Nhớ 'một câu nhịn chín câu lành', người Việt sẽ không hung dữ
Hơn nhau không phải ở nắm đấm mà là ở khả năng học tập, làm việc, chia sẻ, thương yêu, tử tế với ḿnh, với người trong mối quan hệ với cuộc sống xung quanh!
Hạ cẳng tay, thượng cẳng chân sau khi va chạm giao thông - Ảnh do bạn đọc cung cấp
Cách đây mấy bữa, trên đường đi làm về, tôi thấy một đám đông ở Hàng Xanh (Q.B́nh Thạnh, TP.HCM), nghĩ là có kẹt xe. Tới gần mới phát hiện là vừa có vụ va quẹt và hai tài xế đang căi nhau, người đi đường ngang qua ai cũng lắc đầu.
Chuyện va quẹt trên phố đông như Sài G̣n giờ tan tầm là chuyện cơm bữa, nếu cảm thông và chia sẻ được th́ có lẽ người ta sẽ nhẹ nhàng cho qua, tôi nghĩ vậy!
Môi trường nhiều mầm mống bạo lực
Thường người ta sẽ nổi nóng khi gặp một chuyện bất như ư nào đó, như vừa bị sếp la, ra cổng cơ quan bảo vệ đùa một câu, liền sân si. Nỗi buồn, sự bực bội là thứ năng lượng chi phối hành xử khiến người ta không thể kiềm chế được cơn tức dâng lên, lây sang người khác.
V́ vậy, có người dễ nổi nóng đă cảnh báo: "Thấy tôi ‘khó ở’ là tránh xa xa giùm, không ăn mắng ráng chịu". Theo đó, người nóng lâu ngày họ cũng biết tính khí của ḿnh nên có "chống chỉ định" chuyện nói đùa, tiếp xúc lúc họ đang không vui, căng thẳng. Thực ra, khi quá mệt mỏi, phiền muộn trong ḷng, ta không c̣n giữ được ḿnh.
Có người bạn của tôi b́nh thường hiền queo, ai nói ǵ cũng cười. Bỗng một ngày, tôi hỏi "sao buồn dữ rứa?" lại bị bạn nạt cho một câu nghe chưng hửng. Trời, bạn ḿnh đây sao? Mới đầu tôi phản ứng vậy, nhưng chợt dừng lại v́ nhớ ra, đây không phải là bản chất của bạn. Có thể bạn đang có một nỗi niềm, áp lực từ cuộc sống, gia đ́nh, t́nh yêu hoặc bản thân đang trải qua bệnh tật, sự cố…
Ai cũng có lúc nóng giận, nếu ḿnh hiểu th́ sẽ không khiến ngọn lửa trong họ cháy phừng. Tôi im lặng và không bỏ mặc, cuối cùng cũng nghe được thổ lộ từ bạn. Bạn bị nhiều áp lực trong công việc: sếp chèn ép, đồng nghiệp t́m cách chơi khăm, lương không cao, phải chật vật trang trải cuộc sống…
Tất nhiên, nhiều người khó khăn hơn nhưng họ không nổi nóng. Đó là tính cách và sức chịu đựng của từng người. Sự nóng tính là một thói quen được huấn tập hằng ngày theo nguyên lư:
"Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận".
V́ thế, các chuyên gia tâm lư khi chia sẻ với tôi về thói vũ phu của chồng vẫn thường lưu ư, có thể anh ấy từng bị bạo hành lúc nhỏ, từng sống gần những gia đ́nh lớn tiếng, ồn ào đánh căi nhau như cơm bữa.
Sự tác động của cuộc sống xung quanh lên tính cách con người theo hướng đó được ông bà xưa đúc kết rằng "gần mực th́ đen". Cái đen đó cần có thời gian thanh lọc để dần trắng, nhưng nếu vẫn tiếp tục nuôi dưỡng trong môi trường đen hơn th́ sẽ đen đậm hơn.
Ngày nay các văn hóa phẩm mang tính bạo lực vẫn đầy rẫy trên mạng và tồn tại trong cuộc sống, giải trí của nhiều người: từ game online đến phim ảnh. Thường ngày tiếp xúc với sự đánh đấm, máu me trong các "thức ăn tinh thần" đó khiến năo quen với những "mùi vị" của bạo lực, từ đó hành xử theo.
Những kẻ "giang hồ mạng" được ngưỡng mộ và thu tiền trăm triệu cũng chính là một "h́nh tượng" khiến người ta thay đổi suy nghĩ: cần ǵ học hành, tử tế, chỉ cần có "số má" là có thể lên đời.
Môi trường bên ngoài đă vậy, trong nhà trường, gia đ́nh cũng đầy mầm mống bạo lực, tránh sao người trẻ không hoang mang và hành xử theo cách tương tự. Đây mới là điều đáng lo, và người lớn muốn thay đổi không khí bạo lực lan tràn th́ chính bản thân phải nỗ lực để ứng xử nhẹ nhàng với nhau trước.
Nhẫn để yêu thương
Không thể có kết cục tốt với những người nóng nảy. Nhân vật Trương Phi trong Tam Quốc Chí là h́nh mẫu của nóng tính dẫn đến hư sự và mang họa sát thân. Ai cũng nóng nảy trong hành xử th́ chiến tranh sẽ nổ ra, thương vong là tất yếu.
Một câu nói đùa cũng thành chuyện lớn v́ con người ta quá nóng, quá hung dữ; đi nhậu lo hát karaoke cũng bị đánh chết th́… ôi thôi, cuộc sống quá kinh khủng. Pháp luật cần nghiêm minh để trừng trị việc vô cớ đánh, giết người nhưng đó là xử lư phần ngọn, c̣n cái gốc vẫn là giáo dục.
Làm sao để con người có thể chậm lại để phân tích kỹ hơn từng câu nói, từng biểu hiện của người khác, trong đó có thân nhân, bạn bè ḿnh để không chụp mũ rồi hành xử như người điên, người say?
Sống thiền hay b́nh tĩnh sống, sống chậm, sống có chánh niệm… là những cách sống theo tinh thần "nhẫn để yêu thương". Đầu tiên là thương ḿnh. Một người chỉ được người khác tin tưởng, nể trọng và giao việc khi có sự chín chắn, điềm tĩnh trong xử lư. Như vậy, người sống có lư trí, điềm tĩnh chính là cách sống lợi lạc tự thân.
C̣n cái lợi cho người xung quanh, nhất là người thân - thương th́ cũng dễ dàng để thấy. Con cái sẽ học được nhiều điều hay ho từ bố mẹ có cách sống nhẹ nhàng, t́nh cảm. Đó mới là gia tài quư giá để lại cho con.
Hành xử nóng tính dẫn tới hư việc, hại người th́ ṿng lao lư chờ ḿnh là chắc chắn. Một khi đă gây ra sự cố mới hối th́ đâu c̣n kịp. Nhiều người b́nh luận thiếu niên 16 tuổi rút dao đâm chết người nhắc ḿnh chuyện chạy xe chính là "anh hùng rơm", chứng tỏ với bạn gái nhưng rồi được ǵ sau lần ra tay đó? Tù tội và có thể mất luôn bạn gái.
Ai đợi và ai chấp nhận một người giết người làm người yêu, người chồng, người cha tương lai?
Thực ra, sân si - ai cũng có. Cái chính là cách quản lư năng lương tiêu cực đó để những năng lượng tích cực phát triển. Để làm được điều đó, phải xây dựng lối sống nhân văn từ chính mỗi gia đ́nh, người lớn dạy trẻ nhẫn nhịn để an lành như ông bà ḿnh nhắc "một câu nhịn chín câu lành".
Mẹ viết thư này để con đọc. Sáng nay ở trường về, đi trước mẹ mấy bước, con đă đi ngang qua một người đàn bà đáng thương đang bế trên tay một đứa bé xanh xao và ốm yếu. Người ấy xin con tiền. Con nh́n sững bà ta và con không cho ǵ hết dù mẹ biết con đang có tiền trong túi.
Nghe mẹ bảo con ạ, đừng quen thói dửng dưng đi qua trước những người nghèo khổ đang ngửa tay xin ḿnh giúp đỡ và nhất là trước một người mẹ xin một đồng cho con của ḿnh. Con hăy nghĩ rằng có thể đứa bé ấy đang đói, hăy nghĩ đến nỗi khắc khoải của người đàn bà đáng thương.
Hăy nghe lời mẹ dạy con ạ. Thỉnh thoảng con phải biết chia sẻ một đồng tiền từ túi của con để đặt nó vào ḷng bàn tay của một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có cha mẹ.
