhẹ trước v́ bà Tâm bị đau cột sống không thể xách nhiều th́ bà Liên, một bà bạn làm chung hảng trước kia đến vỗ vai gợi chuyện:
-Sau đi trể vậy cưng, chị mua xong hết rồi, em mới ra tới hả, ổng đâu?
Bà Tâm quay lại tươi cười, không quên câu đầu môi rặt kiểu “tây”:
-Hello chị, chị khỏe hông? Ổng đang chạy ṿng ṿng t́m chỗ đậu, lúc này mấy ông “cô hồn” đi bố quá, không dám đậu lại chờ. Đáng lẽ em đi hồi chín giờ rưởi nhưng vừa định ra cửa th́ con nhỏ em bà con bên Paris phone qua nói chuyện. Tuần nào cũng vậy, nó cứ canh khỏang chín giờ sáng bên này là nó kêu. Tụi em thân nhau lắm, tuần nào vắng tiếng là thấy lo nên nghe nó gọi cũng mừng, thành ra nói qua nói lại cả tiếng đồng hồ, em mà không đ̣i đi chợ là nó c̣n nói thêm nữa. Bữa nay mấy đứa nhỏ của chị có tụ về party parta ǵ không?
- Sao mà không, chạy trời không khỏi, bữa nay con Linh với thằng Huy làm sinh nhật chung, tụi nó đ̣i ăn đủ thứ hết nhưng chị mệt quá, bảo tụi nó kéo nhau ra nhà hàng cho rồi. Nói thiệt với em, nấu mấy chục năm rồi, bây giờ nghe tới làm món ǵ, nội cái prepare không cũng đủ xây xẩm mặt mày. Rồi sau đó c̣n phải nấu phải dọn, ngán bỏ xừ. Tụi nó đ̣i ăn bánh xèo. Mà em biết, món này nhiều công chuyện th́ thôi, nào là phải cắt đầu tôm tép, xắt thịt, rửa giá, hấp đậu, pha nước mắm, rửa rau cải hằm bà lằng, rồi phải đứng “xèo” cho cái đám “tân binh” của chị vừa dâu vừa rể tám miệng ăn. Thôi dẹp, chị nói để lần sau, lúc này nhức ḿnh nhức mẩy quá, đau vai đau đầu gối tùm lum. À, cái lưng của em sao rồi, có đi specialist chưa?
- Book rồi mà chưa tới ngày. Em đau lưng mười mấy hai chục năm rồi. Bây giờ lớn tuổi càng ngày càng đau thêm. V́ vậy em mới tính đi gặp chuyên khoa coi họ nói sao. Bác sĩ gia đ́nh đă bảo đi bơi từ lâu nhưng làm biếng quá đi. Với lại em sợ xuống nước lắm. Hồi nhỏ ông già dẫn ra mé sông chơi, lọt sông một lần sợ tới bây giờ. Nhưng bây giờ trốn không khỏi, không đi bơi chắc có ngày phải ḅ, mà ḅ được cũng c̣n may, sợ nằm đơ luôn một chỗ c̣n khổ hơn chết. Bởi vậy hổm rày em phải rán vùng lên “yêu nước”. Lần đầu con Dung nó chở em đi. Nó bảo má cứ xuống đại đi, có cái phao mà sợ ǵ. Em làm gan bước xuống, hụp nước muốn chết luôn. Tới bây giờ em cũng chưa dám bỏ cái phao ra làm mấy người quen mặt trong hồ bơi ngứa mắt lắm, cứ nhào tới đ̣i dạy em ḥai. Mà có đi bơi th́ thấy cũng hơi đỡ. Thật ra hồi trước tới giờ em không muốn đi là v́ sợ làm phiền ông xă. Em đâu biết lái xe như chị. Đi đâu cũng phải nhờ ổng chở nên cũng ngại. Nhưng bây giờ ổng đưa đi th́ ổng cũng nhảy xuống bơi luôn, như vậy cũng good exercise cho ổng nên rán mỗi tuần đi hai lần.
Bà Liên nói:
- Số em sướng quá, đi đâu cũng có chồng đưa đón. Đi đâu cũng có đôi có cặp. Thấy em đàng trước là thấy ổng lót tót theo sau. C̣n chị cứ lủi thủi một ḿnh chẳng ai đón ai đưa, tự mua tự xách, rồi tự lái tự về. Chị ganh tị với em lắm đó.
Bà Tâm lắc đầu cười:
- Sướng ǵ chị, cứ phải lệ thuộc chồng ḥai, nhiều khi cũng thấy tức ḿnh. Rủi bữa nào ổng bệnh hay kẹt chuyện ǵ th́ coi như cụt gị. Em thấy tốt nhứt là có thể tự túc như chị, muốn đi lúc nào đi, muốn về lúc nào về, khỏi đợi, khỏi phiền ai hết, độc lập tự do mới là khỏe. Nhưng đă nói là số mà, đâu phải ḿnh muốn hay không muốn mà được.
- Em cũng muốn lắm chớ nhưng tại nhát quá hà. Hồi mới qua ổng có dạy sơ cho em nhưng thấy coi bộ em nervous quá ổng không cho học tiếp nữa. Ổng nói lái xe mà không tập trung đầu óc được th́ dễ bị tai nạn nên tốt hơn là đi đâu để ổng chở cho chắc ăn. Như con nhỏ em của em cũng vậy, lúc mới qua cũng học lái xe như người ta, mà khi có bằng th́ không dám lái, đi gần th́ đi bộ, đi xa th́ đi xe lửa. Tới bây giờ là hai chục năm rồi, bằng lái xe của nó bây giờ đă là bằng “gold” mà rất sạch sẽ, spotless, chưa từng cọ quẹt ai bao giờ.
Bà Liên cười trêu:
- Chắc là tại hồi đó em trẻ quá ổng ghen, sợ em biết lái xe rồi xách xe đi một ḿnh nên không muốn em học chớ ǵ?
Bà Tâm phân bua:
- Không phải vậy đâu. Ổng biết tánh em lắm. Em không thích ra ng̣ai, cũng không se sua chưng diện. Lúc nào đi làm th́ đi, c̣n không th́ chỉ lẩn quẩn trong nhà lo gia đ́nh, cuối tuần th́ đi với ổng nên ổng đâu có dịp ghen. Em thuộc lọai indoor plant mà chị.
Bà Liên chắt lưỡi thán phục:
- Em hay thiệt, ở nhà ḥai làm sao chịu nổi. Chị mỗi ngày mỗi đi mà c̣n thấy chán đời nữa huống chi. Không ra ng̣ai được chắc phát điên quá. Thôi tha cho em đó, đi mua đồ đi, chị về trước, trưa rồi. Rán chữa cái lưng đi nghe. Chị thấy em c̣n đi vù vù mà, chắc không đến đổi nào đâu.
Bà Liên đi rồi, bà Tâm đảo mắt nh́n khắp băi đậu. Chưa thấy xe ông Tâm, bà lại rảo bước đi dọc theo mái hiên các tiệm thực phẩm, xem những bà bán hàng rong hôm nay có những mặt hàng ǵ. Đây là những bà nội ngọai đă quá date, con cháu không c̣n nhờ tới nữa nên t́m thú vui trồng trọt làm vườn qua ngày . Vài gốc ớt, năm ba bụi să, hay giàn bí giàn bầu, vài liếp rau thơm, hoặc vài dây đậu. Ăn không hết nên đem ra chợ bán và luôn tiện gặp bạn bè cho vui qua ngày. Trông thấy một trái bầu to tướng dị thường, bà Tâm dừng lại hỏi bà cụ bán hàng:
- Trái bầu to quá, bao nhiêu vậy bác?
Và bà ngồi xuống dùng móng tay bấm nhẹ ng̣ai vỏ. Vỏ bầu dày và quá cứng bấm không thủng. Chung quanh c̣n cả chục dấu móng tay của những khách hàng trước để lại chứng tỏ trái bầu quá già không ai mua.
Bà cụ đáp:
-C̣n trái cuối cùng đó, mua giùm đi cô. Sáu đồng thôi.