Con ơi, người nghèo khổ thích được trẻ con giúp đỡ, v́ như vậy, ít tủi nhục hơn. Con có để ư thấy lúc nào cũng có những người nghèo khổ quanh quất gần nơi trường học hay một ngôi thánh đường không ?
Sự giúp đỡ của một người lớn là một hành vi từ thiện, nhiều khi là một việc bố thí cho yên ổn lương tâm, nhưng đối với một đứa trẻ th́ đó vừa là một việc bác ái, lại vừa là một lời an ủi cảm thông thật đơn sơ, mẹ nói vậy, con có hiểu không? Nói cách khác, cũng là một đồng tiền từ tay đứa bé trao tặng th́ đó c̣n là một đóa hoa nữa...
Con hăy nghĩ rằng: con chẳng thiếu thốn chi hết, c̣n người nghèo th́ thiếu thốn mọi thứ. Trong lúc con ước mong được sung sướng th́ họ chỉ cần cầu xin cho khỏi chết đói. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu ngôi nhà giàu có, giữa bao nhiêu trẻ em ăn mặc đẹp lại có những người đàn bà và trẻ em không có ǵ để ăn cả...
Con hăy suy nghĩ đi, và đừng bao giờ con hành động như buổi sáng hôm nay nữa con nhé...
Trích NHỮNG TẤM L̉NG CAO CẢ, của EDMONDO DE AMICIS.
Tuổi thơ đen tối cùng cực không thấy bóng tương lai !
Không phải là con là cháu ḿnh nhưng xem những h́nh ảnh này, có ai không khỏi đau xót, thương cho những mảnh đời bất hạnh đau thương, muốn ôm tất cả vào ḷng nhưng ṿng tay một người không đủ lớn !
Mời xem và nếu có cơ hội xin ai đó góp một ṿng tay cho tuổi thơ khốn cùng hoặc cho những ai kêu gọi ḷng bác ái.
Khi bạn đạp xe lên một con dốc con, mồ hôi chảy ướt áo và bàn chân tưởng như mỏi nhừ th́ bạn sẽ được tận hưởng sự tuyệt vời khi chiếc xe lăn nhanh xuống con dốc phía trước, những giọt mồ hôi bốc hơi, để lại cảm giác mát lạnh khiến bạn quên nhanh tất cả mệt mỏi...
Cuộc sống cũng giống như một con đường rất dài. Dù có đang chạy trên những đoạn bằng phẳng, người ta vẫn không bao giờ quên sẽ có lúc phải đối diện với việc lên dốc và cả xuống dốc. Một người bạn đă nói với tôi điều giản dị ấy khi cùng một lúc, cô bạn phải đối diện thất bại, cả trong t́nh yêu lẫn trong công việc ở công ty. Điều làm tôi nể phục cô bạn ấy là sự can đảm. Cô ấy không khóc, không oán trách, cũng không lặng lẽ suy sụp. Bởi lẽ bạn tôi biết tự thu xếp, đặt những nỗi buồn sang một bên, dành sức lực để tiếp tục "vượt dốc".
Rất nhiều khi trong nhịp sống gấp gáp này, nỗi mệt mỏi, sự chán chường, cảm giác thất vọng đă vắt kiệt sức lực; lấy đi niềm lạc quan. Bạn muốn buông xuôi tất cả. Nhưng nếu bạn dừng lại và quay nh́n trở về điểm xuất phát, bạn sẽ biết cái cảm giác tuyệt vời khi nh́n những ǵ ta đă vượt qua. Có thời điểm bạn nhận ra ḿnh đang đứng trên đỉnh dốc. Hít thật sâu và nh́n kỹ về phía trước, bạn không cần phải hét lên sung sướng. Và khi ấy, điều bạn tự nhắc ḿnh sẽ là t́m thêm những đỉnh cao mới, không cho phép ḿnh thả dốc quá nhanh.
Cuộc sống của chúng ta giống như những chuyến đi bởi lẽ, ta luôn có nhiều những lựa chọn nhưng không nên mất quá nhiều thời gian để t́m được kết quả ḿnh muốn. Khi thật sự ră rời thân thể, bạn hăy dừng lại ven đường nghỉ ngơi đôi chút. Dừng lại và bước đi đúng là cách phục hồi năng lực nhanh chóng nhất.
Lên dốc tuy chậm chạp, mệt mỏi thật nhưng phải thừa nhận mức độ an toàn cao hơn khi bạn thả dốc. Cảm giác của việc lao nhanh và phía trước tuyệt vời thật, nhưng biết đâu vực thẳm đâu đó mà bạn không kịp nh́n thấy, và biết đâu chiếc xe đă bị đứt thắng phanh. Có hàng trăm trở ngại, và bạn không bao giờ được tự măn...
Cuộc sống cũng giống một con đường, khi bạn đang bước trên những khổ đau th́ đó là lúc bạn buộc phải "lên dốc" trong hành tŕnh của đời ḿnh. Dĩ nhiên, lúc tận hưởng cảm giác hạnh phúc th́ không phải bất hạnh sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Cuộc đời vốn là một chuyến đi, cái bạn cần là "để dành" sức lực và cảm hứng cho những chặng đường kế tiếp
- Cuộc đời con người, có ai chẳng ít nhất phải một lần đóng kịch. Thánh nhân cũng không là ngoại lệ.
- Thánh nhân đóng kịch như thế nào?
- Khổng Tử chán chính sự nước Tề, muốn bỏ đi ngay. Thế là cơm không kịp nấu, phải bê nguyên cả nồi gạo mới vo mà chạy. Chạy ra khỏi địa giới nước Tề rồi, mới ngoảnh lại bảo học tṛ rằng: “đi chậm thôi, để c̣n ra dáng những người bị buộc phải xa tổ quốc…”. Đấy không những là một vở kịch, mà c̣n là vở kịch hay nhất cổ kim.
- Thánh nhân có nói sai không?
- Có ai cả đời toàn nói đúng bao giờ. Nhiều ít thế nào cũng có lúc nói sai. Thánh nhân cũng không là ngoại lệ.
- Thánh nhân nói sai như thế nào?
- Thuở thiên hạ loạn lạc, dân chúng lầm than, ḷng người ly tán. Vua nước Lương hỏi Mạnh Tử: “ai là kẻ thống nhất được thiên hạ?”. Mạnh Tử nói: “kẻ nào không ham giết người th́ kẻ đó thống nhất được thiên hạ.” Về sau, Tần Thuỷ Hoàng, kẻ thống nhất thiên hạ ấy lại là kẻ thích giết người, giết người như ngoé.
- Thánh nhân có tranh giành không?
- Đời là một cuộc tranh giành vĩ đại. Có ai không hề tranh giành mà tồn tại được bao giờ. Thánh nhân cũng không là ngoại lệ.
- Thánh nhân tranh giành như thế nào?
- Khổng Tử làm quan nước Lỗ. Mỗi khi đi săn, có tục là mọi người tranh nhau những con thú săn được. Những lần như thế, Khổng Tử cũng phải lao vào cuộc tranh giành. Nếu không, chẳng nhẽ về tay trắng, lấy đâu ra thịt để cúng tế. Mà không cúng tế, phỏng có c̣n là Khổng Tử nữa chăng?
- Thánh nhân có bị làm nhục không?
- Có.
- Ai làm nhục được thánh nhân?
- Dân chúng tôn thánh nhân làm thầy, v́ thế không làm nhục thánh nhân. Chỉ bậc vua chúa mới có cái thú làm nhục thánh nhân mà thôi.
- Làm nhục như thế nào?
- Vua nước Lỗ ban thịt chín cho Tử Tư. Mỗi lần ban, Tử Tư phải lạy hai lạy trước khi nhận thịt. Một lần, hai lần, rồi ba lần… Lạy măi cũng chán. Tử Tư bèn dắt sứ giả (người mang thịt) ra ngoài thành, quay mặt về phía bắc lạy hai lạy mà bảo rằng: “bây giờ ta mới biết vua Lỗ nuôi ta như nuôi chó ngựa.” Rồi trả thịt lại, từ đó quyết không nhận nữa.
- Thánh nhân có kén “ăn” không?
- “Ăn” giỏi là đằng khác.
- Giỏi như thế nào?
- Khổng Tử nói: “ở đời, ai chẳng phải ăn uống. Nhưng ăn uống mà phân biệt được mùi vị, biết miếng nào ăn được, miếng nào cần phải kiêng, miếng nào đàng hoàng, miếng nào vụng trộm, miếng nào là miếng vinh, miếng nào là miếng nhục… th́ thiên hạ phỏng có được mấy người.” “Ăn” mà có “lư luận”, có “tư tưởng” kỹ đến thế, tất phải là bậc giỏi “ăn” lắm.
- Vậy thánh nhân có phải là kẻ sĩ không?
- Thánh nhân vừa là kẻ sĩ, vừa không phải kẻ sĩ. Thế tức là khác nhau chứ.
- Khác như thế nào?
- “Chiến quốc sách” có câu: “cứ ba trăm dặm, tất có một kẻ sĩ. Nhưng phải ba trăm đời, mới có được một thánh nhân.” Xem thế th́ biết, ảnh hưởng của kẻ sĩ chỉ được tính trong phạm vi không gian (ba trăm dặm). C̣n ảnh hưởng của thánh nhân th́ phải tính bằng thời gian (ba trăm đời).
- Thế những lúc không có thánh nhân th́ làm thế nào?
- Có thể dùng kẻ sĩ để thay thế. Nhưng phải dùng cẩn thận.
- Cẩn thận như thế nào?
- Chỉ sử dụng trong một thời nhất định, hết thời là loại bỏ ngay, không được kéo dài. Và nhất là chỉ giới hạn trong khoảng ba trăm dặm mà thôi, vượt quá sẽ phản tác dụng.
- Tại sao lại phản tác dụng?
- Vượt quá tất sẽ “đụng” kẻ sĩ khác. Các kẻ sĩ thường không ai phục ai.
- Bậc vua chúa có cái thú làm nhục kẻ sĩ như đối với thánh nhân không?
- Không cần phải có cái thú ấy, cả trong thời trị lẫn thời loạn.
- Thời trị th́ sao?
- Trong thời thịnh trị, bậc vua chúa đôi khi chỉ đùa bỡn với kẻ sĩ mà thôi. Ví dụ giả vờ đẩy ngă xuống hồ chẳng hạn.
- Thế c̣n thời loạn?
- Càng không cần có cái thú ấy. Bởi trong thời loạn, những “kẻ sĩ” đă thường xuyên tự làm nhục ḿnh và làm nhục lẫn nhau rồi.
Hồi năy, nằm một ḿnh trong pḥng, tôi gác tay lên trán hồi nào tôi không hay ! Một cử chỉ rất tầm thường, ở quê tôi - Việt Nam – thiên hạ hay làm như vậy khi suy nghĩ chuyện ǵ hay khi gặp khó khăn ǵ. Và thường th́ cử chỉ "gác tay lên trán" đó lâu lâu có kèm theo tiếng thở dài … làm như để trút ra một cái ǵ đang đè trong lồng ngực.
Nhớ hồi nhỏ, nằm gác tay lên trán là bị người lớn rầy : « Lấy tay xuống ! Làm vậy không nên ! ». Không ai giải thích tại sao không nên, nhưng rồi khi lớn lên, không ai dạy mà tự nhiên cũng biết nằm gác tay lên trán, và cũng không ai dạy mà tự nhiên cũng biết thở dài…
Tôi bỏ xứ đi chui từ cuối 1978. Bao nhiêu năm "trôi sông lạc chợ" ở nhiều nơi, tôi không thấy ai nằm gác tay lên trán hết ! Và tôi cũng quên mất cái cử chỉ tầm thường đó, cho đến hồi năy đây tôi bắt gặp lại "nó" trong lúc nằm một ḿnh trong pḥng. Th́ ra "nó" đă theo tôi đi lưu vong, ẩn ḿnh một cách khiêm nhường trong tiềm thức, để bây giờ "nó" cầm cánh tay tôi gác lên trán, tự nhiên như ngày xưa – ba mươi năm trước – khi tôi chưa rời khỏi quê hương …
Ở đây - ở Pháp - thời tiết đang vào thu. Lá cây chỉ mới lai rai ngả màu vàng chớ chưa rơi rụng vội. Trời c̣n sáng trong, đầy nắng chớ chưa ảm đạm âm u và cũng mới se se lạnh thôi, chỉ cần quấn cái khăn lên cổ là ra đường đủ ấm.
Một chút "tả cảnh" để thấy tôi không bị tù chân tù cẳng trong chung cư như vào mùa đông tháng giá, cái mùa mà một người già "tám bó" như tôi ngày ngày v́ sợ lạnh nên cứ ru rú trong nhà bước qua bước lại trong sáu chục thước vuông hay xem tê-lê để ngủ gà ngủ gật ! Như vậy, th́ đâu có ǵ bắt tôi phải nằm nhà để gác tay lên trán ?
Kể ra, từ ngày tôi vượt biên rồi định cư ở Pháp, chắc nhờ Ông Bà độ nên cuộc đời lưu vong của tôi đă không bị "ba ch́m bảy nổi". Có … lang bang ba tháng đầu đi t́m việc làm, nhờ tiền trợ cấp của nhà nước nên không đến nỗi te tua, mấy đứa con cũng có chỗ ăn chỗ học. Rồi duyên may đưa tôi qua Phi Châu làm việc hết mười mấy năm, khi về hưu ở Pháp th́ con cái đă lập gia đ́nh và "ra riêng" hết. Vợ chồng tôi thâu gọn lại, liệu cơm mà gắp mắm, nên cuộc sống cũng an bày. Lâu lâu chạy lại nhà con giữ cháu nội cháu ngoại, và lâu lâu đi "đổi gió" xa xa gần gần … Tóm lại, cuộc sống về già mà được như vậy là … "có phước rồi c̣n muốn ǵ nữa ?". Vậy mà hồi năy tôi đă nằm gác tay lên trán và lâu lâu lại thở dài …
Hồi sáng, một thằng bạn già gọi điện thoại cho hay vợ chồng thằng A về Việt Nam bị chận lại ở phi trường Tân Sơn Nhứt. Sau đó, "họ" cho bà vợ "nhập khẩu" c̣n ông chồng th́ bị đuổi trở về Pháp, dĩ nhiên là không cho biết lư do ! Ông chồng khuyên vợ cứ vào đi, dẫu là ǵ ǵ đi nữa th́ cũng là quê hương ḿnh mà ! Nghe kể đến đó, tôi tưởng tượng như chính tôi đang đứng ở trong nhà ga phi trường Tân Sơn Nhứt, nh́n qua các khung cửa kiếng thấy quê hương tôi ở ngay bên ngoài, cái quê hương mà ba mươi năm tôi chưa nh́n lại, cái quê hương mà ngay bây giờ, mặc dầu đang đứng bên trong nhà ga, khứu giác của tôi vẫn nghe rơ được mùi …
Ờ … mùi quê hương ! Có mùi bông lài, bông bưởi, bông cau … Có mùi lúa chín, mùi rơm mùi rạ …Rồi mùi đống un, mùi chuồng trâu chuồng ḅ …Rồi mùi bùn non khi nước ṛng bỏ băi … vv. Tôi biết, vợ chồng thằng A - nhỏ hơn tôi gần một con giáp – cũng có gốc "ruộng" như tôi, nghĩa là đă lớn lên ở thôn quê, đă lội bưng lội đồng bắt cá ṃ cua từ thuở nhỏ bị nước phèn đóng lớp vào tay chân nên lúc nào cũng thấy mốc cời ! Tôi chắc chắn vợ chồng nó đứng trong ga phi trường cũng nghe mùi quê hương như tôi đă tưởng tượng. Vợ thằng A - người VN được chánh quyền VN cho phép về quê hương để dời mồ mả ông bà cha mẹ họ hàng ra khỏi đất hương hỏa theo lịnh của nhà nước – nghe lời chồng khuyên "vào đi em" bèn nh́n qua lần cửa kiếng để nhận thấy cái mùi quê hương nó hấp dẫn vô cùng, nó lôi kéo vô cùng, chỉ cần bước có mấy bước là đặt chân vào mảnh đất thân yêu mà ḿnh đă xa cách gần ba mươi năm …
Tôi biết, vợ thằng A là một người dàn bà thật thà trung hậu, chắc thế nào cô ta cũng quay lại nh́n chồng rồi rơi nước mắt lắc đầu.
Đúng như tôi nghĩ, thằng bạn già kể tiếp trong điện thoại : "Hai đứa nó đă về đến Paris hồi sáng, phone từ phi trường Charles de Gaulle cho hay nội vụ và nhấn mạnh rằng tụi nó coi như tụi nó thí cô hồn!" Nói xong, thằng bạn già cười vang khoái trá trước khi nói "au revoir" !