Bà Tâm lắc đầu nói:
- Trái bầu này già quá, hột ở trong chắc cứng khô rồi, làm sao ăn được. Với lại nó lớn quá, con xách không nổi, chắc cũng phải hơn bốn kư là ít.
- Thôi năm đồng đó. Mua đi, tôi cũng muốn về rồi. Hồi sáng ra cửa th́ c̣n hăng hái, đẩy một trolley không thấy mệt. Bây giờ nghĩ tới đem nó về thấy ỏai quá đi, muốn bán rẻ cho rồi.
Bà Tâm phân trần:
- Không phải con chê mắc, quá rẻ rồi nhưng v́ xách không nổi và ăn cũng không hết. À, hay là bác chờ một chút đi, con đi coi ông xă đậu xe xong chưa nhờ ổng lại xách giùm. Cũng tội cho bác mắc công mang về .
Nói rồi bà Tâm đi trở lại băi đậu xe, vừa đi bà vừa nghĩ, trái bầu già khằn mua về không biết làm sao ăn. Bây giờ ḿnh đi luôn th́ cũng được nhưng tội nghiệp bà cụ. Ḿnh đă nói với bà chờ ḿnh th́ dù đem về bỏ cũng phải trở lại chớ đâu hứa cuội vậy được. May sao ông Tâm cũng vừa đi về hướng bà, bà chụp ngay ông nói:
- Anh à, em có mua một trái bầu mà nó nặng quá, đi lại xách giùm đi.
Và bà nói luôn một hơi:
- Thật ra em mua là v́ tội nghiệp bà già chớ trái bầu già ngắt ai cũng chê. Thôi kệ đem về rồi tính sau, bất quá th́ bỏ.
Ông Tâm chận lại:
- Í, đừng có bỏ. Anh thích bầu xào lắm, cứ đem về xào, anh ăn cho.
Thế là hai ông bà đi trả tiền cho bà cụ và ông Tâm lănh phần vác trái bầu đem lại xe.
Sau khi chợ búa xong, về nhà bà ́ ạch vật lộn với trái bầu. Ngồi bệt xuống sàn nhà, bà cắt trái bầu ra làm ba khúc, bỏ bớt một khúc thật dài gần cuống, hai phần kia bà bổ làm tư gọt vỏ, vạt bỏ hết hột già rồi rửa sạch, xắt sợi dài.
Đến gần bữa ăn, bà bắc chảo lên bếp, cho phần hành trắng vào phi cho thơm rồi đổ bầu vô xào. Khi bầu chín tới, nêm nếm xong, bà đánh hai cái hột gà đổ vào, đảo đều rồi tắt lửa bỏ hành lá vô. Thế là trên bàn ăn chiều đó có một thố bầu xào trông thật bắt mắt, những sợi bầu trăng trắng lẫn trong màu vàng của trứng và màu xanh ngăn ngắt của lá hành làm ông Tâm chỉ muốn lùa vội hai chén cơm.
-Với tài nấu ăn khéo léo của em th́ già cũng thành non thôi. Hồi năy có xúc riêng cho con Dung một hộp không? Con nhỏ cũng thích món này lắm.
Bà Tâm ngúyt ông một cái thật dài:
- Anh chỉ biết lo cho con gái anh thôi. Nấu cái ǵ cũng chỉ nghĩ tới nó trước. Tưởng đâu gả con rồi là khỏe, ai dè bây giờ nó kéo theo thằng chồng nó về đây ăn mỗi ngày, rồi thêm hai thằng cháu nữa. Một thành ra bốn, mệt thiệt. Ngày nào cũng nấu ba bốn món, không biết chừng nào mới hết cái “đại hạn” này. Bữa nay may phước là tụi nó đi birthday bạn nó, chớ không thôi th́ cũng đ̣i gỏi cuốn, chả gị, nem nướng rồi chớ dễ ǵ tha cho bà già này.
Ông Tâm vỗ về:
- Thôi mà, than thở làm ǵ. Có con cháu về là có phước rồi. Có nhiều người sống thui thủi một ḿnh, kiếm một người căi lộn không ra. Ḿnh c̣n sức, lo cho tụi nó được ngày nào th́ vui ngày nấy. Không có tụi nó th́ ḿnh đâu có chuyện ǵ để làm. Ngồi ngó nhau thấy mặt nào mặt nấy xếp lớp, nhăn như bulldog phát năn, nói qua nói lại một hồi thế nào cũng có khẩu chiến, cắn đắng nhau mất ḥa khí trong gia đ́nh. Như hôm nay, em thấy bà già bán bầu không? Chắc con cháu bà đă tự túc được, không cần đến bà nữa, ở nhà th́ buồn nên bà ra chợ vừa bán vừa mua vui. Bà bác đó bữa nay cũng may mắn gặp được em, em hay mủi ḷng làm phước nên mới bán được trái bầu già ngắt. Bà già mừng mà em c̣n vui hơn bả nữa phải không? Đối với người dưng, ḿnh c̣n như vậy nói chi con cháu ḿnh. Rồi đây vài năm nữa tụi nó lớn hết không cần ḿnh, chừng đó lại than thất nghiệp. Bởi vậy anh cũng muốn cho vợ chồng thằng em của em về ăn thường xuyên cho vui nhà vui cửa. Có tụi nó qua ăn, phải làm thêm nhiều th́ cũng mệt thiệt nhưng mà không có th́ nhà cửa hiu quạnh quá cũng buồn. Với lại thằng em nó theo ḿnh mấy chục năm nay. Nó quen ăn đồ của em nấu rồi mà bây giờ không cho nó ăn nữa cũng tội nghiệp.
Bà Tâm thở ra:
- Mệt quá th́ nói cho hả hơi chớ anh thương con, em không thương à? Nhứt là hai thằng cháu, hôm nay không có bọn nó thấy thiếu thiếu làm sao, nhớ tụi nó ghê đi. Có th́ căng thẳng đầu óc thiếu điều đứt gân máu mà không có th́ buồn. Bởi vậy cái t́nh thương của con người không biết phải diễn tả làm sao cho đúng nghĩa, cho thỏa ḷng. Bỏ th́ thương, vương th́ tội phải không anh?
- Cũng may là ḿnh chỉ có một đứa con chớ mà nhiều hơn nữa chắc lo không nổi.
Bà Tâm cười cười, ư nhị nói:
- Chưa chắc à. Chuyện ǵ mà đă đặt t́nh thương vào đó rồi th́ dù nhọc nhằn cách mấy cũng vượt qua được thôi. Trái tim chỉ bằng có nắm tay nhưng có bao nhiêu t́nh nó chứa cũng hết. Có người nô lệ đồng tiền, có người nô lệ t́nh cảm. V́ t́nh th́ chuyện ǵ dù khó khăn đến đâu người ta cũng rán hy sinh cho được mặc dù đôi khi biết là mù quáng. Bởi v́ t́nh là một cái ǵ trừu tượng phát xuất tự nhiên từ cơi ḷng, không ai có thể giải thích được tại sao, cũng không ai có thể băt nó đến hoặc muốn đuổi đi là đuổi được.
Trên trời mấy triệu v́ sao
Nhân gian dưới thế có bao nhiêu t́nh
Đố ai chẳng lụy v́ t́nh
Ân t́nh, nhân nghĩa, thâm t́nh, t́nh yêu
Không t́nh hụt hẫng cô liêu
Mấy ai hạnh phúc quạnh hiu cơi ḷng
T́nh là quà tặng cho không
Chẳng màng đáp lại mà ḷng thỏa thê
T́nh là bến lú sông mê
Khiến người ch́m đắm mải mê quên về
Dẫu rằng t́nh khổ trăm bề
Vẫn mong t́nh măi cận kề trong tim
- Đối với bà lăo bán bầu bí th́ là t́nh người. Đối với cha mẹ, con cháu, em út là cốt nhục t́nh thâm. C̣n ân nghĩa cũng là một thứ t́nh…
Ông Tâm chận lại:
- Thôi đủ rồi, đúng băng tần của em rồi nói ḥai không hết. Lo ăn cơm đi rồi dọn dẹp lẹ lên. Bữa nay không có tụi nhỏ qua, ḿnh sớm được một bữa. Đi tắm xong ra coi phim. Thằng rể nó đưa cho mấy cái phim action mà hai ba tuần rồi chưa có giờ coi đây nè. Cũng lạ thiệt, con người t́nh cảm mà lại thích coi phim đấm đá! Thiệt là hết ư!