Tôi gác máy, nh́n quanh nhớ lại hôm nay rằm vợ tôi đi làm công quả ở chùa tới tối mới về, tôi bèn vào pḥng nằm đọc báo. Tờ Figaro đầy chữ như vậy mà tôi không làm sao đọc được một hàng ! Trong đầu tôi c̣n vang vang tiếng cười của thằng bạn già và câu nói "thí cô hồn" của vợ chồng thằng A. Tôi buông tờ báo, nghiêng người nh́n ra cửa sổ, nghĩ đến cảnh vợ chồng nó bị "quây" trong phi trường Tân Sơn Nhứt, mà thương ! Ở xứ người, ḿnh vào ra dễ dàng – dĩ nhiên là đừng … mang dao hay mang bom mang súng, cũng đừng mang bạch phiến cần sa ! – c̣n ḿnh về xứ ḿnh, mặc dầu trong thông hành có "Giấy Miễn Thị Thực – Certificate Of Visa Exemption" do Đại Sứ Quán VN tại Pháp cấp, ḿnh vẫn gặp khó khăn trắc trở bất ngờ mà ḿnh không bao giờ được biết lư do ! Vợ chồng A "thí cô hồn" là phải ! Ở đó mà căi à ? Toàn là một lũ cô hồn th́ nói thứ tiếng ǵ cho chúng nó hiểu
Tôi trở ḿnh nh́n lên trần nhà, miên man nghĩ về quê hương, hay nói cho rơ hơn, tôi nhớ về cái làng quê của tôi nằm bên sông Vàm Cỏ. Không biết cái "Chợ Nhỏ" bây giờ c̣n đó hay đă bị "di dời" đi nơi khác, theo … truyền thống đổi đời của cách mạng ? ( Trong làng chỉ có một cái chợ, vậy mà thiên hạ gọi là Chợ Nhỏ, làm như c̣n một cái chợ nào khác lớn hơn vậy ! ) C̣n "Ngă Ba Cây Trôm"’ nằm trên con lộ cái, chỗ có băi đất trống để xe đ̣ tấp vô rước khách, chỗ có cây trôm mà dân trong làng hay đem dao đến chém vào thân cây để lấy mủ đem về pha nước đường uống giải khát giải nhiệt … không biết có nằm trong một "quy hoạch cải cách đô thị có tŕnh độ khoa học cao" của nhà nước ? C̣n cái đ́nh làng, bây giờ đă thành một cơ quan ǵ chưa ? Cái bến cát nằm dài theo ven sông, chỗ mà ngày xưa - thuở nhỏ - tụi tôi kéo nhau một lũ cởi truồng tắm giỡn đùng đùng … bây giờ vẫn c̣n là bến cát hay đă bị chiếm dụng để mấy "ông lớn" xây dinh thự với tường rào kiên cố và nhà thủy tạ có cầu tàu nằm trườn ra sông ngạo nghễ ? Cái ḷ đường trong Xóm Mới, vào mùa mía chạy che ép mía ngày đêm nghe trèo trẹo, nấu đường làm mùi thơm ngọt lịm bay trùm cả xóm … bây giờ c̣n là "Ḷ Đường Ông Út K" hay đă … biến thành "Nhà Máy Đường của Nhà Nước" ? Trường tiểu học mà thời tôi c̣n đi học, ông đốc H cho gắn trên trụ cổng tấm bảng "Cấm Trâu Ḅ Vào Trường" v́ mấy ông chủ ḅ hay thả ḅ vào ăn cỏ dọc hàng rào bông bụp … bây giờ đă thành … cái ǵ rồi ? Và nghĩa địa của làng, thường gọi là "g̣ đồng mả", nằm một bên con đường đất đỏ dẫn vào Xóm Trong, cái g̣ đó - cả trăm năm – là nơi an nghỉ cuối cùng của dân trong làng, không phân biệt lớn nhỏ giàu nghèo … vẫn c̣n đó hay đă nhường chỗ cho những "Công Tŕnh Văn Hóa Phục Vụ Nhân Dân" ?
…Nhớ đến đó, tự nhiên tôi thở dài … Rồi tự nhiên tôi gác tay lên trán … Tôi vẫn nh́n lên trần nhà : trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết. Rồi tôi nghĩ : nếu tôi có trở lại VN, có "được phép" đặt chân lên vùng đất mẹ, chắc chắn tôi sẽ không t́m lại được những h́nh ảnh cũ. Bởi v́ quê hương tôi đă bị "họ" bôi xóa trắng như trần nhà tôi đang nh́n, để thay vào đó một cái ǵ không ra một cái ǵ hết, mang nhăn hiệu "Dân giàu nước mạnh xă hội công bằng dân chủ văn minh", nghe mà … điếc con ráy !
Bây giờ, tôi hiểu tại sao tôi đă nằm gác tay lên trán mà thở dài …
Thật ra tôi không muốn nhắc lại chuyện cũ làm ǵ, v́ đây là chuyện buồn của bạn tôi, nhưng có thể, nó cũng là chuyện của rất nhiều bạn cựu học sinh đang sống trong nước cũng như ngoài nước. V́ vậy tôi viết chuyện nầy chỉ mong các bạn nào trong hoàn cảnh giống như bạn tôi, th́ hăy bỏ lỗi cho tôi khi tôi khơi lại kỷ niệm buồn của các bạn, c̣n các bạn nào may mắn hơn bạn tôi, th́ hăy chia sẻ cái may mắn của ḿnh cho các bạn là những cựu học sinh đang phải sống trong nước, nếu có thể được, bắt đầu từ bây giờ chúng ta tạm gọi bạn tôi là X đi nhé.
X là một học sinh ở một trường trung học Công Lập tỉnh Sóc Trăng. Sức học của X cở hạng trung b́nh (tạm gọi như thế), cả nhà X từ một vùng quê chạy ra tỉnh lỵ, v́ Ba của X là một “Địa Chủ”, nên không thể sống với Việt Minh, cả nhà phải bỏ tất cả ruộng vườn chạy ra tỉnh lỵ, sau đó mở được một tiệm vàng nhỏ ở “Đường Giữa” của tỉnh lỵ Sóc Trăng.
Cả tuổi thơ của X chỉ biết đi học và đi chơi... những tưởng là cuộc đời của X sẽ sáng lạng và trôi dần như thế... Nhưng… ngày 30 tháng 4 năm 1975 đă làm đổi thay tất cả, bạn bè chúng tôi mỗi người một hướng đi riêng theo hoàn cảnh và điều kiện gia đ́nh của mỗi người, và thật oái oăm là chúng tôi không có được sự chọn lựa nào khác, và không thể biết chắc được hướng đi đó là đúng hay sai.
Khoảng năm 2008 tôi gặp lại X tại SG, X già trước tuổi, X ốm rất nhiều. Bên lề đường X lặng lẻ ngồi, với một cái tủ Sửa Đồng Hồ. Tôi thật sự choáng váng khi gặp lại X, nó không c̣n hoạt bát, yêu đời như ngày xưa nữa… thỉnh thoảng tôi ghé chơi với X, hai thằng uống cà phê tâm sự và thăm hỏi bạn bè ngày xưa, X trả lời rất nhát gừng, cặp mắt lúc nào cũng buồn… chắc cuộc sống quá chật vật làm cho X như thế.
Hoàn cảnh tôi th́ cũng sống tạm ổn, nên cũng chẳng giúp được ǵ cho X cả, thỉnh thoảng th́ ghé rủ X uống cà phê. Có một lần chúng tôi đi nhậu chung với K... (K có một đề-bô nước đá ở Sóc Trăng trước 75) trong lúc tṛ chuyện, chợt K nhắc thời vàng son của K và X trước 75; lúc bấy giờ th́ chuyện buồn của X mới được nhắc đến, X nói là nhà K may mắn, giàu nhưng không bị đánh Tư Sản, K cười rồi nói, không lẽ “tụi nó” vô nhà tao kiểm kê rồi chở nước đá, đem vô kho chờ chảy ra nước hết hay sao? X hơi buồn, rồi nói tiếp nhà tao th́ khác, nửa đêm có nhiều người “lăm lăm” súng ống, kêu cửa vô nhà rồi đọc lệnh Kiểm Kê Tài sản. Má tao sợ lắm nên nói “Kiểm Kê th́ kiểm liền đi” v́ để tới sáng, rủi họ giấu súng ống trong nhà, th́ ḿnh lại bị bắt đi Kinh Tế Mới luôn là khổ lắm. Họ không chịu, v́ lệnh trên là như thế, tới sáng th́ X mới biết trong đêm, họ không chịu kiểm kê là v́ chưa t́m đủ người biết chữ, để mà ghi chép cho họ. Bây giờ th́ họ đă t́m được một số Giáo Viên, làm cái chuyện ghi chép cho họ. Lúc đó cả nhà X không được ra khỏi nhà, tới giờ cơm th́ người của họ mang đến cho cả nhà ăn. Chính X là người phải mở từng cái tủ sắt, đem vàng của gia đ́nh ḿnh cho họ kiểm kê.
Sau khi kiểm kê và lấy hết vàng trong tủ sắt của nhà X mang đi, họ mới cho hay, đây là số tài sản ḿnh tự khai (chờ giải quyết sau), c̣n bây giờ họ bắt đầu khám xét nhà, nếu c̣n t́m thấy nữa, th́ sẽ tịch thu liền và ḿnh mang tội “tẩu tán tài sản”.
X nói, Má tao vừa buồn vừa sợ, Má tao không hiểu động từ “bóc lột” là ǵ cả? Lại càng không hiểu danh từ “Tư sản” là ǵ hết? Má tao chỉ biết mấy chục năm nay chạy trốn Việt Minh ra thành sống, làm ăn lương thiện và dành dụm được bao nhiêu tài sản đó, và bây giờ bị CM lấy đi, v́ gia đ́nh tao là Tư Sản là Bóc Lột... Bọn họ ở trong nhà tao bốn ngày, xét đủ chỗ, lật từng cuốn tập t́m vàng lá. Trong nhà ai đi vệ sinh vừa bước ra là họ nhanh chóng bước vào, để bươi móc, t́m kiếm coi ḿnh có giấu ǵ không? Chính những Giáo Viên phải ghi chép dùm cho họ, đă lén rớt nước mắt khi thấy tài sản của gia đ́nh tao bị CM lấy hết và mang đi.
Không t́m thêm được ǵ nữa, bọn họ bỏ đi và kể từ đó nhà X trở thành Vô sản. Tôi tự hỏi rồi không biết nhà X sẽ sống ra sao?
X mỉm cười chua chát và nói, mầy có biết CM là đổi mới không? Người làm ruộng th́ bây giờ làm kinh tế, dân buôn bán th́ bây giờ đi làm ruộng, và đă có không biết bao nhiêu người phải tự tử, v́ cái gọi là “cải tạo tư sản” đó. Và cũng có nhiều người có cơ hội giàu lên, nhờ biết nịnh bợ, nhờ biết luồn lách, cơ hội. X nói: “Tao không muốn nhắc lại quá khứ giàu có của ḿnh, để khoe khoang với mục đích gi cả? V́ sự thật bây giờ tao nghèo khổ.Tao chỉ muốn nói với bạn bè là tao nghèo v́ ai thôi? Tao không ăn chơi quá đà, tao không cờ bạc, rượu chè bê tha, tao nghèo v́ tao bị tước đoạt hết tất cả….”
Nó lại kể tiếp, nhờ bọn vô nhà tao chẳng biết hột xoàn là ǵ cả? Vàng trắng là ǵ cả? Do vậy nó không kiểm kê nên gia đ́nh tao c̣n sót lại một số nữ trang, đang đeo trên người. Sau đó Má tao bán đổ bán tháo, lấy tiền ra mua một số ruộng đất để làm ruộng chăn nuôi, tránh bị đưa đi Kinh tế Mới, và tao tự nhiên biến thành anh nông dân bất đắc dĩ. Đang cầm viết bây giờ phải cầm cuốc và lại bị cái cày, cái bừa cưởi trên vai (tao phải kéo bừa thay cho Trâu)
Sau đổi tiền lần thứ hai, Má tao bán bớt ruộng đất và cho tiền anh tao vượt biên. Sợ bị gạt, nhà tao nhờ người mua tàu và tự tổ chức để vượt biên, nhưng bị bắt lại và anh tao bị kêu án 5 năm tù, với tội tổ chức vượt biên.
V́ phải nuôi anh tao trong tù, phải lo lót cho anh tao bớt lao động khổ sai nên kể từ đó nhà tao sa sút rất nhiều, vừa ra tù anh tao được một số chiến hữu đang sống ở Mỹ, gởi tiền cho, và anh tao vượt biên thành công. Tao phải ở lại VN v́ gia đ́nh tao không c̣n tiền để đi hết cả nhà.. Phải nhường cho anh tao, v́ anh tao là lính VNCH, lại vừa ở tù ra v́ tội tổ chức vượt biên.
Lúc nầy quốc tế đă phân biệt ra đi v́ Chính Trị th́ được định cư, ra đi v́ Kinh Tế th́ trả về VN, Má tao vội vă gởi Biên Bản Kiểm Kê tài sản qua Đảo Bi-Đông cho anh tao. Với hy vọng chứng tỏ anh tao là nạn nhân của CS… v́ bị trả về th́ anh tao chết chắc.
Với sự vận động của một bà mẹ nuôi người Mỹ (số SVSQ sang học tại Mỹ thường có cha mẹ nuôi người Mỹ) anh tao đậu thanh lọc và được định cư tại Mỹ.
Bẵng đi một thời gian... tôi về lại Sóc trăng sinh sống. Năm 2010 tôi gặp lại X trong một lần Họp Mặt Cựu Học Sinh ở SG. Bây giờ X trông thật khỏe khoắn, X hoạt bát hơn, vui vẻ hơn, nó vui mừng thăm hỏi Thầy Cô, nó cụng ly với bạn nầy, bạn kia, có lẽ bạn học cũ làm cho nó ấm áp hơn và nó vui như thế.
Nó chủ động mời gọi những Cựu học sinh trường cũ của nó hăy thường xuyên liện lạc, thăm hỏi động viên nhau trong cuộc sống đầy khó khăn, bon chen nầy. X nói, tao rất vui khi t́m được những người bạn cũ ngày xưa, cuộc sống tinh thần của tao bây giờ rất giàu và ấm áp t́nh bạn đồng môn cũ. Chính nhờ những động viên an ủi của những bạn bè, tao gần như quên hết chuyện đau buồn ngày trước, tao có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, đầy dẫy ở xă hội nầy.
X nhắc với tôi từng kỷ niệm vui buồn, thời c̣n đi học, nó kể chuyện bây giờ bạn nầy ra sao… bạn kia thế nào? Nó khoe là càng đi sâu t́m hiểu, cùng nhau sinh hoạt với các nhóm CHS trường cũ từ trong lẫn ng̣ai nước, ḿnh sẽ học hỏi được nhiều cái hay, cũng như phải nể phục những bạn bè thành đạt của ḿnh, cũng như an ủi cổ vơ những bạn kém may mắn khác..
X nói rất say mê, khi nhắc đến nhiệt huyết của anh THD, chị LHY hoặc của PTA hay những CHS đàn em NHN…HQL….LHM, những anh chị em nầy, dù hiện nay cho dù ở đâu hay sống ra sao nhưng lúc nào cũng dành thời gian để hướng về mái trường xưa yêu dấu. Ở những anh chị bạn bè nầy tao cảm thấy ấm áp, v́ các anh chị luôn mở rộng ṿng tay tương thân tương ái trong t́nh Đồng Môn ngày cũ.
Thế là tôi cũng cảm thấy an tâm khi X đă t́m được một chỗ dựa tinh thần, bạn tôi đă sống vui trong Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh bốn phương trời!
Giữa năm 2011 tôi lại gặp X ở một đám tiệc nhà một người bạn, lần nầy lại thấy ánh mắt của X lại buồn, lời lẽ lúc th́ nhát gừng, lúc th́ cay cú. Khách trong tiệc dần dần ra về, trong bàn chỉ c̣n một nhóm bạn đồng môn với nhau; tôi hỏi thăm X có chuyện ǵ mà buồn và cay cú vậy? Với ánh mắt buồn, giọng X trầm xuống (tôi cảm nhận như X vừa khóc vừa kể) X nói, tao rất buồn khi vừa gặp thằng em bà con là VK về chơi. Thằng em nầy ngày trước gia đ́nh nó ở An Thạnh 2 Long Phú, gần cửa biển, nên nhà nó thường tổ chức đưa người đi vượt biên để lấy vàng, và gia đ́nh nó cũng giàu lên nhờ nghề mới nầy ….
Nghe nhiều người nói về cuộc sống sung sướng ở nước ngoài, thằng em nầy tưởng là rất dễ kiếm tiền ở nước ngoài, nên trong một chuyến đưa người đi vượt biên, nó cũng đi luôn. X nói tiếp, trước năm 75 nhà em tao được gọi là vùng giải phóng, nó cũng chả biết chính trị là ǵ? Nó cũng không biết Tư Bản là ǵ, XHCN là ǵ, vậy mà bây giờ về đây, lại bày đặt ra vẻ phân biệt dạy đời với X... Thằng nầy nói, trước khi về nước bên ấy dặn nó cẩn thận khi thăm bạn bè, gịng họ ở VN, v́ những người c̣n ở VN đa số là thân CS.