Đức Phật Giúp Được Ǵ Cho Nỗi Đau Khổ Này - Thích Nguyên Hiền
Một cậu sinh viên đă lấy ḷng tôi bằng một câu nói của Albert Einstein mà cậu ấy đă thuộc làu để mở đầu cho một cuộc đối thoại bên tách trà: “Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu, vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học.
Tôn giáo ấy vừa phải bao quát phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ư thức đạo lư, phát xuất từ kinh nghiệm trọng thể gồm mọi phương diện trên, trong cái nhất thể đầy ư nghĩa. Chỉ có đạo Phật đáp ứng đủ điều kiện đó.
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được mọi nhu cầu của khoa học hiện đại th́ đó là Phật giáo.
Phật giáo không cần xét lại quan điểm của ḿnh để cập nhật hóa những khám phá mới của khoa học.
Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của ḿnh để theo khoa học v́ Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.”
Cậu sinh viên ấy bảo đă đọc câu này trên rất nhiều chùa, và cái tên Albert Einstein đă đủ đảm bảo cho câu nói trên là chuẩn không cần chỉnh. Có điều nó có vẻ vĩ mô, có vẻ triết lư, có vẻ h́nh như thượng – theo cách dùng chữ của cậu – Vấn đề là sự ra đời của Đức Phật, giáo lư nhà Phật giúp ǵ được nỗi đau khổ của con trong hiện tại? Một câu hỏi hay, thực tế, cái mà cậu sinh viên cần, mọi người cần.
Tôi hỏi lại: Thế nỗi đau khổ của bạn là ǵ?
Cậu ấy đáp. Th́ nói chung tất cả những khổ đau trong đời sống, tiền tài danh vọng, biết bao nhiêu thứ.
Tôi đáp: Bạn không thực tế. Ḿnh không thực tế mà đ̣i hỏi người khác thực tế là vô lư. Tiền bạc không có đau khổ, t́nh cảm không có đau khổ, danh vọng không có đau khổ, chỉ có bạn đau khổ. Thế th́ đâu là nỗi đau khổ của bạn? Hăy nói cho tôi nghe. Nếu bạn biết nỗi đau khổ của bạn, Đức Phật sẽ giúp bạn bớt khổ, thậm chí hết khổ. Bạn chỉ ra đi!
Và thế là, bao nhiêu những khúc mắt trong ḷng được dịp dàn trải, chúng tôi được ngắm nh́n Đức Phật trong một tương quan gần gũi hơn, thân thiện hơn.
Cậu sinh viên nói rằng gia đ́nh ḿnh theo đạo Phật. Cậu theo mẹ đi chùa từ nhỏ, cậu biết lạy Phật, niệm Phật, cầu nguyện măi, nhưng cứ gặp toàn những chuyện bất trắc trong đời sống, công việc, t́nh yêu. Mọi thứ cứ dằn vặt cậu. Những lúc đau khổ ấy, Phật chẳng giúp được ǵ cậu cả.
“Con người là chủ nhân những nghiệp mệnh của ḿnh và là kẻ thừa tự tất cả những nghiệp dĩ mà ḿnh gây tạo”. Bạn phải biết rằng, chỉ cần hiểu được như thế, hiểu đúng như thế, nhân loại này đă bớt khổ đi rất nhiều rồi. Trước khi Đức Phật ra đời, cả nhân loại đem sinh mệnh của ḿnh giao phó cho thần linh. Đến thế kỷ 21 này vẫn c̣n đến hai phần ba nhân loại vẫn c̣n nô lệ bởi thần linh. Khi họ hạnh phúc, họ nghĩ rằng do Chúa ban. Khi họ khổ đau, họ nghĩ rằng do Chúa trừng phạt. Bởi vậy họ x́ xụp quỳ lạy van xin, cầu nguyện nơi chúa của họ. Mỗi tôn giáo đều có một God của họ, và cứ thế, họ không nỗ lực chuyển hóa nghiệp dĩ của ḿnh mà để mọi sự cho Chúa định đoạt, rồi khi đau khổ, họ than thân trách phận, đổ thừa cho hoàn cảnh ngoại tại, rồi để cho những hạt giống đau khổ nảy mầm tràn lan, cái khổ này chồng lên cái khổ khác, triền miên bất tận. Đức Phật đă chỉ dạy rất cặn kẽ phương thức để chuyển hóa những hạt giống khổ đau, bằng rất nhiều phương tiện, nhiều pháp môn, nhưng v́ không thấy được giá trị thực tế đó của đạo Phật nên họ cho rằng đạo Phật không thực tế. Kỳ thực, trên phương diện này, đạo Phật vô cùng thực tế và nhân bản.