X bực quá, liền nói không có CS vô th́ suốt đời mầy không biết Phô-Mai là ǵ, mầy cũng chẳng biết đi xe hơi hay máy bay ǵ cả, vậy giữa tao và mầy thằng nào thích CS hơn? Tao có những thằng bạn là Phế Binh, là Sĩ Quan VNCH, bạn tao cũng có nhiều thằng đă nằm xuống vĩnh viễn, và tao là nạn nhân của một cuộc chiến giữa hai chủ nghĩa c̣n đang phải sống ở VN. Tụi tao cũng muốn t́m chỗ sống phù hợp với ḿnh vậy, nhưng không có điều kiện hoặc thiếu may mắn hơn mầy và bạn bè mầy. Tao chỉ muốn mầy và các bạn mầy, hăy thay đổi cách nh́n đối với tụi tao, v́ tụi tao cũng chịu nhiều đau thương mất mát khi c̣n ở lại đây… những khi bực tức tụi tao chỉ dám nói với cái cột đèn mà thôi, tụi mầy muốn nói là nói, c̣n tụi tao th́ phải câm miệng để được yên thân.
Thế là X thề chẳng thèm nh́n mặt thằng em bà con nầy nữa, cá nhân tôi th́ nhận xét có thể X hơi quá bực tức, khi chính thằng em ḿnh lại đánh giá X và bạn bè của X đang c̣n sống trong nước một cách thiển cận, hoặc có nhiều định kiến là người trong nước đă bị nhồi sọ, nên X mới có hành động và lời lẽ hơi thái quá với em ḿnh chăng?!
Thế là tôi lại phải khuyên nhủ X tôi mượn câu nói của một người bạn cũng là một cựu đồng môn đang sống ở Mỹ đại khái như sau: chúng ta hăy đến với nhau v́ chúng ta cùng một huyết thống hay chúng ta hăy đến với nhau v́ chúng ta là những người bạn. Trong cuộc sống không tránh khỏi những dị biệt và những hiểu lầm nho nhỏ, tại sao trong cùng một dị biệt một hiểu lầm, chúng ta hăy thử thay đổi góc nh́n, chúng ta hăy thử thả vào suy nghĩ của ḿnh một chút rộng lượng, một chút tha thứ nếu người thân hay bạn bè ḿnh sai sót dù là khách quan hay hơi chủ quan một chút
Biết đâu chúng ta lại t́m được sự đồng cảm, rồi chúng ta sẽ có những giây phút thư giăn, vui chơi ở thời gian c̣n lại. Chúng ta hăy tự tạo và vun đắp cho ḿnh, người thân ḿnh, bạn bè của ḿnh một khoảng không gian, mà trong đó tràn đầy t́nh nhân ái.. không có chiến tranh, không có đấu đá, và không phân biệt ǵ cả. Và tôi cũng như những người đang sống ở đây, lại phải giấu ḿnh khi viết những tâm sự nầy; theo thiển ư của tôi, đây cũng là tâm sự của nhiều cựu học sinh trường cũ của tôi trong nước, do đó tôi mạn phép ghi tên tác giả là “Kẻ Ở Lại” cho yên thân…
Cuộc sống vốn dĩ không bao giờ cho phép con người được đi theo một đường thẳng cố định, cuộc sống là con đường ṿng vèo, lên xuống buộc chúng ta phải vượt qua để có thể đi được đến đích, hạnh phúc trong tâm hồn và an lạc trong cuộc sống. Những thứ ṿng vèo lên xuống kia đôi khi là do tự bản thân ḿnh mà ra, hoặc lại do những tiếng điều mà ngoại nhân mang đến.
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện với vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
- Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn trả lời:
- Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tả như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét v́ đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét v́ ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. C̣n hạ thần đâu phải một người vẹn toàn th́ làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích. Cho nên ngu thần trộm nghĩ: Đối với tiếng thị phi trong thế gian nên b́nh tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi th́ quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi th́ con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi th́ gia đ́nh ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc c̣n hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu. Đáng để cho chúng ta phải suy ngẫm.
P/s. Cuộc sống vốn dĩ không bao giờ cho phép con người được đi theo một đường thẳng cố đinh, cuộc sống là con đường ṿng vèo, lên xuống buộc chúng ta phải vượt qua để có thể đi được đến đích, hạnh phúc trong tâm hồn và an lạc trong cuộc sống. Những thứ ṿng vèo lên xuống kia đôi khi là do tự bản thân ḿnh mà ra, hoặc lại do những tiếng điều mà ngoại nhân mang đến.
Nếu ở tự bản thân ḿnh th́ có thể nắn lại để tiếp tục đi nhưng những thứ do người ngoài đưa lại, dù vô t́nh hay cố t́nh, dù một người nói hay nhiều người đồn th́ nó cũng không khác ǵ nọc độc của rắn rết, bén sắc tựa gươm đao, nó có thể giết người không thấy máu. Và thứ chùng ch́nh kia của đời nhiều khi bỗng chốc biến thành ngơ cụt với người mà không thể t́m thấy đường ra.
Lời thị phi – nó nguy hiểm và đáng sợ là thế đấy sao vẫn cứ như nọc độc lây lan mà năm này qua năm khác, tháng nọ qua tháng kia nó vẫn cứ măi tiếp diễn không thôi.
Sống trên đời ai cũng gặp phải những lời thị phi, không ai là tránh khỏi. “Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương” th́ thử hỏi người phàm nhân như chúng ta th́ làm sao tránh? Chỉ mong rằng con người ta được sinh ra trong cuộc sống này, có quyền được nói, được nghĩ và được phán xét về người khác th́ hăy suy ngẫm cho kỹ thứ ḿnh đang nói ra ngoài đời có phải là nọc độc hay là gươm mác đối với người khác hay không và hăy thử đặt ḿnh vào họ th́ sẽ như thế nào? Sống là để nh́n đời, để ngẫm ḿnh chứ không phải là để biến những lời ḿnh nói thành nọc độc với người. Qua cuộc đối thoại trên giữa Vua và vị Hạ thần đáng để cho chúng ta suy ngẫm biết dường nào?
Tại Sao Khó Có Thể Tự Hào Là Người Việt Nam ? - GS Nguyễn Văn Tuấn
Đề tài này có thể rất tế nhị. Nếu là người Việt mà nói "tôi không tự hào là người Việt" th́ chắc chắn sẽ bị "ném đá" như Hồi giáo ném đá những người ngoại t́nh. Một cuốn sách có tựa đề là "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đă bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm ḷng rất nhiều người như thế nào. Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí th́ thấy h́nh như hàm lượng tri thức không cao (1). Đọc qua bài tường thuật một hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu chung chung. Vậy chúng ta có lí do ǵ để tự hào là người Việt Nam? Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lư do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một "devil advocate" về đề tài này.
Điều ǵ làm cho người ta tự hào là thành viên của một cộng đồng dân tộc? Nói đến tự hào dân tộc, có lẽ người Nhật có ḷng tự hào cao nhất nh́ thế giới. Năm 2008, kết quả điều tra xă hội ở Nhật cho thấy 93% người Nhật tự hào là người Nhật (2), và tỉ lệ này cao hơn Mĩ (85%). Con số này ở Nhật năm 1986 là 91%. Khi được hỏi điều ǵ làm cho họ tự hào là người Nhật th́ 72% trả lời là yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hoá, 43% trả lời là phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, 28% chọn sự ổn định xă hội và an toàn, và 28% khác chọn đặc tính dân tộc làm cho họ tự hào. Người Nhật quá tự hào đến nỗi họ không nhận trợ giúp trong cơn băo Fukushima.
Riêng tôi muốn bổ sung những yếu tố trên và nghĩ đến 6 yếu tố sau đây: truyền thống và văn hoá, kinh tế, giáo dục & khoa học, xă hội ổn định, phong cảnh thiên nhiên, và trách nhiệm với cộng đồng thế giới. Phải nói ngay rằng xét đến 6 yếu tố này th́ chúng ta rất khó mà tự hào là người Việt.
Truyền thống và văn hoá nghèo nàn & thiếu bản sắc tích cực
Thật khó chỉ ra một nét văn hoá đặc thù nào mang tính Việt Nam. Hỏi một người Việt Nam b́nh thường chỉ ra một nét văn hoá định h́nh Việt Nam, chắc chắn người đó sẽ lúng túng. Điều này dễ hiểu v́ chúng ta khởi đầu từ một nền văn minh nông nghiệp (lúa nước) nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Tàu cả ngàn năm. Hệ quả của sự ảnh hưởng đó để lại cho VN những đặc điểm mà chúng ta đều có thể nhận ra như tính vọng ngoại, chuộng bạo lực, tính vị kỉ, tính khoa trương bề ngoài và thiếu thực chất bên trong, v.v. Một nhà văn hoá xuất sắc là Đào Duy Anh từng nhận xét về người Việt Nam (trong "Việt Nam văn hoá sử cương") như sau:
"Về trí tuệ th́ người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít thấy có người trí tuệ lỗi lạc phi thường; sức kư ức th́ phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, thích văn chương phù hoa hơn là thực học; Năo tưởng tượng thường bị năo thực tiễn ḥa hoăn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm; Sức làm việc khó nhọc, nhất là người ở miền Bắc, th́ ít dân tộc b́ kịp; Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục; Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng; Hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa thích hư danh; Thích chơi bời cờ bạc; Năo sáng tác th́ ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung ḥa th́ rất tài; Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có năo tinh vặt, hay bài bác chế nhạo".
Nói tóm lại những đặc tính về người Việt trên đây chẳng làm cho chúng ta tự hào. Những nét văn hoá đó càng lộ ra khi người Việt bắt đầu hội nhập quốc tế hay định cư ở nước ngoài. Chúng ta đă từng đọc và nghe những câu chuyện người Việt ăn cắp trong các siêu thị ở Nhật, Singapore, Úc, v.v. Chúng ta cũng từng nghe biết người Việt hám ăn và phung phí ra sao. Nhiều người biện minh rằng đó chỉ là số ít và chỉ tập trung vào một nhóm người ít học. Nhưng biện minh đó không thuyết phục, khi chúng ta biết rằng những người Việt ăn cắp ở nước ngoài là những người có học, là quan chức đang làm việc trong cơ quan công quyền, thậm chí đang hành nghề giảng dạy về đạo đức sống! Chúng ta cũng biết rằng sự hám ăn của người Việt nổi tiếng đến nỗi nhà hàng Thái Lan và Nhật phải để những tấm biển viết bằng tiếng Việt cảnh cáo. Phải nh́n nhận những thực tế đó, chứ không nên trốn tránh.
Ngay cả người Việt định cư ở nước ngoài cả vài chục năm vẫn giữ những bản sắc chẳng có ǵ đáng tự hào. Ở Úc, người Việt là một sắc dân có nhiều thanh thiếu niên ngồi tù. Cộng đồng người Việt ở Mĩ được xem là khá thành công, nhưng thực tế vẫn cho thấy đó là một cộng đồng nghèo và họ thường sống co cụm với nhau và thiếu khả năng hội nhập như cộng đồng người Nhật, Phi Luật Tân hay Hàn Quốc. V́ sống co cụm với nhau nên chúng ta dễ thấy bản sắc văn hoá của người Việt được duy tŕ như thế nào. Hăy đến những khu thương mại của người Việt ở Sydney, chúng ta dễ dàng thấy đó là những khu tấp nập buôn bán, nhưng nh́n kĩ th́ sẽ thấy sự dơ bẩn, ồn ào, mất trật tự, và chen chúc chật hẹp. Nh́n kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy hàng quán người Việt chỉ là ăn uống chứ không có những sinh hoạt mang tính văn hoá nào cả.
Về chính trị, VN cũng chẳng có ǵ đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đă hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đă khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm ǵ và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xă hội!
Người Úc tự hào v́ họ có nền chính trị dân chủ, mà trong đó người dân có tự do thực hiện hoài bảo của ḿnh, và chính phủ không lên lớp dạy bảo người dân phải làm ǵ hay làm ra sao. Người Mĩ tự hào v́ họ có một nền dân chủ ổn định và hào hiệp giúp đỡ nhiều nước khác trên thế giới. Người Việt chúng ta khó mà tự hào như người Úc hay người Mĩ về tiêu chí chính trị.
Nhiều người Việt Nam rất tự hào rằng VN đă đánh thắng các đế quốc sừng sỏ nhất như Tàu, Pháp, và Mĩ. Chiến tranh là giải pháp của người thích cơ bắp chứ đâu phải là biện pháp của người thông minh. Vả lại, chiến tranh nhân danh chủ nghĩa và đánh thuê hay đánh dùm cho kẻ khác th́ càng chẳng có ǵ để tự hào. Nhưng để thắng Pháp, thắng Mĩ, th́ hàng triệu người Việt phải hi sinh, và đất nước nghèo mạt cho đến ngày hôm nay. Đằng sau những cái vinh quang chiến thắng là biết bao sai lầm và tội các đă bị che dấu. Người Thái Lan tự hào v́ họ tránh được chiến tranh và giữ được hoà b́nh. Người Nhật chấp nhận đầu hàng trong cuộc chiến quân sự nhưng lại thắng trên trận chiến kinh tế, và họ tự hào điều đó. Tôi nghĩ nếu VN tránh được chiến tranh mới là điều đáng tự hào, chứ chiến tranh –- bất kể thắng hay thua –- th́ chẳng có ǵ đáng tự hào. Làm người hùng vài phút để sau này mang tật suốt đời và rách nát th́ rất khó xem đó là niềm tự hào.
Thất bại về kinh tế
Cho đến nay, dù chiến tranh đă kết thúc gần 40 năm, VN vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. VN không có bất cứ một tập đoàn kinh tế nào làm ăn thành công; tất cả những "VINA" hoặc là đă thất bại thê thảm, hoặc đang trong t́nh trạng thoi thóp. Nói đến Hàn Quốc người ta nghĩ đến Samsung, Kia, Hyundai; nói đến Nhật người ta nghĩ đến Toyota, Honda, Mazda, Sony, Panasonic, Toshiba và vô số các thương hiệu khác; c̣n nói đến VN chúng ta không có bất cứ một thương hiệu nào trên thế giới. Đến một cây kim, vít ốc, VN vẫn chưa sản xuất đạt chất lượng.
Trước 1975 ở miền Bắc cuộc Cải cách ruộng đất đă để lại nhiều "di sản" tiêu cực cho nền kinh tế nông nghiệp. Trước 1975, có thể nói kinh tế miền Bắc không đáng kể, trong khi kinh tế miền Nam phát triển khá, tuy chưa bằng Hàn Quốc nhưng cũng tương đương hay xấp xỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng sau 1975, với chính sách cải tạo công thương và hợp tác xă nông nghiệp đă dẫn đến t́nh trạng suy sụp kinh tế, sản lượng nông nghiệp suy giảm thê thảm, và đời sống người dân vô cùng khốn khó một thời gian dài. Gần đây, một loạt tạp đoàn kinh tế bị sụp đỗ đă gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế nước nhà. Ngay cả hiện nay, mỗi năm có gần 50 ngàn doanh nghiệp đóng cửa. Có thể nói không ngoa rằng trong suốt 70 năm qua, kinh tế VN đi từ thất bại này đến thất bại khác.
Bất cứ so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng cần phải nhắc lại yếu tố thời gian rằng nước Nhật chỉ cần 20 năm là đạt được tŕnh độ phát triển của các nước Âu Mĩ, Hàn Quốc cũng chỉ mất 20 năm để vươn ḿnh thành một quốc gia tiên tiến, và gần nhất là Singapore cũng chỉ mất khoảng thời gian đó đến đưa thu nhập b́nh quân đầu người lên con số 55182 USD. C̣n ở VN, thu nhập đầu người đến nay vẫn chưa đạt con số 2000 USD.
VN cơ bản vẫn là một nước nghèo. Theo World Bank, tỉ lệ nghèo ở VN tuy có cản tiến, nhưng vẫn ở mức ~21%. Ấy thế mà chính quyền VN th́ tuyên bố rằng tỉ lệ nghèo chỉ 7%! Cái nghèo ở VN phải nói thật là thê thảm. Báo chí hôm qua mới đưa tin một em bé học sinh v́ quá đói nên đă chết trên đường từ trường về nhà. Trước đó, một bà mẹ và 3 con đă vào rừng treo cổ tự tử v́ nghèo đói. Ở miền Tây Nam bộ, một bà mẹ tự tử chết để người đi phúng điếu và lấy tiền đó nuôi con ăn học. Chưa bao giờ trong lịch sử VN có những trường hợp thương tâm như thế. Trong khi đó, có những đại gia bỏ ra hàng tỉ đồng để xây nhà cho chó mèo ở, có những người "đày tớ của nhân dân" sẵn tay vung tiền xây lâu đài, biệt thự cá nhân. Người Việt nào có thể nào tự hào khi đất nước có quá nhiều người nghèo như thế?