Cậu sinh viên lư luận: Mấy năm trước có nạn dịch cúm gia cầm H5N1. Thủ tướng ra lệnh đốt sống hết hàng triệu con gia cầm. Xin hỏi: Nếu đốt hàng triệu con gia cầm ấy th́ phạm tội sát sanh, nhưng nếu không hủy số gia cầm ấy th́ dịch bệnh lây lan, làm chết người. Đức Phật giải quyết vần đề này như thế nào?
Tôi gặn lại: Đó có phải là nỗi đau khổ của bạn hay không?
Cậu sinh viên đáp: Không phải là nỗi đau khổ của con, nhưng đó là một thực tế đă diễn ra ngay trong đời sống này.
Tôi đáp: Không thực tế. Nếu có một con chó điên đang vồ lấy bạn. Vấn đề bây giờ bạn phải giết con chó điên ấy, nếu không nó sẽ cắn bạn chết, c̣n nếu giết nó th́ bạn phạm tội sát sanh, bây giờ phải làm sao, đó mới là vấn đề của bạn. Nhưng thực tế trước mắt bạn cũng không có con chó điên nào. Thế th́ vấn đề bạn đưa ra cũng chỉ là giả định, không thực tế. Bạn cứ đặt ra những giả thiết lẩn quẩn trong lư luận. C̣n nỗi khổ của bạn th́ bạn không quan tâm, đó là cách học Phật không thực tế.
Cậu sinh viên đáp: “Thực ra chuyện gia cầm chính là vấn đề của con. Con là người được giao thiêu hủy số gia cầm ấy. Đạo Phật giải quyết vấn đề này như thế nào? ”.
Tôi đáp: Đức Phật chưa bao giờ nhận ḿnh là Đấng cứu thế. Ai nhận ḿnh là Đấng cứu thế th́ hăy nhờ họ giải quyết việc ấy đi. Ai bảo con người sản sinh ra hàng triệu con gia cầm ấy, rồi bây giờ khổ, bảo Phật giải quyết vấn đề ấy là như thế nào? Phật chỉ dạy cho con người nguyên nhân của khổ. “Đừng mất thời giờ đi sửa lại cho thẳng cái bóng của một cây cong”. Cái cây đă cong rồi th́ bây giờ sửa măi cái bóng cây cho thẳng cũng chẳng ích ǵ. Nguyên nhân nỗi đau khổ này là ǵ? Đó là những phiền năo căn bản như Tham sân si. Nếu bạn đau khổ, hăy nổ lực chuyển hóa những hạt giống phiền năo trong bạn. Bạn hăy thử làm thử đi.
Cậu sinh viên hỏi: Tham sân si là nhân, nỗi đau khổ là quả. Nhân thuộc về quá khứ, quả là hiện tại. Làm sao chạy về quá khứ để điều khiển cái nhân?
Nếu không điều khiển được quá khứ th́ hăy chuyển hóa nó trong hiện tại. Hiện tại bạn có tham sân si không? Có không nào? Tất cả những tham vọng, những cơn nổi nóng bất chợt, những sai lầm đáng tiếc, nó chính là những di chứng của quá khứ c̣n in hằn lên bộ mặt đời sống hiện tại của bạn. Nếu ngay nơi đó bạn chuyển hóa nó, th́ nỗi khổ của bạn sẽ vơi đi, điều kỳ diệu là nỗi khổ hiện tại của bạn cũng vơi đi cho đến hết hằn.