Giáo dục và khoa học làng nhàng
Những con số thống kê cho thấy người Việt Nam thiếu tính sáng tạo. Số bằng sáng chế đăng kí mỗi năm chỉ đếm đầu ngón tay và cũng chủ yếu do các công ti nước ngoài làm. Có năm VN chẳng có bằng sáng chế nào được đăng kí với nước ngoài. Số bài báo khoa học của VN trên các tập san ISI hiện nay chỉ khoảng 2000, chưa bằng số bài báo của một đại học lớn ở Singapore, Mă Lai, Thái Lan. Phần lớn (~80%) những bài báo khoa học của VN là do các nhà khoa học nước ngoài chủ tŕ hay giúp đỡ.
Người VN thường hay tự hào rằng VN có những người thợ khéo tay. Nhưng trong thực tế th́ không phải vậy. Sự tinh xảo của người Việt chúng ta rất kém. Một người Pháp tên là Henri Oger (3) từng nhận xét về người Việt vào đầu thế kỉ 20 như sau:
"Thợ thủ công An Nam cũng bị nhận xét là kĩ thuật sơ sài, không được giảng dạy đầy đủ về nghề nghiệp, thiếu sáng tạo, không có những phẩm chất đă khiến cho người thợ ở châu Âu trở thành nghệ sĩ."
Làm ẩu. Kĩ thuật sơ sài. Thiếu huấn luyện. Thiếu sáng tạo. Tất cả những nhận xét đó đều đúng. Không khó khăn ǵ để có thể đi t́m những bằng chứng thực tế làm cơ sở cho những nhận xét đó. Gần đây khi công ti thời trang Hermes muốn làm một cái cổng cho cửa hàng ở Hà Nội mà hết 5 đợt thợ VN làm đều không đạt, và cuối cùng họ phải nhờ đến một nhóm thợ từ Pháp sang để làm. Tôi đi qua cây cầu Nhơn Hội nh́n từ xa rất hoành tráng ở Qui Nhơn, nhưng đi trên cầu mới thấy họ làm rất ẩu, thô, và có khi nguy hiểm. Ngay cả cây cầu Rạch Miễu mới rầm rộ khánh thành cũng có nhiều vấn đề kĩ thuật, và cũng rất thô. Nh́n gần những tấm h́nh kí giả chụp trên cầu Rạch Miễu mới thấy cách làm của ta rất ... hỡi ôi. H́nh như người ḿnh không có thói quen xem xét đến chi tiết, mà chỉ làm chung chung hay làm cho có mà thôi. Nhiều công tŕnh của Việt Nam chỉ làm h́nh như nhằm mục tiêu khoe là “ta làm được”, rồi dừng ở đó, chứ không đi xa hơn. Thật ra, ngay cả “ta làm được” cũng không hẳn là làm được. Điều này rất tương phản với người Tây phương, những người mà khi làm cái ǵ họ cũng tính toán cẩn thận, xem xét từng chi tiết nhỏ, đánh giá lợi và hại một cách khách quan, v.v., cho nên khi công tŕnh hoàn tất nó thường có chất lượng cao và lâu bền.
Việt Nam ta nổi tiếng làm gia công quần áo cho các công ti Tây phương. Quần áo họ gia công đẹp, và khi ra ngoài này, thường bán với giá rất cao. Nhưng c̣n hàng trong nước cũng do những công ti gia công đó làm với nhăn hiệu “chất lượng cao” th́ sao? Nói ngắn gọn là chất lượng thấp th́ đúng hơn. Họ cũng bắt chước may những cái cáo sơ mi hiệu Polo, Nautica, Tommy Hilfiger, v.v., nhưng nh́n kĩ th́ họ bắt chước rất kém. Chỉ nh́n qua đường chỉ là thấy họ làm ẩu. Nh́n qua cách họ làm logo cũng dễ dàng thấy đây là đồ dỏm, bắt chước. Người Tàu cũng làm hàng nhái, nhưng họ nhái giỏi hơn người Việt. Hàng nhái của Tàu lợi hại đến nổi chúng ta khó nhận ra thật và giả. C̣n hàng nhái của Việt Nam th́ c̣n quá kém. Làm hàng nhái mà c̣n làm không xong th́ chúng ta khó mà nói đến chuyện lớn được.
Do đó, có thể nói rằng người Việt thiếu tính sáng tạo, không tinh xảo và không khéo tay. Chẳng có ǵ đáng tự hào về giáo dục và khoa học. Có người lấy những tấm huy chương Olympic ra để tự hào rằng người Việt cũng thông minh chẳng kém ai, nhưng họ quên rằng đó chỉ là những con "gà chọi" chứ không hề đại diện cho đám đông dân số VN. Lại có người thấy người Việt thành công ở nước ngoài và nhận bừa đó là minh chứng cho sự thông minh của người Việt, nhưng họ quên rằng những người đó do nước ngoài đào tạo, chứ chẳng dính dáng ǵ đến VN. Kiểu "thấy người sang bắt quàng làm họ" như thế và kiểu lấy những tấm huy chương đó để tự hào là một sự ấu trĩ.
Xă hội bất an
Sẽ không quá đáng nếu nói rằng VN ngày nay là một xă hội bất an. Ở trên, tôi có nói người Việt chuộng bạo lực, và sự "ưa chuộng" đó thể hiện rất rơ trong thời b́nh. Tôi không rơ thống kê về tội phạm ở VN so với các nước khác ra sao (v́ VN không công bố tỉ lệ này), nhưng vài số liệu gần đây cho thấy t́nh h́nh tội phạm càng ngày càng gia tăng. Trong thời gian 1992-1994, mỗi năm trung b́nh có 26344 vụ án h́nh sự được đưa ra xét xử ở toà; đến năm 2006-2008 th́ con số này là 65761 vụ (4), một tỉ lệ tăng gần 2.5 lần!
Đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm giết người. Mỗi năm số vụ tội phạm giết người là hơn 1000 vụ và đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nh́n cũng có thể dẫn đến cái chết! Vẫn theo thống kê, trong các vụ án giết người, giết người do nguyên nhân xă hội chiếm 90%, phần c̣n lại là chiếm đoạt tài sản (10%).
Một trong những tội phạm đang kinh tởm nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em, và VN đứng khá cao trong loại tội phạm này. Số liệu thống kê từ năm 1998 đến 2006 cho thấy lực lượng chức năng đă phát hiện khoảng 5000 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán!
Chưa hết, tội phạm cưỡng hiếp phụ nữ ở Việt Nam cũng có hạng trên thế giới. Theo một thống kê gần đây, VN ở hạng thứ 9 về tỉ lệ tội phạm và nạn nhân bị cưỡng hiếp thấp (5). Singapore đứng đầu bảng về an toàn cho phụ nữ. Việt Nam là nước t́m kiếm "sex" trên Google nhiều nhất thế giới (6). Thử hỏi, chúng ta có thể tự hào với thứ hạng như thế?
Đó là chưa kể một loại buôn bán phụ nữ khác được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương ḿnh bị đem ra rao bán như thế. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy đồi về đạo đức xă hội.
Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết v́ sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đă và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà c̣n ở du khách. Năm 2013 cả nước xảy ra 31,266 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9805 người và bị thương 32,266 người (7). Con số này tăng hàng năm. Số tử vong v́ tai nạn giao thông thậm chí c̣n cao hơn số tử vong trong thời chiến!
Phong cảnh thiên nhiên và môi trường xuống cấp trầm trọng
Một trong những yếu tố làm cho người Nhật tự hào và người Úc cảm thấy may mắn là đất nước của họ có môi trường sạch sẽ và cảnh quang thiên nhiên xinh đẹp. C̣n Việt Nam, khách quan mà nói không có những cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ như Mĩ hay Úc, không có một môi trường xanh tươi và vệ sinh như Nhật. Ngoài ra, điều kiện khí hậu nhiệt đới rất khắc nghiệt, làm cho con người dễ bị mệt và đển buổi trưa th́ uể oải, và ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Với sức ép của sự tăng trưởng dân số, môi sinh đang bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu chỉ tính những con sông dài hơn 10 km, VN có gần 2400 con sống, và đó là một tài sản quốc gia, một nguồn tài nguyên rất lớn. Nhưng hiện nay, phần lớn những con sông đó đang chết. Hầu hết những con sông chảy qua thành thị đều bị ô nhiễm nặng nề. C̣n những con sông nhỏ ở vùng quê đang trở thành những thùng rác khổng lồ. Tất cả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người dân. T́nh trạng ô nhiễm này đă tồn tại hơn 20 năm, thậm chí lâu hơn nữa, nhưng cho đến nay chính quyền vẫn chưa thấy có biện pháp ǵ để giải quyết.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.