Thế th́ đâu cần lạy Phật, niệm Phật?
Cần! nếu bạn có một phương cách nào đó có thể dứt được phiền năo, đúng là không cần niệm Phật. C̣n nếu không có th́ tôi chỉ cho bạn phương cách chuyển hóa phiền năo hay nhất, đó là niệm Phật. Khi tâm niệm Phật th́ sẽ không niệm những thứ khác, tham sân si không có cơ hội hoạt dụng.
Nếu đúng như thế th́ con có thể niệm một thứ khác, như niệm tên người con yêu chẳng hạn, vẫn có thể quên được tham sân si. V́ tên của nàng có vẻ thân thiết với con hơn, dễ nhất tâm hơn?
Bạn đúng, nếu bạn làm được như vậy: Tôi e rằng bạn chỉ lư luận: Khi bạn niệm “danh hiệu” của nàng, sẽ có nhiều thứ khác nhảy vào xen giữa “danh hiệu”, như ái dục, chấp giữ, hạt giống tham sân si sẽ trỗi dậy nhiều hơn. Bạn cứ làm thử đi.
Cậu sinh viên ra vẻ gật gù. Rồi hỏi tiếp:
Vậy th́ nếu con không niệm Phật mà niệm Chúa th́ con cũng có thể có được sự thanh tịnh này?
Chính xác! Nhưng bạn là một Phật tử. Vấn đề là giáo lư của Thiên Chúa là giáo lư cứu rỗi. Bạn niệm Chúa bạn sẽ có cảm giác được cứu rỗi. Nhưng Chúa không cứu được bạn. Phật cũng không cứu được bạn. Chỉ có bạn mới làm cho ḿnh khổ đau hay hạnh phúc mà thôi. Chúa ḷng lành. Phật từ bi. Chúa bác ái, Phật vô ngă vị tha. Bạn biết không? Vô ngă chính là cốt tủy của Đạo Phật. Bạn niệm Chúa, có thể bạn được cứu rỗi. Nhưng cái ngă tưởng, ngă chấp của ḿnh ngày một lớn lên. Đó chính là cái ngă khác, lớn hơn gấp nhiều lần. Giáo lư dẫn đường cho phương pháp tu tập. Nếu bạn niệm Phật, điều kỳ diệu là ngă tướng sẽ dần vơi đi. Bạn sẽ thấy ḿnh chẳng là ǵ, từ đó bạn nhận ra phiền năo, vọng tưởng cũng không thật. Biết vọng tưởng không thật là ĺa vọng tưởng. Kinh đă dạy như vậy!
Nhưng đức Phật đă ra đời hơn 2500 năm rồi, nhân loại vẫn khổ đau đấy thôi!
Đơn giản v́ nhân loại không thực hành lời Phật dạy. Nhân loại chạy theo những đức tin khác một cách cuồng tín, mù quáng. Ai thực hành lời Phật dạy sẽ t́m được sự an lạc. Phật giáo tồn tại đến ngày nay là nhờ những sở chứng của họ đấy!
Hiện nay có biết bao nhiêu người ngày đêm niệm Phật, sao con thấy họ vẫn khổ đấy thôi?
Nếu họ thực sự niệm Phật th́ họ sẽ không khổ. Phần đông bây giờ họ không niệm Phật. Họ chỉ nghĩ về một cảnh giới đằng sau kiếp người này, họ chạy trốn nỗi đau khổ này, chứ họ không niệm Phật. Chính họ đă làm cho nhiều người ngộ nhận rằng đạo Phật là một tôn giáo tiêu cực, úp mặt quay lưng với đời, nhắm mắt bịt tai với cuộc đời, chạy trốn cuộc đời. Hơn bao giờ hết, Đạo Phật cần thiết cho cuộc đời nếu mọi người hiểu đúng những giá trị b́nh đẳng, tự do, từ bi hỷ xả vô ngă vị tha mà đức Phật đă chỉ dạy một cách thực tiễn và vô cùng linh hoạt.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.